Ảnh hƣởng của tỷ trọng tài sản cố định đến hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.4. Ảnh hƣởng của tỷ trọng tài sản cố định đến hiệu quả hoạt động

nghiên cứu của tác giả Taiwo Adewale Murilata [11] cũng cho thấy quy mô của doanh nghiệp có tác động cùng chiều(+) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh đại diện bởi chỉ tiêu ROA.

1.3.4. Ảnh hƣởng của tỷ trọng tài sản cố định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh động kinh doanh

Tài sản cố định là cơ sở vật chất ban đầu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chất lƣợng sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào vấn đề máy móc, trang thiết bị; để tăng cƣờng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng các doanh nghiệp luôn phải theo dõi thƣờng xuyên tình trạng của các loại máy móc thiết bị để có biện pháp cải tạo, nâng cấp kịp thời.Theo lý thuyết, cấu trúc của tài sản đƣợc đo lƣờng thông qua chỉ tiêu tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản và đƣợc giả định là có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về mặt lý thuyết, khi tỷ lệ tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn thì doanh nghiệp có nhiều cơ hội thế chấp các tài sản này để tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài, từ đó gia tăng các cơ hội đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Zeitun & Tian năm 2007 [14] cho thấy tỷ trọng tài sản cố định (TANG) có tác động ngƣợc chiều (-) đến hiệu quả kinh doanh. Doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định cao thì hiệu quả kinh doanh thấp do các doanh nghiệp đầu tƣ quá nhiều vào tài sản cố định mà không cải tiến đƣợc hiệu quả kinh doanh. Nghiên cứu của Onaolapo & Kajola năm 2010 [12] cũng chỉ ra rằng biến độc lập TANG tác động ngƣợc chiều (-) đến biến phụ thuộc ROA, tức là doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng thấp, kết quả này ngƣợc với lý thuyết nhƣng lại giống với nghiên cứu của Zeitun & Tian. Theo lý thuyết thì khi đầu tƣ vào công nghệ, vào tài sản cố định sẽ giúp doanh nghiệp tăng chất lƣợng sản phẩm đầu ra, từ đó sẽ tăng tính cạnh tranh về giá. Do vậy các công ty có tỷ trọng tài sản cố định cao đƣợc mong đợi sẽ có hiệu quả kinh doanh cao hơn.

1.3.5. Ảnh hƣởng của vòng quay tài sản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Thông qua hệ số này, có thể biết đƣợc với mỗi đồng tài sản đƣợc bỏ ra tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp. Hệ số này càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả, dẫn tới tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của Onaolapo & Kajola năm 2010 [12] đã cho thấy biến vòng quay tài sản (TURN) có mối quan hệ cùng chiều (+) với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đƣợc đo lƣờng bởi chỉ tiêu ROA và ROE. Nghiên cứu của tác giả Taiwo Adewale Murilata, đại học Fountain Osogbo, Nigeriathực hiện năm 2012 [11] cũng đã chỉ ra rằng biến vòng quay tài sản là một trong những biến có mối quan hệ cùng chiều (+) với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đo lƣờng bằng ROA.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 tác giả đã trình bày lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, tác giả đã tổng hợp kết quả nghiên cứu của một số nghiên cứu trên thế giới để trình bày các yếu tố tài chính ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chƣơng tiếp theo tác giả sẽ khái quát về ngành nghiên cứu là ngành nông, thủy sản và trình bày thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết của ngành trong giai đoạn nghiên cứu.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦACÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH NÔNG, THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMTRONG

GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU 2.1. TỔNG QUAN NGÀNH NÔNG, THỦY SẢN

Nhóm ngành nông, thủy sản bao gồm tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, bảo quản, lƣu trữ, vận chuyển, tiếp thị, mua bán nông, thủy sản và các sản phẩm nông, thủy sản. Các hoạt động thƣơng mại chính của ngành nhằm cung cấp sản phẩm nông, thủy sản cho ngƣời tiêu dùng hoặc cung cấp các yếu tố đầu vào cho những ngành công nghiệp chế biến khác. Bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp, cuộc sống của rất nhiều ngƣời ở các quốc gia đang phát triển phụ thuộc hoàn toàn với nghề đánh bắt và nuôi trồng nông, thủy sản.

