CÁC ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố nội sinh đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.3. CÁC ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

4.3.1. Các đóng góp của đề tài

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các ngân hàng thương mại. Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên giúp các nhà quản trị ngân hàng đánh giá tốt hơn các loại tài sản, đánh giá nguồn vốn nào có chi phí thấp nhất để tạo ra lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Theo các học thuyết có liên quan đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam và trên thế giới, có 7 nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam được đưa vào mô hình là rủi ro tín dụng, mức ngại rủi ro, chi phí trả lãi ngầm, chất lượng quản lý, vị thế ngân hàng, quy mô hoạt động cho vay và sở hữu nước ngoài. Để xác định lại các yếu tố trên có thực sự ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam hay không, bài nghiên cứu đã thu thập dữ liệu của tất cả các NHTM Việt Nam tính tại thời điểm 31/12 của mỗi năm trong giai đoạn 2005 – 2014 để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố nội sinh đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả của bài nghiên cứu có những đóng góp sau:

- Xác định được tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại bằng mô hình thực nghiệm tại Việt Nam giai đoạn 2005-2014.

- Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Nghiên cứu đã ứng dụng mô hình hồi quy Pooled-OLS và mô hình ảnh hưởng cố định - FEM với dữ liệu bảng để nghiên cứu tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại.

- Từ hàm ý kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

4.3.2. Hạn chế của đề tài

Ngoài những đóng góp mà nghiên cứu đạt được, bên cạnh có nghiên cứu cũng có những hạn chế như sau:

- Nghiên cứu chỉ tập trung vào các nhân tố nội sinh ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Ngoài ra còn có các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên nhưng chưa được đề cập trong bài như: năng lực của nhà quản trị, quy mô hội đồng quản trị, GDP, lạm phát…

- Mẫu nghiên cứu chỉ xem xét trong phạm vi các ngân hàng thương mại Việt Nam. Vì vậy, trong tương lai tác giả có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngành khác.

- Số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính của các NHTM. Tuy nhiên các báo cáo này có thể chưa phản ánh hết được các thông tin của ngân hàng. Vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như sự minh bạch thông tin, các phương pháp kế toán khác nhau…dẫn đến số liệu chưa phản ánh được hết thực tế, ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu thực tế so với kỳ vọng nghiên cứu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương này tác giả đã thảo luận kết quả nghiên cứu về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và các nhân tố nội sinh ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại. Từ đó, rút ra được những hàm ý và đưa ra những khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, đối với ngân hàng Nhà nước và đối với các nhà đầu tư nhằm tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu ra được những đóng góp và hạn chế của đề tài nghiên cứu.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đã hệ thống hóa được các lý luận cơ bản về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn trước đây, xây dựng mô hình nghiên cứu và xác định các nhân tố nội sinh ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014. Nghiên cứa lựa chọn mô hình ảnh hưởng cố định - FEM để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro tín dụng, mức ngại rủi ro, chi phí trả lãi ngầm, chất lượng quản lý, vị thế ngân hàng, quy mô hoạt động cho vay và sở hữu nước ngoài đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian 2005 - 2014. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các nhân tố mức ngại rủi ro, chi phí trả lãi ngầm, quy mô hoạt động cho vay có mối quan hệ tỉ lệ thuận với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, trong khi chất lượng quản lý tác động tỉ lệ nghịch đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhân tố rủi ro tín dụng và sở hữu nước ngoài không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Nghiên cứu đã góp phần giải thích rõ hơn về các nhân tố nội sinh ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại. Cuối cùng, tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị từ hàm ý của kết quả nghiên cứu để giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1) Phạm Hoàng Ân, Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013), “Tác động của loại hình sở hữu đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại Việt

Nam, Tạp chí khoa học, (1), 31-37.

2) Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Thị Minh (2013), Giáo trình kinh tế lượng,

NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

3) Nguyễn Minh Kiều (2012), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại,

NXB Lao động – Xã hội.

4) Nguyễn Thị Mùi, Trần Cảnh Toàn (2011), Giáo trình Quản trị ngân hàng

thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

5) Nguyễn Kim Thu, Đỗ Thị Thanh Tuyền (2014), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng thương mại Việt

Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, 30(4),

55-65.

6) Bùi Minh Trí (2006), Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Tiếng Anh

7) Allen, L. (1988), “The determinants of bank interest margins: a note”,

Journal of Financial and Quantitative Analysis, 23(2), 231-235.

8) Angbazo, L. (1997), “Commercial bank net interest margins, default risk, interest rate risk and off-balance sheet banking”, Journal of banking

and Finance, 21(1), 55-87.

9) Brock, P.L., & Suarez, L.R. (2000), “Understanding the behavior of bank spreads in Latin America”, Journal of Development Economics, (63), 113-134.

10) Bryman, A. and Cramer, D. (2001), Quantitative Data Analysis with SPSS Release 10 for Windows: A Guide for Social Scientists, London: Routledge.

11) Carbo-Valverde,S., Rodriguez-Fernandez, F. (2007), “The determinants of bank margins in European banking”, Journal of Banking and

Finance, (31), 2043–2063.

