MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố nội sinh đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39 - 75)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu bảng. Hồi quy với dữ liệu bảng thường có các mô hình chính là: mô hình hồi quy tuyến tính thông thường (Pooled – OLS), mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM).

Mô hình hồi quy Pool – OLS:

Yi,t = c + β1X1i,t1 + …+ βnXni,t1 + ui,t(1)

Mô hình FEM và REM có dạng:

Yi,t = ci + β1X1i,t1 + …+ βn Xni,t1 + ui,t (2) Trong đó:

Với i, t  N*

X1i,t1: Biến độc lập X1 của quan sát i ở thời điểm t-1. ui,t : Phần dư của quan sát i ở thời điểm t.

ci: Hệ số chặn cho từng đơn vị nghiên cứu.

Mô hình hồi quy Pool – OLS đã gộp tất cả các dữ liệu, không phân biệt đặc tính thay đổi theo thời gian của dữ liệu chéo. Điều này ngầm giả định rằng mối quan hệ giữa các biến là không thay đổi cho tất cả các dữ liệu quan sát. Như vậy, mô hình hồi quy Pool – OLS đã bỏ qua mối quan hệ không đồng nhất giữa các đơn vị chéo theo thời gian bằng giả định rằng hệ số hồi quy là như nhau nên nếu có những tác động khác nhau giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc sẽ được chứa đựng trong sai số hồi quy. Nhưng với mỗi đơn vị chéo, ui,t là yếu tố không quan sát được và không thay đổi theo thời gian và nó đặc trưng cho mỗi đơn vị chéo. Nếu ui,t tương quan với bất kỳ biến Xi nào thì ước lượng hồi quy từ hồi quy Yi theo Xi sẽ bị ảnh hưởng chéo bởi những nhân tố không đồng nhất không quan sát được. Lúc này biến độc lập sẽ có tương quan với sai số hồi quy và ước lượng hồi quy gộp sẽ bị chệnh và không nhất quán. Vì vậy, để khắc phục những nhược điểm gặp phải ở mô hình Pooled - OLS, mô hình FEM và REM được sử dụng.

Việc lựa chọn mô hình FEM hay REM dựa trên hai cơ sở chính đó là sự tương quan giữa biến độc lập với phần dư và đặc điểm của mẫu lựa chọn trong nghiên cứu. Mô hình FEM giả định rằng có sự tương quan giữa biến độc lập và phần dư, trong khi đó mô hình REM lại giả định rằng không có sự tương quan giữa biến độc lập và phần dư. Nếu mẫu được lựa chọn cho nghiên cứu được rút ra ngẫu nhiên từ một mẫu lớn hơn thì mô hình REM là phù hợp. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này dữ liệu được sử dụng là dữ liệu tài chính dạng bảng, vì vậy luôn có khả năng tồn tại sự tương quan giữa biến độc lập và phần dư, đặc biệt là đối với các biến về quản trị như đặc điểm hội đồng quản

trị, năng lực quản lý của nhà quản trị thì khả năng này xảy ra càng cao. Hơn nữa, mẫu dữ liệu của nghiên cứu lấy hết toàn bộ các NHTM Việt Nam chứ không phải là mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên. Chính vì lý do đó, bản thân tác giả cảm thấy không có cơ sở rõ ràng để chạy mô hình REM. Như vậy, tác giả lựa chọn sử dụng mô hình hồi quy Pooled – OLS và mô hình ảnh hưởng cố định (FEM).

Trong quá trình phân tích hồi quy, tác giả nhận thức được hai vấn đề nội sinh là quan hệ xác định đồng thời giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, kiểm soát biến không đầy đủ có thể làm ảnh hưởng đến kết quả.

Đối với vấn đề quan hệ xác định đồng thời giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, có thể có sự tác động ngược lại của biến phụ thuộc (NIM) đến các biến giải thích nên tác giả sử dụng giá trị trễ (lagged) của các biến độc lập trong mô hình hồi quy để hạn chế phần nào khả năng này nếu nó xảy ra.

Ngoài ra, mô hình cũng kiểm soát ảnh hưởng theo thời gian. Đây là các nhân tố hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của NHTM. Nếu yếu tố này không được kiểm soát trong mô hình thì nó sẽ được phản ánh trong ui,t làm hệ số ước lượng có thể bị chệch, không phản ảnh đúng quan hệ giữa các biến. Vì vậy, để khắc phục vấn đề này, tác giả thực hiện kiểm soát ảnh hưởng theo thời gian.