2.1.1. Các khu vực nuôi trồng lớn trên thế giới

(nghìn tấn)

(Nguồn: tổng hợp)

Hình 2.1. Đồ thị các khu vực nuôi trồng thủy sản lớn nhất thế giới

(Nguồn: tổng hợp)

Hình 2.2. Đồ thị các khu vực nuôi trồng thủy sản lớn nhất thế giới (%)

Trung Quốc Châu Á (trừ TQ) Bắc Mỹ Mỹ Latinh EU Châu Âu (ngoài EU)

Châu Phi Châu Đại Dương 36734 16567 656 1920 1262 1266 1288 184 Trung Quoc 61% Chau A (tru TQ) 28% Bac My1% My Latinh 3% EU 2% Chau Au (ngoai EU)2% Chau Phi

2% Chau Dai Duong 0%

Với đƣờng bờ biển dài, hệ thống sông ngòi dày đặc và đặc biệt là đƣợc sự khuyến khích phát triển của Chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản ở các quốc gia Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á rất phát triển và hiện các khu vực này đang giữ vai trò là nguồn cung cấp thực phẩm thủy sản chính cho toàn thế giới với sản lƣợng cung cấp vào năm 2010 lên đến 53.301 nghìn tấn, chiếm 90% sản lƣợng nuôi trồng thủy sản toàn cầu. Khu vực Mỹ Latinh có sản lƣợng cao thứ hai (khoảng 1.920 nghìn tấn), tập trung chủ yếu ở Chile, Ecuador, Braxin… Khu vực Châu Âu có sản lƣợng khoảng 2.528 nghìn tấn, chiếm khoảng 4% sản lƣợng nuôi trồng toàn cầu. Khu vực Châu Phi tuy rộng lớn nhƣng sản lƣợng nuôi trồng chỉ đạt 1.288 nghìn tấn do hoạt động nuôi trồng không phát triển và thiếu sự hỗ trợ của các Chính phủ. Còn lại các khu vực Bắc Mỹ và Châu Đại Dƣơng có sản lƣợng khá nhỏ, lần lƣợt là 656 nghìn tấn và 184 nghìn tấn.

(nghìn tấn)

(Nguồn: tổng hợp)

Hình 2.3. Đồ thị các quốc gia nuôi trồng thủy sản lớn nhất thế giới

Việt Nam với đƣờng bờ biển dài hơn 3260 km và khu đặc quyền kinh tế với diện tích hơn 1 triệu km2, do đó thủy sản đóng vai trò quan trọng đối

36734

4649

2672 2305 1309 1286 1008 920 851 745

ngành đã đƣa nƣớc ta trở thành một trong năm quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới cùng với các nƣớc trong khu vực nhƣ Indonesia và Thái Lan, đồng thời cũng là nƣớc đứng thứ ba về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ và đứng thứ 13 về sản lƣợng đánh bắt cá.

2.1.2. Tình hình sản xuất, nuôi trồng ở Việt Nam

Sản lƣợng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trƣởng liên tục trong những năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trƣơng thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bƣớc phát triển mạnh, sản lƣợng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trƣởng tổng sản lƣợng thủy sản cả nƣớc. Trong khi đó, trƣớc sự cạn kiệt dần của nguồn thủy sản tự nhiên và trình độ của hoạt động khai thác đánh bắt chƣa đƣợc cải thiện, sản lƣợng thủy sản từ hoạt động khai thác tăng khá thấp trong các năm qua, với mức tăng bình quân 6,42%/năm.

(nghìn tấn)

(Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam –Vasep)

Lĩnh vực sản xuất nông sản Việt Nam đã đạt đƣợc những kết quả tích cực, tốc độ tăng trƣởng sản xuất nông nghiệp cao. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hƣớng đến sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra những nông sản giá trị kinh tế cao. Sản xuất nông nghiệp đảm bảo đƣợc an ninh lƣơng thực, không chỉ ở trong nƣớc mà còn xuất khẩu đứng thứ hạng cao trên thế giới. Nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung đƣợc hình thành, nhƣ các vùng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, vùng cà phê ở Tây Nguyên, đồn chè ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, vùng cây ăn quả ở nhiều vùng, các vùng mía… tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng khoa học – kỹ thuật trong việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Sau nhiều năm cải cách trong nông nghiệp, đời sống của nông dân đƣợc nâng lên, bình quân đầu ngƣời tăng mạnh. Đồng thời ngành sản xuất nông sản của nƣớc ta cũng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu về nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công trình phát triển nông nghiệp và nông thôn. Công tác lai tạo, bảo tồn và phát triển nguồn giống tốt phục vụ cho sản xuất đã đƣợc phát triển mạnh. Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc trong những năm qua, ngành còn tồn tại những hạn chế, sản xuất nông nghiệp tăng trƣởng trong những năm vừa qua chủ yếu theo chiều rộng, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên. Vì vậy, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản không cao. Quá trình chuyển dịch cơ cấu diễn ra quá chậm, cây lúa vẫn là cây trồng chủ đạo trong các loại cây trồng, các ngành sản xuất phục vụ nông nghiệp nhƣ công nghiệp sản xuất, tƣ liệu sản xuất, chế biến nông sản, thƣơng mại, dịch vụ nông nghiệp chậm đổi mới và thiếu liên kết chặt chẽ với nông nghiệp, nông dân. Nhiều năm trở lại đây, nông dân đang lạm dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp đang làm ô nhiễm và suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất đều thấy có sự tham gia của các loại hóa chất từ khâu làm giống cho đến khi thu hoạch. Bên cạnh đó, trình độ kỹ thuật của đội

