THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 73 - 76)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2.1. Các giả thuyết về mối quan hệ của các yếu tố tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

Thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành nông, thủy sản đã cho thấy bên cạnh một số yếu tố khách quan tác động đến hiệu quảkinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành nhƣ: tình hình kinh tế thế giới, nguyên liệu đầu vào, những thách thức về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, rào cản thƣơng mại…; còn có các yếu tố chủ quan xuất phát từ bản thân nội tại của doanh nghiệp nhƣ: tỷ lệ nợ của doanh nghiệp (cơ cấu vốn), quy mô của doanh nghiệp, mức độ đầu tƣ vào tài sản cố định, vào công nghệ. Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, tác giả chỉ xem xét các yếu tố chủ quan, cụ thể là các yếu tố tài chính trực tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành, bao gồm: tỷ lệ nợ (cấu trúc vốn), quy mô của doanh nghiệp (tổng tài sản), tốc độ tăng trƣởng doanh thu của doanh nghiệpvà tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản.

a. Hiệu quả hoạt động kinh doanh và tỷ lệ nợ

Nhƣ đã trình bày ở chƣơng đầu tiên, các lý thuyết về cấu trúc vốn cho rằng khi một doanh nghiệp bắt đầu vay nợ, doanh nghiệp sẽ có lợi thế về lá

chắn thuế. Chi phí nợ thấp kết hợp với lợi thế về lá chắn thuế sẽ khiến chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) giảm khi nợ tăng. Tuy nhiên, khi tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tăng, tác động của tỷ lệ nợ buộc các chủ sở hữu tăng lợi tức yêu cầu của họ, nghĩa là chi phí vốn chủ sở hữu tăng. Ở mức tỷ lệ nợ cao, chi phí nợ cũng tăng bởi vì khả năng doanh nghiệp không trả đƣợc nợ là cao hơn (nguy cơ phá sản cao hơn). Khi tỷ lệ nợ vay vƣợt quá một mức nào đó, hiệu quả hoạt động có tƣơng quan âm với tỷ lệ nợ vì lợi ích thu đƣợc từ mức vay nợ tăng thêm nhỏ hơn mức giá tăng của chi phí. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy: tỷ lệ nợ có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, nhƣng ở các mức tỷ lệ nợ khác nhau có thể tác động cùng chiều hoặc ngƣợc chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Điển hình nhƣ nghiên cứu của Weixu năm 2005 [19] đã cho thấy mối liên hệ vững chắc về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (đo lƣờng bằng ROE) với cơ cấu vốn. Kết quả nghiên cứu của Weixu cho thấy biến tỷ lệ nợ ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh. Tỷ lệ nợ có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả kinh doanh khi ở mức tỷ lệ nợ thấp và tác động ngƣợc chiều (-) khi ở mức tỷ lệ nợ cao.

Vì vậy, tác giả đƣa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh và tỷ lệ nợ nhƣ sau:

Giả thuyết 1: Tỷ lệ nợ có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh khi ở mức tỷ lệ nợ thấp.

Giả thuyết 2: Tỷ lệ nợ có tác động ngược chiều (-) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh khi ở mức tỷ lệ nợ cao.

Trong nghiên cứu, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp đƣợc đo lƣờng bằng tổng nợ trên tổng tài sản, nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và nợ dài hạn trên tổng tài sản.

b. Hiệu quả hoạt động kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp

Theo VASEP, do những khó khăn chung của toàn ngành, năm 2012, số lƣợng doanh nghiệp thủy sản đã giảm xuống một cách rõ rệt, từ hơn 900

doanh nghiệp giảm xuống chỉ còn hơn 600 doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này cho thấy các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có nhiều lợi thế hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Bởi lẽ các doanh nghiệp có quy mô lớn trƣớc hết phải là các doanh nghiệp có thƣơng hiệu, có uy tín trên thị trƣờng và đƣợc nhiều ngƣời biết tới, do đó dễ dàng chiếm lĩnh thị trƣờng. Thứ hai, các doanh nghiệp có quy mô lớn với sức mạnh về tài chính, về tài sản, về công nghệ sản xuất chế biến và khả năng quản lý sẽ dễ dàng khai thác đƣợc lợi thế kinh tế theo quy mô, nhằm tối thiểu hóa chi phí đầu vào và gia tăng hiệu quả đầu ra, nhằm giảm thiểu giá thành sản phẩm. Vì vậy các doanh nghiệp có quy mô lớn dễ giành đƣợc nhiều thị trƣờng hơn là các doanh nghiệp nhỏ, từ đó có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.Theo nghiên cứu của Weixu thực hiện năm 2005[19] thì biến quy mô của doanh nghiệp (SIZE) có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Kết quả nghiên cứu của hai tác giả Zeitun & Tian vào năm 2007 [20] và nghiên cứu của Onaolapo & Kajola năm 2010[18]cũng đã đƣa ra kết luận tƣơng tự. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Taiwo Adewale Murilata [17] cũng cho thấy quy mô của doanh nghiệp có tác động cùng chiều(+) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh đại diện bởi chỉ tiêu ROA.

Từ những cơ sở trên, tác giả phát biểu giả thuyết về mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp nhƣ sau:

Giả thuyết 3: Quy mô của doanh nghiệp có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

c. Hiệu quả hoạt động kinh doanh và tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp

Tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp đƣợc đo lƣờng thông qua tốc độ tăng của doanh thu. Doanh nghiệp có tốc độ tăng trƣởng doanh thu càng cao thì lợi nhuận đạt đƣợc càng lớn, hiệu quả hoạt động kinh doanh càng đƣợc

nâng cao. Theo kết quả nghiên cứu của Zeitun & Tian, thực hiện năm 2007 [20] thì biến tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp (GROWTH) là một trong những biến có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Vì vậy tác giả phát biểu giả thuyết về mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh và tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp nhƣ sau:

Giả thuyết 4: Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

d. Hiệu quả hoạt động kinh doanh và tỷ trọng tài sản cố định

Đối với các doanh nghiệp trong ngành nông, thủy sản, việc đầu tƣ vào công nghệ sản xuất chế biến, có những công nghệ hiện đại sẽ giúp các doanh nghiệp tăng chất lƣợng sản phẩm đầu ra, từ đó sẽ tăng tính cạnh tranh về giá. Do đó, các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định cao đƣợc mong đợi sẽ có hiệu quả hoạt động kinh doanh cao hơn. Vì vậy, tác giả phát biểu giả thuyết về mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh và tỷ trọng tài sản cố định nhƣ sau:

Giả thuyết 5: Tỷ trọng tài sản cố định có tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)