Thị trƣờng tiêu thụ xuất khẩu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 51 - 59)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2.Thị trƣờng tiêu thụ xuất khẩu

a. Tổng quan xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc trong gần 20 năm qua. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức thấp chỉ 550 triệu USD năm 1995 đã có những bƣớc tăng trƣởng mạnh mẽ qua từng năm với mức tăng trƣởng bình quân 15,6%/năm. Quá trình tăng trƣởng này đã đƣa Việt Nam trở thành một trong năm nƣớc xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp nguồn thủy sản toàn cầu.

(Nguồn: VASEP)

Hình 2.9. Xuất khẩu thủy sản qua các năm

Qua biểu đồ trên có thể thấy năm 2009 là năm sụt giảm về tổng kim ngạch xuất khẩu so với năm 2008, đa số các nhóm sản phẩm đều giảm so với năm trƣớc. Đối với mặt hàng tôm, tình hình xuất khẩu sang các thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ và Nhật bản đều sụt giảm. Xuất khẩu tôm sang Nhật giảm 4,5% về lƣợng và 2,8% về giá trị; sang Mỹ giảm 6,2% về lƣợng và 15,3% về giá trị. Đối với thị trƣờng Nhật, mặc dù Việt Nam vẫn là nhà cung cấp số một nhƣng

phải chịu sự cạnh tranh lớn từ Thái Lan và Indonesia; khi hai nƣớc này trong năm 2009 đều tăng sản lƣợng xuất khẩu sang Nhật trong khi Việt nam lại giảm. Đối với thị trƣờng Mỹ, nếu năm 2008 Việt Nam đứng thứ ba, chỉ sau Thái Lan và Indonesia thì đến cuối năm 2009 Việt Nam bị tụt xuống vị trí thứ năm sau Ecuado và Trung Quốc. Ngoài ra, các nhà nhập khẩu Mỹ đang tìm đến nguồn hàng từ các nƣớc gần kề nhằm giảm chi phí vận chuyển. Mặt hàng cá tra – cá basa chiếm khoảng 32% kim ngạch xuất khẩu. Trong 10 tháng đầu năm 2009, cả nƣớc xuất khẩu khoảng 500 tấn cá, đạt kim ngạch 1,12 tỷ USD, giảm gần 9% về khối lƣợng và 10% về giá trị so với năm trƣớc. Các mặt hàng khác nhƣ cá ngừ, bạch tuộc, mực đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Cá ngừ giảm 1,2% về lƣợng và 10,2% về giá trị. Mực và bạch tuộc giảm 12,9% về khối lƣợng và 7,7% về giá trị. Có một số nguyên nhân đƣợc đƣa ra để giải thích cho sự sụt giảm này. Thứ nhất, khủng hoảng tài chính đã tác động đến thị trƣờng các nƣớc nhập khẩu chính mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Khối lƣợng xuất khẩu giảm, giá bán thấp ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thứ hai, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chịu sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp khác, bị đối tác lợi dụng đƣa giá xuống quá thấp, làm tổn hại đến thƣơng hiệu và uy tín của sản phẩm. Bên cạnh đó tồn tại một số nguyên nhân khác nhƣ nguồn nguyên liệu không ổn định, tình hình sản xuất khai thác không thuận lợi cũng làm giảm kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, sang năm 2010, tình hình xuất khẩu thủy sản của cả nƣớc đã hồi phục trở lại, đạt mức 1,353 triệu tấn, trị giá 5,033 tỷ USD, tăng 11,3% về lƣợng và 18,4% về giá trị so với năm 2009. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nƣớc tiếp tục tăng ấn tƣợng khi tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 6,1 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2010 và thủy sản đã nằm trong Top 5 ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của cả nƣớc. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã gặp phải nhiều khó khăn trong năm 2012 khi tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành chỉ đạt 6,13 tỷ USD, tăng nhẹ 0,4% so với năm 2011 và chỉ đạt 94,37% kế hoạch năm 2012 của ngành. Trong đó,

