QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố nội sinh đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành lần lượt qua các bước như sau:  Bước 1: Thu thập dữ liệu

Dữ liệu về thu nhập lãi, chi phí lãi, tổng tài sản, dự phòng rủi ro cho vay, tổng dư nợ cho vay khách hàng, chi phí hoạt động… được lấy từ các báo cáo tài chính như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính đã được kiểm toán

của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014 tại thời điểm 31/12 của các năm. Dữ liệu được cung cấp bởi công ty chuyên thu thập và phân tích dữ liệu tài chính StoxPlus ở Việt Nam.

Tác giả đã nêu ra khái niệm của các chỉ tiêu như thu nhập lãi, chi phí lãi, chi phí ngoài lãi, chi phí hoạt động… để công ty StoxPlus thu thập và tổng hợp dữ liệu theo đúng yêu cầu của tác giả nhằm phản ánh đúng bản chất và giá trị các chỉ tiêu mà tác giả cần. Từ đó, tác giả tiến hành tính toán các biến nghiên cứu từ dữ liệu được cung cấp.

 Bước 2: Đo lường các biến nghiên cứu

Dựa trên các lý thuyết liên quan đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam, có 7 nhân tố được đưa vào để xem xét mối quan hệ của chúng với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam như sau:

Bảng 2.1. Đo lường các biến nghiên cứu.

Biến Đo lường Nghiên cứu trước Phụ thuộc

NIM (Thu nhập lãi – Chi phí lãi) / Tổng tài sản

Golin (2001); McShane và Sharpe (1985) [18] [29]

Độc lập

CR

Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng / Tổng dư nợ cho vay khách hàng

Fungacova & Poghosyan (2011); Hamadi & Awdeh (2012) [20] [30]

MRV Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản

McShane và Sharpe (1985); Maudos và Fernandez de Guevara (2004) [26] [29]

IP (Chi phí ngoài lãi – Thu nhập ngoài lãi) / Tổng tài sản

Ho và Saunders (1981); Angbazo (1997); Saunders và Schumacher (2000); Maudos và Fernandez de Guevara (2004) [8] [22] [26] [34]

MQU Tổng chi phí hoạt động / Tổng thu nhập hoạt động

Angbazo (1997); Maudos và Fernandez de Guevara (2004) [8] [26]

MPO

Tổng tài sản của ngân hàng / Tổng tài sản của toàn bộ các ngân hàng thương mại Việt Nam

Mc và Sharpe (1995); Maudos và Guevara (2004); Williams (2007) [26] [29] [36]

SIZE Logarit của tổng dư nợ cho vay khách hàng

Maudos và Guevara (2004); Maudos và Solis (2009); Vardar và Okan (2010) [12] [26] [27] FO Vốn đầu tư nước ngoài / Vốn

chủ sở hữu

Rudra & Ghost (2004); Tigran Poghosyan (2010) [30] [33] Số liệu dùng để tính các chỉ tiêu trên là số liệu mang tính thời điểm, được lấy tại thời điểm 31/12 của các năm.

 Bước 3: Phân tích thống kê mô tả.

Phân tích thống kê mô tả là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, tính toán, trình bày và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Bảng phân tích thống kê mô tả thể hiện những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của mẫu dữ liệu thu thập được và số mẫu quan sát được sử dụng trong nghiên cứu.

 Bước 4: Phân tích tương quan.

Phân tích tương quan sẽ được thực hiện trước khi phân tích hồi quy. Mục đích của việc phân tích tương quan là đo lường mức độ quan hệ tuyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Hệ số tương quan dương cho biết biến độc lập và biến phụ thuộc có quan hệ cùng chiều và âm thì ngược lại. Ngoài ra có thể nhận diện đa cộng tuyến khi biến độc lập và biến phụ thuộc có tương quan mạnh với nhau. Nếu giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan lớn hơn 0.8 thì sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Brayman và Cramer, 2001) [10].

 Bước 5: Ước lượng mô hình. -Mô hình hồi quy:

+ Mô hình hồi quy tuyến tính thông thường (Pooled - OLS). + Mô hình ảnh hưởng cố định (FEM).

-Sử dụng lỗi chuẩn robust (robust standard errors) và ước lượng lỗi chuẩn theo cụm mỗi ngân hàng (bank-level clustered standard errors).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố nội sinh đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 39)