Bên cạnh đó, mô hình được ước lượng sử dụng lỗi chuẩn robust (robust standard errors) để giải quyết hiện tượng phương sai không đồng nhất và giải quyết vấn đề tự tương quan bằng ước lượng lỗi chuẩn theo cụm mỗi ngân hàng (bank-level clustered standard errors).

2.4. GIẢ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN TỶ LỆ THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.

Dựa trên nền tảng lý thuyết và kết quả các nghiên cứu trước trên thế giới và ở Việt Nam về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tác giả đã phát triển giả thuyết các nghiên cứu trên theo tình hình thực tiễn tại Việt Nam để đưa ra giả thuyết mối tương quan của các nhân tố nội sinh ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam như sau:

Bảng 2.2. Giả thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam.

Biến Giả thuyết

Rủi ro tín dụng (CR) +

Mức ngại rủi ro (MRV) +

Chi phí trả lãi ngầm (IP) +

Chất lượng quản lý (MQU) -

Vị thế ngân hàng (MPO) +

Quy mô hoạt động cho vay (SIZE) +

Sở hữu nước ngoài (FO) +

(+): Tỷ lệ thuận với NIM (-) : Tỷ lệ nghịch với NIM

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy Pooled - OLS với dữ liệu bảng dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trước đó của các tác giả trên thế giới và ở Việt Nam để nghiên cứu các nhân tố nội sinh ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam. Các biến lần lượt đưa vào nghiên cứu đó là rủi ro tín dụng (CR), mức ngại rủi ro (MRV), chi phí trả lãi ngầm (IP), chất lượng quản lý (MQU), vị thế ngân hàng (MPO), quy mô hoạt động cho vay (SIZE), sở hữu nước ngoài (FO).

Sau đó, xem xét tác động của đặc điểm riêng trên dữ liệu bảng bằng cách hồi quy mô hình Fixed effect model (FEM) để kiểm định hệ số chặn. Từ kết quả thu được sẽ xác định ảnh hưởng của các nhân tố nội sinh đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP MẪU NGHIÊN CỨU CHƯA LOẠI BỎ CÁC NHTM THỰC HIỆN SÁP NHẬP, HỢP NHẤT, MUA LẠI VÀ CHUYỂN GIAO.

3.1.1. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên trung bình của các NHTM Việt Nam 2005-2014.

Hình 3.1. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên trung bình của các NHTM Việt Nam 2005-2014

(Nguồn: Tính toán của tác giả, 2016)

0 0.005 0.01 0.015 0.02 0.025 0.03 0.035 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Dựa vào hình 3.1 thể hiện tỷ lệ thu nhập lãi cận biên trung bình của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2014 ta thấy tỷ lệ thu nhập lãi cận biên trung bình của các NHTM Việt Nam các năm 2007, 2009, 2010 và 2012 giảm so với năm liền kề trước đó. Lý do NIM của các năm này giảm là vì thu nhập lãi thuần tăng lên nhưng chưa tương xứng với mức tăng của tài sản. Điều này cho thấy chất lượng quản lý tài sản của các ngân hàng thương mại chưa thực sự tốt. Ngoài ra, chất lượng các khoản vay cũng là vấn đề đáng được cảnh báo. Số liệu trên các báo cáo tài chính cho thấy dự phòng rủi ro của đa số các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm này tăng trong khi thị trường ngân hàng cạnh tranh gay gắt nên các ngân hàng không thể đưa ra mức lợi nhuận cao hơn để bù đắp các khoản rủi ro dự kiến. Điều này khiến cho NIM trung bình trong những năm này giảm. Đặc biệt, từ năm 2008 – 2009 Việt Nam bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới – đây được xem là cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II khiến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên trung bình của các ngân hàng giảm từ 2,8% (2008) còn 2,2% (2010). Hơn nữa, cuộc chạy đua huy động vốn của các ngân hàng thương mại đầu năm 2010 trong khi phải cho vay ra với lãi suất không quá cao khiến NIM trung bình của các ngân hàng thương mại trong năm 2010 giảm mạnh (giảm khoảng 0.6% so với năm 2008).