xuất khẩu tôm và cá tra, hai sản phẩm chủ lực của thủy sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhất. Giá trị xuất khẩu tôm năm 2012 giảm 6,6% so với năm 2011 sau nhiều năm duy trì tăng trƣởng liên tiếp. Tôm sú đạt kim ngạch xuất khẩu 1,25 tỷ USD, giảm 12,6% so với năm 2011, điều này là do dịch bệnh EMS hoành hành mạnh trong năm 2012 khiến sản lƣợng tôm sú suy giảm mạnh, trong khi tôm chân trắng đạt 741 triệu USD, tăng 5,3% do xu hƣớng chuyển dịch sang nuôi tôm chân trắng nhằm hạn chế sự ảnh hƣởng của dịch bệnh EMS. Cá tra vẫn tiếp tục giữ vị trí thứ hai với kim ngạch xuất khẩu 1,74 tỷ USD năm 2012, giảm nhẹ 3,4% so với năm 2011. Xuất khẩu cá ngừ đạt kết quả khả quan nhất trong năm 2012 với kim ngạch đạt 569 triệu USD, tăng 50,1% so với năm 2011. Xuất khẩu các loài cá khác cũng tăng khá tích cực 21,1% so với năm 2011, đạt 887 triệu USD. Xuất khẩu mực và bạch tuộc năm 2012 đạt 502 triệu USD, giảm 3,5%. Xuất khẩu nhuyễn thể hai vỏ giảm 4,8%, đạt thấp 78 triệu USD. Xuất khẩu cua ghẹ, giáp xác duy trì tăng nhẹ 5,9%, đạt 116 triệu USD.

Bảng 2.1. Tổng hợp xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2012

(Đơn vị: triệu USD)

2012 % Tổng GTXK 2011 Tôm các loại 2237,4 36,5% -6,6% Tôm sú 1250,7 20,3% -12,6% Tôm chân trắng 741,4 12,1% 5,3% Cá tra 1744,8 28,4% -3,4% Cá ngừ 569,4 9,3% 50,1% Cá các loại khác 886,7 14,5% 21,1% Mực và bạch tuộc 501,9 8,2% -3,5% Nhuyễn thể hai mảnh vỏ 78 1,3% -4,8% Cua ghẹ và giáp xác khác 116,2 1,9% 5,9%

Tổng giá trị xuất khẩu 6134,3 100% 0,4% (Nguồn: VASEP)

Thiếu vốn cho sản xuất xuất khẩu là khó khăn lớn của cả ngành trong năm 2012. Trƣớc tình hình nợ xấu tăng cao, nhiều ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp và bà con nông dân nhằm hạn chế rủi ro. Tuy ngành tôm và cá tra đã nhận đƣợc động thái hỗ trợ từ chính phủ với chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay ƣu đãi 11%, nhƣng ngƣời nông dân và doanh nghiệp rất khó tiếp cận vốn vì các ngân hàng vẫn thận trọng. Nguồn nguyên liệu cho chế biến bất ổn cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng sụt giảm kim ngạch và giá trị xuất khẩu. Trong năm 2012, dịch bệnh EMS lan rộng khiến tôm chết hàng loạt, nhiều hộ dân và doanh nghiệp không dám đầu tƣ thả nuôi tôm mới. Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp không đủ nguồn tôm chế biến xuất khẩu, buộc phải nhập thêm tôm từ Thái Lan, Indonesia, Ecuador… để đáp ứng nguyên liệu chế biến. Đối với cá tra, do thiếu vốn nên việc thả nuôi của bà con nông dân và doanh nghiệp diễn ra chậm, nhiều hộ dân đã treo ao không thả nuôi lứa mới khiến việc thiếu hụt nguyên liệu diễn ra tại nhiều nơi.

(Nguồn: tổng hợp)

Hình 2.10. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2012

Tom 35% Ca tra 28% Ca ngu 11% Ca khac 14% Muc va bach tuoc 9% Nhuyen the 1%

Cua va giap xac khac 2%

Sang năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành đã có dấu hiệu tăng trở lại, lũy kế 10 tháng đầu năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5,6 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng mạnh về giá trị xuất khẩu của tôm, cùng sự phục hồi nhẹ của các sản phẩm cá. Mặc dù vậy, giá trị xuất khẩu của các loài thủy sản khác lại sụt giảm một cách rõ ràng so với cùng kỳ năm trƣớc. Cụ thể, giá trị xuất khẩu của mực và bạch tuộc, cua và những loại giáp xác khác, các loài nhuyễn thể lần lƣợt giảm 16%, 12% và 5%. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự thiếu hụt nguyên liệu.

(Nguồn: tổng hợp)

Hình 2.11. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2013

Trong năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản sang 156 thị trƣờng. Trong đó, 10 thị trƣờng lớn nhất chiếm hơn 85% tổng giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn có một sự thay đổi nhẹ về thị phần của các thị trƣờng xuất khẩu thủy sản. Cụ thể, giá trị xuất khẩu sang các thị trƣờng Nhật Bản, EU và Hàn Quốc giảm lần lƣợt 0,6%, 1,5% và 1,2%, trong khi đó giá trị xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc đều tăng 2%. Sự thay đổi này đã giúp Trung Quốc vƣợt qua Hàn Quốc và trở thành thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ tƣ của Việt Nam.

