PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG CỦA MÔ HÌNH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 104 - 109)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.4.PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG CỦA MÔ HÌNH

Tác giả giải thích chi tiết kết quả nghiên cứu này như sau:

Kết quả thống kê mô tả ban đầu cho thấy các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản chủ yếu sử dụng nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nợ cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ dài hạn. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trong ngành thƣờng có các chiến lƣợc kinh doanh ngắn hạn nên tập trung nhiều vào nguồn vốn vay ngắn hạn hơn là các khoản vay dài hạn. Ngoài ra vấn đề sử dụng nợ ngắn hạn còn xuất phát từ chính sách lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn lãi suất cho vay dài hạn.

Sau khi tiến hành ƣớc lƣợng mô hình xem xét các yếu tố tác động lên hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu ROA và ROE, cho thấy đối với tỷ lệ nợ: tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản - SDTA và tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản - LDTAđều có tác động tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành, và có tác động ngƣợc chiều. Tức là sự tăng lên của tỷ lệ nợ sẽ làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh sụt giảm, do đó tác giả bác bỏ giả thuyết 1 và chấp nhận giả thuyết 2. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Weixu năm 2005 và cũng phù hợp với nghiên cứu của Onaolapo & Kajola năm 2010 trong trƣờng hợp tỷ lệ nợ cao. Với nghiên cứu ở quốc gia có nền kinh tế tƣơng đồng nhƣ tại Malaysia, nhà nghiên cứu Ahmad, Abdullah & Roslan đã chỉ ra rằng cả tỷ lệ nợ ngắn hạn và dài hạn đều có tác động lên hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu ROE ở mức ý nghĩa 5%. Trong đó tỷ lệ nợ ngắn hạn cũng có tác động ngƣợc chiều lên ROE, còn tỷ lệ nợ dài hạn lại có tác động thuận chiều lên ROE. Điều này cũng cho thấy có sự khác nhau giữa hai thị trƣờng Việt Nam và Malaysia khi tại Malaysia các doanh nghiệp dƣờng nhƣ rất biết cách sử dụng cả hai nguồn vốn vay dài hạn và ngắn hạn trong mục đích tạo ra hiệu quả hoạt động tốt hơn. Ở Việt Nam mà cụ thể là các doanh nghiệp trong

ngành nông, thủy sản mới chỉ đang kiểm soát đƣợc tỷ lệ nợ ngắn hạn để kích thích tăng ROA, ROE; còn tỷ lệ nợ dài hạn có vẻ nhƣ chƣa biết cách tận dụng dẫn tới khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp trong ngành bị bó hẹp hơn so với thị trƣờng tại Malaysia.

Tỷ lệ nợ tác động ngƣợc chiều (-) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh có thể xuất phát từ một số nguyên nhân chính sau đây:

- Thứ nhất, theo lý thuyết về cơ cấu vốn thì tỷ lệ nợ gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp bởi lợi ích từ lá chắn thuế. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ nhƣ “con dao hai lƣỡi”, nợ là đòn bẩy để doanh nghiệp gia tăng doanh thu, từ đó tăng lợi nhuận; nhƣng đồng thời nếu sử dụng nợ không hiệu quả thì cũng rất dễ đẩy doanh nghiệp đến bờ vực phá sản. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nợ và hiệu quả kinh doanh ngƣợc chiều nhau cho thấy các doanh nghiệp trong ngành nông, thủy sản sử dụng nợ chƣa hiệu quả, lợi ích thu đƣợc từ việc vay nợ chƣa thể bù đắp cho các chi phí phát sinh từ nợ.

- Thứ hai, theo tác giả một trong những nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng nợ chƣa hiệu quả xuất phát từ bản thân doanh nghiệp quá lệ thuộc vào vay nợ. Hầu nhƣ các doanh nghiệp trong ngành đều có tỷ lệ nợ cao, có doanh nghiệp thậm chí có mức nợ/vốn chủ sở hữu gấp 16 lần. Trong điều kiện kinh doanh thuận lợi thì đây sẽ là đòn bẩy để doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, dữ liệu nghiên cứu của đề tài đƣợc thu thập trong thời gian từ năm 2008 – 2013; trong thời gian này các doanh nghiệp trong ngành chịu sự ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế và cho đến năm 2013 vẫn còn những hệ lụy của khủng hoảng làm ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngành. Do đó, trong giai đoạn này nếu nhƣ các doanh nghiệp nào có tỷ lệ nợ cao thì sẽ gặp nhiều bất lợi hơn bởi vì phải đối mặt với lãi suất vay nợ cao, trong khi đó đầu ra lại rất khó khăn.

