6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.4. Các vùng hoạt động thủy sản mạnh trong nƣớc
(Nguồn: VASEP)
Hình 2.7. Đồ thị xuất khẩu thủy sản của các vùng
Hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản của nƣớc ta nằm rải rác dọc đất nƣớc với sự đa dạng về chủng loại thủy sản, nhƣng có thể phân ra thành 5 vùng xuất khẩu lớn:
Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung: nuôi trồng thủy sản nƣớc mặn lợ, đặc biệt phát huy thế mạnh nuôi biển, tập trung vào một số đối tƣợng chủ yếu nhƣ: tôm các loại, sò huyết, bào ngƣ, cá song, cá giò, cá hồng…
Vùng ven biển Nam Trung Bộ: nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt nƣớc mặn lợ, với một số sản phẩm chủ yếu nhƣ: cá rô phi, tôm các loại…
Ven bien VDBSCL
41.8%
Cac tinh noi vung 26.7% Dong Nam
Bo 19.8%
Ven bien Nam Trung Bo
11.3%
Ven bien Bac Trung Bo
Vùng Đông Nam Bộ: bao gồm 4 tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu nuôi các loại thủy sản nƣớc ngọt hồ chứa và thủy sản nƣớc lợ nhƣ cá song, cá giò, cá rô phi, tôm các loại…
Vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long: gồm các tỉnh nằm ven biển đồng bằng sông Cửu Long nhƣ Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang… Đây là khu vực hoạt động thủy sản sôi động, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên tất cả các loại mặt nƣớc, đặc biệt là nuôi tôm, cá tra – bas a, sò huyết, nghêu và một số loài cá biển. Với điều kiện lý tƣởng có hệ thống kênh rạch chằng chịt và nhiều vùng giáp biển, đã trở thành khu vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản chính của Việt nam.
Các tỉnh nội vùng: bao gồm những tỉnh nằm sâu trong đất liền nhƣng có hệ thống sông rạch khá dày đặc nhƣ Hà Nội, Bình Dƣơng, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, thuận lợi cho nuôi trồng các loài thủy sản nƣớc ngọt nhƣ: cá tra – ba sa, cá rô phi, cá chép…