Tình hình sản xuất, nuôi trồng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 41 - 43)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2.Tình hình sản xuất, nuôi trồng ở Việt Nam

Sản lƣợng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trƣởng liên tục trong những năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trƣơng thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bƣớc phát triển mạnh, sản lƣợng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trƣởng tổng sản lƣợng thủy sản cả nƣớc. Trong khi đó, trƣớc sự cạn kiệt dần của nguồn thủy sản tự nhiên và trình độ của hoạt động khai thác đánh bắt chƣa đƣợc cải thiện, sản lƣợng thủy sản từ hoạt động khai thác tăng khá thấp trong các năm qua, với mức tăng bình quân 6,42%/năm.

(nghìn tấn)

(Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam –Vasep)

Lĩnh vực sản xuất nông sản Việt Nam đã đạt đƣợc những kết quả tích cực, tốc độ tăng trƣởng sản xuất nông nghiệp cao. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hƣớng đến sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra những nông sản giá trị kinh tế cao. Sản xuất nông nghiệp đảm bảo đƣợc an ninh lƣơng thực, không chỉ ở trong nƣớc mà còn xuất khẩu đứng thứ hạng cao trên thế giới. Nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung đƣợc hình thành, nhƣ các vùng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, vùng cà phê ở Tây Nguyên, đồn chè ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, vùng cây ăn quả ở nhiều vùng, các vùng mía… tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng khoa học – kỹ thuật trong việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Sau nhiều năm cải cách trong nông nghiệp, đời sống của nông dân đƣợc nâng lên, bình quân đầu ngƣời tăng mạnh. Đồng thời ngành sản xuất nông sản của nƣớc ta cũng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu về nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công trình phát triển nông nghiệp và nông thôn. Công tác lai tạo, bảo tồn và phát triển nguồn giống tốt phục vụ cho sản xuất đã đƣợc phát triển mạnh. Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc trong những năm qua, ngành còn tồn tại những hạn chế, sản xuất nông nghiệp tăng trƣởng trong những năm vừa qua chủ yếu theo chiều rộng, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên. Vì vậy, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản không cao. Quá trình chuyển dịch cơ cấu diễn ra quá chậm, cây lúa vẫn là cây trồng chủ đạo trong các loại cây trồng, các ngành sản xuất phục vụ nông nghiệp nhƣ công nghiệp sản xuất, tƣ liệu sản xuất, chế biến nông sản, thƣơng mại, dịch vụ nông nghiệp chậm đổi mới và thiếu liên kết chặt chẽ với nông nghiệp, nông dân. Nhiều năm trở lại đây, nông dân đang lạm dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp đang làm ô nhiễm và suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất đều thấy có sự tham gia của các loại hóa chất từ khâu làm giống cho đến khi thu hoạch. Bên cạnh đó, trình độ kỹ thuật của đội

ngũ sản xuất nông nghiệp Việt Nam còn thấp so với yêu cầu phát triển bền vững, thiếu lực lƣợng kỹ sƣ nông nghiệp hỗ trợ nông dân sản xuất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 41 - 43)