Biến tỷ lệ nợ dài hạn – LDTA có tác động ngƣợc chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở cả hai chỉ tiêu ROA và ROE. Kết quả này dù ngƣợc với lý thuyết nhƣng tác giả nhận thấy hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản Việt Nam rất ít sử dụng nợ dài hạn, hầu nhƣ trong tổng nợ là nợ ngắn hạn, thậm chí có nhiều doanh nghiệp 100% trong tổng nợ là nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy các doanh nghiệp niêm yết trong ngành chƣa biết cách tận dụng tỷ lệ nợ dài hạn. Dù tỷ lệ nợ dài hạn ở mức rất thấp nhƣng vẫn làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy biến tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp – GROWTH, đƣợc đo lƣờng bằng tốc độ tăng trƣởng của doanh thu có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, tác giả chấp nhận giả thuyết 4. Theo tác giả kết quả này cũng hoàn toàn hợp lý bởi khi doanh nghiệp có tốc độ tăng trƣởng doanh thu càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp càng lớn, từ đó hiệu quả hoạt động kinh doanh càng đƣợc nâng cao. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Zeitun & Tian năm 2007 khi hai tác giả đã đƣa ra kết luận biến tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp là một trong những biến có tác động thuận chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Hai yếu tố xem xét thêm ngoài tỷ lệ nợ và tăng trƣởng doanh thu là quy mô của doanh nghiệp và tỷ trọng tài sản cố định đều không có tác động tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với biến quy mô của doanh nghiệp, do biến này không có ý nghĩa thống kê với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên tác giả bác bỏ giả thuyết 3, tức là quy mô của doanh nghiệp không ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh. Kết quả này không phù hợp với lý thuyết và kết quả nghiên cứu của Zeitun & Tian năm 2007 và Onaolapo & Kajola năm 2010 nhƣng lại phù hợp với kết quả nghiên cứu của Weixu năm 2005, đồng

thời cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu “Các yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn HOSE” của tác giả Nguyễn Văn Duy [19]. Giả thuyết này không đƣợc chấp nhận đối với các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam Việt Nam có thể xuất phát từ nguyên nhân các doanh nghiệp có quy mô lớn thì lợi nhuận sẽ tăng, nhƣng mức tăng của lợi nhuận không đủ lớn dẫn tới tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp không tăng hoặc tăng không đáng kể. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp có quy mô không quá lớn nhƣng có khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu cao, dẫn tới nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đối với biến tỷ trọng của tài sản cố định, kết quả nghiên cứu cho thấy biến này không có ý nghĩa thống kê với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do đó tác giả bác bỏ giả thuyết 5, tức là tỷ trọng của tài sản cố định không ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh. Kết quả này không phù hợp với lý thuyết và kết quả nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007), nhƣng lại phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Duy. Giả thuyết này không đƣợc chấp nhận đối với các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

- Việc đầu tƣ vào tài sản cố định chƣa hiệu quả: doanh nghiệp phải lựa chọn công nghệ, máy móc thiết bị để đầu tƣ sao cho 1 đồng đầu tƣ vào tài sản cố định phải tạo ra nhiều hơn 1 đồng lợi nhuận, từ đó hiệu quả hoạt động kinh doanh mới tăng.

- Các doanh nghiệp trong ngành chƣa sử dụng hiệu quả tài sản cố định, tài sản cố định chƣa đƣợc sử dụng hết công suất của nó.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 tác giả đã trình bày các kết quả nghiên cứu, gồm: kết quả mô tả thống kê, kết quả mô tả hệ số tƣơng quan, kết quả khảo sát và xây dựng mô hình hồi quy, đồng thời tác giả đã có các kiểm định cần thiết. Từ đó, tác giả đã giải thích chi tiết về kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này cũng là cơ sở để đề xuất các kiến nghị nhằm cải thiện cấu trúc vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Các kiến nghị đƣợc trình bày cụ thể ở chƣơng 4.

CHƢƠNG 4

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

NGÀNH NÔNG, THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Kết quả nghiên cứu ở chƣơng 3 cho thấy trong các biến nghiên cứu thì các biến tỷ lệ nợ có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam và sự tác động này là tác động ngƣợc chiều, biến tốc độ tăng trƣởng doanh thu của doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ đó tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện cấu trúc vốn của doanh nghiệp theo chiều hƣớng giảm thiểu nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, phát huy các kênh huy động vốn khác, đặc biệt chú trọng đến nguồn vốn trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 104 - 109)