12) Claeys, S., and R. Vander Vennet (2008), “Determinants of Bank Interest Margins in Central and Eastern Europe: A Comparison with the West”, Economic Systems, (32), 197–216.

13) Demirguc-Kunt, A., Huizinga, H. (1999), “Determinants of commercial bank interest margins and profitability: some international evidence”,

World Bank Economic Review ,(13), 379–408.

14) Doliente, J. S. (2005), “Determinants of bank net interest margins in Southeast Asia”, Applied Financial Economic Letters, (1), 53-57.

15) Fungacova, Z., & Poghosyan, T. (2011), “Determinants of bank interest margins in Russia: Does bank ownership matter ?”, Economic

Systems, (35), 481–495.

16) Garza-Garcia, J.G. (2010), “What influences net interest rate margins? Developed versus developing countries”, Banks and Bank Systems, 4(5), 32-41.

17) Gelos, G. (2006), “Banking spreads in Latin America”, Economic Inquiry

,(47), 796–814.

18) Golin, J. (2001), The bank credit analysis handbook: a guide for analysts,

bankers and investors, John Wiley & Sons (Asia) Pre Ltd.

19) Gounder, N., & Sharma, P. (2012), “Determinants of bank net interest margins in Fiji, a small island developing state”, Applied Financial

20) Hamadi, H., & Awdeh, A. (2012), “The determinants of bank net interest margin: Evidence from the Lebanese banking sector”, Journal of

Money Investment and Banking, (3), 85-98.

21) Hawtrey, K., & Liang, H. (2008), “Bank interest margins in OECD countries”, North American Journal of Economics and Finance, (19), 249-260.

22) Ho, T.S., & Saunders, A. (1981), “The determinants of bank interest margins: theory and empirical evidence”, Financial Quantitative

Analysis, 16(4), 581-600.

23) IMF (2006), Financial soundness indicators compilation guide.

24) Kasman, A., & Tunc, G., & Vardar, G., & Okan, B. (2010), “Consolidation and commercial bank net interest margins: Evidence from the old and new European Union members and candidate countries”, Economic Modelling, (27), 648-655.

25) Lepetit, L., Nys, E., Rous, P., Tarazi, A. (2008), “The expansion of services in European banking: implications for loan pricing and interest margins”, Journal of Banking and Finance, 32(11), 2325- 2335.

26) Maudos, J., & Fernandez de Guevara, J. (2004), “Factors explaining the interest margin in the banking sectors of the European Union”,

Journal of Banking and Finance, 2259-2281.

27) Maudos, J., & Solis, L. (2009), “The determinants of net interest income in the Mexican banking system: an integrated model”, Journal of

Banking and Finance, (33), 1920-1931.

28) Martinez, M.S., Mody, A. (2004), “How foreign participation and market concentration impact bank spreads: evidence from Latin America”,

29) McShane, R., Sharpe, I. (1985), “A time series/cross section analysis of the determinants of Australian Trading bank loan/deposit interest margins: 1962–1981”, Journal of Banking & Finance, (9), 115-136. 30) Poghosyan, T., Poghosyan, A. (2010), “Foreign bank entry, bank

efficiency and market power in Central and Eastern European Countries”, Economics of Transition, (18), 571-598.

31) Pyle, D. H (1971), “On the Theory of Financial Intermediation”, Journal

of Finance, (28), 737.

32) Rose, Peter S. (1999), Commercial bank management, Boston, Mass: Irwin/McGraw-Hil.

33) Rudra, S., & Ghost, S. (2004), “Net interest margin: Does ownership matter?”, VIKALPA, 29(1), 41-47.

34) Saunders, A., & Schumacher, L. (2000), “The determinants of bank interest margins: An international study”, Journal of International

Money and Finance, (19), 813-832.

35) Ugur Ahmet & Erkus Hakan (2010), “Determinants of the net interest margins of banks in Turkey”, Journal of Economic and Social

Research, 12(2), 101-118.

36) Williams,B. (2007), “Factors determining net interest margins in Australia: domestic and foreign banks”, Financial Markets,

Institutions and Instruments, (16), 145-165.

37) Wooldridge, J. (2002), Econometric analysis of cross section and panel data, Cambridge, MA.

38) Zhou, K., & Wong, M.C.S. (2008). “The determinants of net interest margins of commercial banks in Mainland China”, Emerging Markets

PHỤ LỤC

Phụ lục 5: Kết quả phân tích hồi quy mô hình Pooled – OLS (bỏ SIZE) sau khi loại bỏ đi các ngân hàng sáp nhập, hợp nhất, mua lại và chuyển giao.

Phụ lục 6: Kết quả phân tích hồi quy mô hình Pooled – OLS (bỏ MPO) sau khi loại bỏ đi các ngân hàng sáp nhập, hợp nhất, mua lại và chuyển giao.

Phụ lục 7: Kết quả phân tích hồi quy Fixed Effect Model (bỏ SIZE) sau khi loại bỏ đi các ngân hàng sáp nhập, hợp nhất, mua lại và chuyển giao.

Phụ lục 8: Kết quả phân tích hồi quy Fixed Effect Model (bỏ MPO) sau khi loại bỏ đi các ngân hàng sáp nhập, hợp nhất, mua lại và chuyển giao.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố nội sinh đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)