ngũ sản xuất nông nghiệp Việt Nam còn thấp so với yêu cầu phát triển bền vững, thiếu lực lƣợng kỹ sƣ nông nghiệp hỗ trợ nông dân sản xuất.

2.1.3. Nguồn nguyên liệu trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành thủy sản, nguồn nguyên liệu bao gồm con giống, thức ăn, thuốc thủy sản và hoạt động nuôi trồng. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hầu nhƣ chƣa thật sự khép kín toàn bộ quy trình nguồn nguyên liệu của mình nên tình trạng thiếu hụt và chất lƣợng nguồn nguyên liệu thủy sản luôn là bài toán nan giải cho các doanh nghiệp. Phần này trình bày chủ yếu vấn đề nguồn nguyên liệu của hai ngành nuôi trồng thủy sản lớn nhất Việt Nam là tôm và cá tra – basa. Hai ngành hàng này là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành, chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu.

a. Nguồn con giống trong nuôi trồng thủy sản

Nguồn con giống trong hoạt động của ngành thủy sản đóng vai trò rất quan trọng, là khâu đầu tiên trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản nên có khả năng sẽ ảnh hƣởng đến tất cả các khâu còn lại của chuỗi sản xuất, nhƣng hiện nay chất lƣợng nguồn con giống thủy sản ở Việt Nam khá thấp.

Đối với cá tra, tỷ lệ cá tra bột lên cá hƣơng chỉ khoảng 20 – 35%, chất lƣợng cá bố mẹ thấp, chƣa đƣợc chọn lọc, tiêu chuẩn hóa nên có hiện tƣợng thoái hóa giống. Hiện nguồn cá tra giống chủ chủ yếu đƣợc thu mua từ các hộ nuôi với chất lƣợng không đảm bảo do trình độ kỹ thuật của các hộ nông dân còn nhiều hạn chế.

Đối với tôm, chất lƣợng nguồn tôm giống đang là vấn đề đáng báo động. Hiện lƣợng tôm giống đã qua kiểm dịch chƣa cao, tôm bố mẹ gần nhƣ phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác tự nhiên nên chất lƣợng không đồng đều. Việc quản lý nhà nƣớc về tôm giống còn nhiều bất cập ngay từ khâu nhập khẩu tôm bố mẹ. Số lƣợng tôm bố mẹ nhập về và số lần cho đẻ chƣa đƣợc theo dõi và báo cáo cụ thể. Các trại sản xuất giống hoạt động không đƣợc

kiểm soát, các giống tôm tốt xấu bị trộn lẫn lộn vào nhau… Điều này khiến hầu hết tôm nuôi đều bị giảm khả năng kháng bệnh, dễ mắc các loại bệnh dịch nhƣ thời gian vừa qua. Ngoài ra, giá tôm giống cũng không có cơ sở để xác định, khiến giá cả biến động thất thƣờng. Việc quản lý nhà nƣớc về nguồn tôm giống hiện khá mờ nhạt với những quy định về trại nuôi, kiểm dịch, thanh tra, quản lý kinh doanh tôm giống… còn lỏng lẻo. Hiện nguồn tôm giống có chất lƣợng gần nhƣ đang nằm trọn trong tay hai doanh nghiệp lớn là CP (Thái Lan) và Uni-President (Đài Loan). CP gần nhƣ độc quyền trong cung cấp tôm giống chân trắng ở Việt Nam, còn Uni-President đang có một nhà máy sản xuất 1-2 tỷ con tôm giống/năm và đang xây dựng thêm một nhà máy ở Quảng Trị với mục tiêu chiếm lĩnh nguồn tôm giống ngoài tôm chân trắng.