Tom 44.2% Ca tra 26% Ca ngu 8.1% Ca khac 12.5%

Nhuyen the hai manh vo

7.6%

Cua va giap xac khac 1.5%

(Nguồn: tổng hợp)

Hình 2.12. Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2012

(Nguồn: tổng hợp)

Hình 2.13. Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2013

Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt 462 triệu USD trong năm 2013, tăng 37% so với năm trƣớc. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu của tôm sang thị trƣờng này đã tăng hơn 50%, đạt 310 triệu USD. Tuy nhiên,

My 19% EU 18% Nhat Ban 18% Han Quoc 8% TQ + HK 7% Asean 6% Australia3% Canada2% Mexico2% Nga 2% Khac 15% My 22.3% EU 17.4% Nhat Ban 16.8% Trung Quoc 8.3% Han Quoc 7.1% Asean 5.7% Uc 3.0% Brazil 1.7% Mexico1.6% Nga 1.4%

Cac nuoc khac 15.0% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong số đó, lƣợng tôm đã qua chế biến chỉ chiếm 4% trong khi lƣợng tôm nguyên liệu chiếm đến 96%. Đây không phải là một tín hiệu tốt trong bối cảnh thiếu nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến để đáp ứng nhu cầu cho những thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ, EU và Nhật Bản.

(Nguồn: warrantek.com)

Hình 2.14. Giá trị xuất khẩu tôm sang Trung Quốc từ năm 2003 đến năm 2013

b. Tổng quan xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Trong các mặt hàng nông sản của nƣớc ta thì hiện nay, gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, đƣợc các nhà hoạch định chính sách xếp vào nhóm có sức cạnh tranh cao. Từ năm 1989, Việt Nam chính thức tham gia vào thị trƣờng lúa gạo thế giới, sự phát triển lúa gạo là một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong công cuộc đổi mởi về kinh tế. Từ chỗ hàng năm phải nhập khẩu trên dƣới 1 triệu tấn lƣơng thực, Việt Nam đã vƣơn lên là một trong những nƣớc đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo với sản lƣợng xuất khẩu khoảng từ 3,5 đến 4 triệu tấn/ năm. Tuy nhiên, trên thị trƣờng thế giới,

gạo Việt Nam lại yếu thế cạnh tranh về phẩm chất theo yêu cầu của thị trƣờng và giá cả. Gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là gạo tẻ thƣờng, trong một vài năm gần đây đã bắt đầu chú ý sản xuất và xuất khẩu gạo phẩm chất cao và gạo đặc sản nhƣng số lƣợng chƣa nhiều. Về giá cả, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thƣờng thấp hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan từ 10 đến 20 USD/ tấn.

Trong giai đoạn từ năm 2008 – 2013, xuất khẩu gạo của nƣớc ta đã có những bƣớc phát triển đáng kể về kim ngạch cũng nhƣ thị trƣờng xuất khẩu, nhƣng bên cạnh đó cũng tồn tại những khó khăn chung. Trong năm 2009, sản lƣợng gạo xuất khẩu của nƣớc ta đạt 6052 nghìn tấn, tăng 25,3% so với năm trƣớc. Đến năm 2012, sản lƣợng gạo xuất khẩu vẫn tăng, ƣớc đạt 7700 nghìn tấn. Tuy nhiên, sang năm 2013 sản lƣợng gạo xuất khẩu lại giảm mạnh, ƣớc đạt 6610 nghìn tấn với tổng giá trị 2,95 tỷ USD, giảm 17,4% về khối lƣợng và giảm 19,7% về giá trị so với năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm về xuất khẩu gạo của nƣớc ta trong năm 2013 là do sự giảm mạnh về nhu cầu từ các thị trƣờng truyền thống nhƣ Malaysia, Philippines và Indonesia, sự sụt giảm mạnh nhất đƣợc ghi nhận tại thị trƣờng Indonesia khi quốc gia này tụt xuống vị trí thứ 7 về nhập khẩu gạo từ Việt Nam so với vị trí thứ 3 năm 2012. Philipines giảm từ vị trí nhà nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam năm 2012 xuống vị trí thứ 5 năm 2013. Việt Nam ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về nhu cầu gạo từ quốc gia này khi lƣợng gạo xuất khẩu sang thị trƣờng này chỉ đạt 362 nghìn tấn trị giá 160,66 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2013, giảm 67% về khối lƣợng và giảm 65,71% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Malaysia tiếp tục là thị trƣờng xuất khẩu gạo lớn thứ 3 của Việt Nam. Tuy nhiên lƣợng nhập khẩu gạo của quốc gia này từ Việt Nam chỉ đạt 453 nghìn tấn trị giá 225,5 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, giảm 39,05% về khối lƣợng và giảm 42,49% về giá trị so với năm 2012. Nhƣ vậy năm 2013

là một năm khó khăn của ngành gạo do áp lực cạnh tranh cao và nhu cầu lƣơng thực trên thế giới giảm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 51 - 59)