Trong những năm 2006, 2008, 2011 ta thấy NIM trung bình của các ngân hàng thương mại tăng so với năm trước đó: năm 2006 tăng 0.11% (so với năm 2005), năm 2008 tăng 0.44% (so với năm 2007), năm 2011 tăng 0.94% (so với năm 2010). Do thu nhập lãi thuần của các ngân hàng tăng cao hơn so với mức tăng của tài sản khiến NIM của các năm này tăng lên. Đặc biệt năm 2011, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTM tăng mạnh là vì tín dụng tăng trưởng mạnh (tăng khoảng 12% so với năm 2010) đi kèm với sự nâng cao chất lượng tín dụng và sự cứng rắn của ngân hàng Nhà nước trong

việc giữ trần lãi suất huy động VND ở mức 14%. Mặc dù trong năm này, nợ xấu tăng mạnh do thị trường bất động sản đóng băng khiến các khoản vay ngân hàng đến hạn trả đều không có khả năng thanh toán nhưng năm 2011 hàng loạt ngân hàng thương mại đã tăng vốn được nhờ việc bán cổ phần cho các đối tác nước ngoài.

3.1.2. Thống kê mô tả

Thực hiện xử lý dữ liệu từ các số liệu thu thập, tác giả thu được bảng thống kê mô tả các biến NIM, CR, MRV, IP, MQU, MPO, SIZE, FO cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Kết quả thống kê mô tả của các biến

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max

NIM 340 .0264 .0169 -.1121 .0961 CR 331 .0131 .0161 .0001 .2379 MRV 346 .1293 .1021 .0205 .6097 IP 145 -.0069 .0059 -.0335 .0067 MQU 327 .4484 .1802 0 1.9077 MPO 346 .0260 .0419 .0003 .2652 SIZE 346 2.5824 1.5458 0 6.284 FO 301 .0499 .089 0 .3

Bảng 3.1 mô tả giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và số mẫu quan sát sử dụng trong nghiên cứu.

Từ bảng số liệu cho thấy tỷ lệ thu nhập lãi cận biên trung bình của mẫu là 2,64%, cao nhất là 9,61% và thấp nhất là -11,21%. Trong khi đó, nghiên cứu của Maudos và Guevara (2004) của các ngân hàng châu Âu thì tỷ lệ NIM trung bình là 7,47% [26]. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do quy mô hoạt động cho vay ở các nước châu Âu lớn hơn nhiều so với ở Việt Nam và ngân hàng của họ có vị thế cao hơn cũng như chất lượng quản lý tốt hơn. Ngoài ra, sự khác biệt này còn do cơ chế vận hành nền kinh tế và đặc điểm của các NHTM của các quốc gia là khác nhau.

Rủi ro tín dụng có giá trị trung bình là 1.31%, giá trị lớn nhất là 23.79% và giá trị nhỏ nhất là 0.012%. Giá trị trung bình của mức ngại rủi ro là 12.93%, giá trị lớn nhất là 60.97% và giá trị nhỏ nhất là 2.05%. Chi phí trả lãi ngầm có giá trị trung bình, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất lần lượt là -0.69%, 0.67% và -3.35%. Chất lượng quản lý có giá trị trung bình là 44.84%, giá trị lớn nhất là 190.77% và giá trị nhỏ nhất là 0%. Vị thế ngân hàng có giá trị trung bình, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất lần lượt là 2.6%, 26.52% và 0.03%. Giá trị trung bình của quy mô hoạt động cho vay là 2.58, giá trị lớn nhất là 6.28 và giá trị nhỏ nhất là 0. Sở hữu nước ngoài lần lượt có giá trị trung bình, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất lần lượt là 4.99%, 30% và 0%. Điều này cho thấy tổng chi phí hoạt động chiếm gần một nửa tổng thu nhập hoạt động nên hiệu quả hoạt động của ngân hàng chưa cao. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế đang diễn ra tại Việt Nam khi mà các NHTM Việt Nam đầu tư quá nhiều cho chi phí thuê mướn mặt bằng thuận tiện, đầu tư trụ sở, chi phí nhân sự… Đặc biệt, do quá trình cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM với nhau nên các ngân hàng đành chấp nhận việc gia tăng chi phí cho các hoạt động marketing và quảng bá thương hiệu nhằm giành thị phần. Các

chương trình khuyến mại với hàng ngàn cơ hội trúng thưởng và giải thưởng đặc biệt có giá trị hàng chục tỷ đồng như một kilôgam vàng, căn hộ hoặc ô tô sang trọng cũng là nguyên nhân gây ra gánh nặng về chi phí cho hầu hết các ngân hàng.