b. Thức ăn cho vùng nuôi thủy sản

Theo Tổng cục thủy sản, hiện nƣớc ta có khoảng 130 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản với sản lƣợng 3,77 triệu tấn, đáp ứng 85,6% nhu cầu trong nƣớc. Trong đó, có 96 cơ sở sản xuất thức ăn cá tra, 68 cơ sở sản xuất thức ăn tôm sú và 38 cơ sở sản xuất thức ăn tôm chân trắng. Tỷ lệ thức ăn thủy sản phải nhập khẩu của nƣớc ta ngày càng giảm dần, nhƣng nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn (nhƣ ngô, khô dầu đậu nành, đậu tƣơng, bột cá, dầu cá hồi, nhóm các acid amin…) vẫn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu với hơn 50%. Hiện thị phần thức ăn thủy sản gần nhƣ nằm trong tay các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Đặc biệt, thị trƣờng thức ăn cho tôm gần nhƣ là độc quyền 100% của các doanh nghiệp Uni-President (Đài Loan, 30% - 35% thị phần), CP (Thái Lan), Tomboy (Pháp)…, các doanh nghiệp trong nƣớc hầu nhƣ không chen chân đƣợc.

Trên thị trƣờng thức ăn cá tra, các doanh nghiệp nƣớc ngoài (nhƣ Cargill, Green Feed, Proconco, Anova, Uni-President…) cũng nắm tỷ trọng

lớn trên 50% phần còn lại cũng gần nhƣ nằm trong tay các doanh nghiệp lớn trong nƣớc nhƣ Việt Thắng, Vĩnh Hoàn, Nam Việt… Đặc biệt, Việt Thắng (là công ty con do Hùng Vƣơng sở hữu 55,3% vốn điều lệ) hiện là nhà cung cấp thức ăn cá tra lớn nhất cả nƣớc với thị phần hơn 45% và đã đƣợc cấp chứng nhận Global G.A.P trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các nhà máy thức ăn riêng của Vĩnh Hoàn, Hùng Vƣơng hầu nhƣ chỉ đáp ứng cho nhu cầu nội bộ nhằm khép kín chuỗi giá trị sản xuất.

Từ năm 2011 đến đầu năm 2013, giá thức ăn thủy sản tăng khá mạnh khi giá nguyên liệu sản xuất thức ăn tăng mạnh do hạn hán, mất mùa ở Braxin, Argentina… Điều này đã làm tăng mạnh chi phí sản xuất của các doanh nghiệp, hộ nuôi trong hơn hai năm qua. Tuy nhiên, từ đầu năm 2013 đến nay, giá nguyên liệu sản xuất thức ăn (bánh dầu đậu nành, ngô, đậu tƣơng…) đã giảm trở lại nên nhiều khả năng giá thức ăn thủy sản trong năm 2013 sẽ giảm so với năm 2012. Có thể thấy, các doanh nghiệp lớn nhƣ Vĩnh Hoàn, Hùng Vƣơng, Nam Việt… phần lớn các doanh nghiệp thủy sản sẽ tiếp tục phụ thuộc vào nguồn thức ăn bên ngoài trong thời gian tới.

c. Hoạt động nuôi trồng thủy sản

Đối với cá tra – basa: là loài cá nƣớc ngọt sống khắp lƣu vực sông Mekong, ở những nơi mà nƣớc sông không bị nhiễm mặn từ biển. Với đặc tính này nên những tỉnh nằm dọc sông Tiền và sông Hậu thƣờng rất thuận lợi cho việc nuôi cá tra, cá basa. Hiện các tỉnh có sản lƣợng cá tra, basa lớn nhất là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre. Sản lƣợng cá tra nguyên liệu năm 2012 đạt 1.190 nghìn tấn, trong đó có 5 tỉnh vừa nêu cũng là những tỉnh có sản lƣợng cá tra lớn nhất (đều trên 100.000 tấn/năm), cung cấp trên 87% sản lƣợng cá tra chế biến của cả nƣớc.

(Nguồn: VASEP)

Hình 2.5. Tỷ lệ các tỉnh nuôi cá tra lớn trên cả nước

Trong các năm qua, trƣớc sức ép tăng giá của con giống, thức ăn trong

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)