3.1.3. Sự tương quan giữa các biến

Bảng 3.2. Sự tương quan của các biến

NIM CR MRV IP MQU MPO SIZE FO NIM 1.0000 CR 0.1000 1.0000 MRV 0.1040 -0.2765 1.0000 IP 0.3231 0.1177 -0.1772 1.0000 MQU -0.3040 0.0332 0.0137 0.1203 1.0000 MPO 0.2151 0.3621 -0.4551 -0.1257 -0.1414 1.0000 SIZE 0.2645 0.4585 -0.6369 0.0807 -0.1354 0.8301 1.0000 FO 0.1563 -0.1256 -0.0582 -0.0356 -0.1543 0.1067 0.2436 1.0000

Hệ số tương quan mang dấu (+) thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa hai biến. Ngược lại, hệ số tương quan mang dấu (-) thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa hai biến. Dựa vào ma trận hệ số tương quan ở bảng 3.2 ta thấy có một biến có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là chất lượng quản lý (MQU). Có sáu biến có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là rủi ro tín dụng (CR), mức ngại rủi ro (MRV), chi phí trả lãi ngầm (IP), vị thế ngân hàng (MPO), quy mô hoạt động cho vay (SIZE) và sở hữu nước ngoài (FO). Kết quả này đúng với giả thuyết của tác giả.

Hệ số tương quan giữa NIM với các biến rủi ro tín dụng (CR), mức ngại rủi ro (MRV), chi phí trả lãi ngầm (IP), chất lượng quản lý (MQU), vị thế ngân hàng (MPO), quy mô hoạt động cho vay (SIZE) và sở hữu nước ngoài (FO) lần lượt là 0.1; 0.104; 0.3231; -0.304; 0.2151; 0.2645 và 0.1563. Các nhân tố có hệ số tương quan với NIM càng cao thì phản ánh mối quan hệ càng rõ ràng hơn với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.

Hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra nếu giữa hai biến có sự tương quan cao. Theo Brayman và Cramer (2001), đối với dữ liệu tài chính nếu giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan lớn hơn 0.8 thì sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến [10]. Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình phụ thuộc lẫn nhau và thể hiện được dưới dạng hàm số. Đa cộng tuyến xảy ra sẽ dẫn đến những hệ quả như sai số chuẩn của các hệ số sẽ lớn, R2

cao dù thống kê t ít ý nghĩa, các ước lượng và sai số chuẩn của ước lượng rất nhạy cảm với sự thay đổi của dữ liệu. Từ bảng 3.2 ta thấy rằng giữa biến quy mô hoạt động cho vay (SIZE) và biến vị thế ngân hàng (MPO) có hệ số tương quan là 0.8301 (> 0.8) nên trong mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Tác giả khắc phục hiện tượng này bằng cách thực hiện bỏ đi một trong hai biến quy mô hoạt động cho vay (SIZE) hoặc biến vị thế ngân hàng (MPO) trong mô hình hồi quy.

3.1.4. Ảnh hưởng của các nhân tố nội sinh đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam.

Phân tích hồi quy Pooled – OLS

Bảng 3.3. Phân tích hồi quy mô hình Pooled – OLS

Biến độc lập Mô hình (1) Mô hình (2)

CR 0.0553 -0.0580 (0.0970) (0.106) MRV 0.0669*** 0.0888*** (0.0248) (0.0258) IP 0.832*** 0.719*** (0.122) (0.119) MQU -0.0172*** -0.0165*** (0.00325) (0.00384) MPO 0.0968*** (0.0195) SIZE 0.00426*** (0.000898) FO 0.0110 0.00227 (0.00683) (0.00727) Constant 0.0283*** 0.0162*** (0.00350) (0.00522) Observations 131 131 Adj, R-squared 0.3567 0.3826

(Nguồn: Tính toán của tác giả, 2016)

Sai số chuẩn của ước lượng các hệ số (trong ngoặc) *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Bảng 3.3 trình bày kết quả hồi quy bằng mô hình Pooled – OLS của mô hình (1) là bỏ biến quy mô hoạt động cho vay (SIZE) và mô hình (2) là bỏ biến vị thế ngân hàng (MPO).

Kết quả mô hình (1) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro tín dụng (CR), mức ngại rủi ro (MRV), chi phí trả lãi ngầm (IP), vị thế ngân hàng (MPO) và sở hữu nước ngoài (FO) với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Biến chất lượng quản lý (MQU) có mối quan hệ nghịch chiều với NIM của các NHTM Việt Nam. Các mối tương quan này giống với giả thuyết của tác giả. Các biến mức ngại rủi ro (MRV), chi phí trả lãi ngầm (IP), chất lượng quản lý (MQU) và vị thế ngân hàng (MPO) đều có ý nghĩa với mức ý nghĩa 1%. Biến

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố nội sinh đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39 - 75)