Rủi ro trong cho vay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP bản việt (Trang 25 - 29)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.1.5.Rủi ro trong cho vay

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất đa dạng và phong phú. Vì vậy, rủi ro đe dọa cũng có nhiều hình thái khác nhau và có mối quan hệ chặt chẽ

với nhau. Các loại rủi ro NHTM thường gặp phải là: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất. Trong đó, có rất nhiều góc độ để

nghiên cứu về hoạt động cho vay của Ngân hàng và ở mỗi góc độ ta có thể

nhận biết về đặc điểm của hoạt động cho vay một cách khác nhau. Tuy nhiên với hoạt động kiểm soát, rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay được coi là rủi ro gắn liền với hoạt động Ngân hàng và là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng hiện nay.

Cho vay là nghiệp vụ đem lại thu nhập chủ yếu cho các NHTM cho nên tác động của rủi ro tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Rủi ro tín dụng là đặc trưng tiêu biểu nhất, dễ xảy ra nhất trong hoạt

động Ngân hàng. Đây là rủi ro của sản phẩm dịch vụ quan trọng nhất trong Ngân hàng.

Vậy rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay là gì ? Rủi ro tín dụng là rủi ro mà các dòng tiền được hẹn trả theo hợp đồng (tiền lãi, tiền gốc hoặc cả hai) từ các khoản cho vay sẽ không được trả đầy đủ. Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn.

Như vậy với khái niệm về rủi ro như trên ta thấy hoạt động cho vay của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro và có rất nhiều hình thức gây ra rủi ro của ngân hàng như:

trả được lãi đúng hạn, khi đó Ngân hàng sẽ chuyển số lãi đó vào khoản mục lãi treo phát sinh. Hình thức rủi ro này được xếp vào mức rủi ro thấp vì ngoại trừ trường hợp khách hàng muốn quỵt nợ, chiếm dụng vốn thì phần lớn đều xuất phát từ việc thiếu cân đối trong kỳ hạn thu nợ và trả nợ của khách hàng.

- Không thu được vn đúng hn: Khi không thu được vốn đúng hạn thì tình hình dường như nghiêm trọng hơn, một phần do một lượng vốn vay lớn bị mất. Khi đó Ngân hàng sẽ chuyển số nợ đó sang mục nợ quá hạn phát sinh. Khoản mục này phát sinh vào thời gian đáo hạn của hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên đấy chưa phải là khoản mất mát thực tế của Ngân hàng vì có thể tiến độ

hoạt động kinh doanh của khách hàng bị chậm so với kế hoạch được đề ra trình Ngân hàng.

- Không thu đủ lãi:Khi Ngân hàng không thu đủ lãi thì tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Tình hình kinh doanh của khách hàng có thể đã gặp khó khăn không hiệu quả trong việc sử dụng vốn. Lúc này Ngân hàng cần có những biện pháp hỗ trợ khách hàng như giảm lãi, tư vấn cho khách hàng hoặc có thể cung cấp hàng những khoản tín dụng cần thiết cho khách hàng nếu dự

án đang đầu tư là khả thi.

- Không thu đủ vn vay:Khi Ngân hàng không thu đủ vốn cho vay tại thời điểm này, Ngân hàng sẽ chuyển khoản nợ vào mục nợ không có khả năng thu hồi hoặc phải xóa nợ coi như khép một hợp đồng tín dụng không hiệu quả.

Với các hình thức gây ra rủi ro như vậy thì nó sẽ tác động như thế nào

đến bản thân các NHTM và đến toàn bộ nền kinh tế.

-Đối vi hot động ngân hàng:

Rủi ro tín dụng làm giảm thu nhập của ngân hàng: khi có một khoản nợ được coi là quá hạn, thu nhập của ngân hàng bị giảm sút ngay, một phần vì không thu được lãi hoặc nợ gốc như cam kết, trong khi vẫn phải trả lãi cho

nguồn huy động, một phần do các chi phí quản lý, giám sát phát sinh. Mặt khác nếu các khoản nợ quá hạn chuyển thành khó thu hoặc không thu được thì việc xử lý tài sản đảm bảo luôn gặp khó khăn về pháp lý và định giá nên trường hợp ngân hàng có thể thu hồi được nợ khi phát mại tài sản là rất khó xảy ra.

Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Tỷ lệ nợ

quá hạn trên tổng dư nợ cao không những làm giảm thu nhập của ngân hàng mà còn làm giảm nguồn vốn, đồng thời làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Khi đó ngân hàng sẽ phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao, bởi huy động từ tiền gởi dân cư thường mất rất nhiều thời gian. Nếu tình trạng này kéo dài với việc hàng loạt người gởi tiền rút tiền, ngân hàng sẽ buộc phải đóng cửa và tuyên bố phá sản.

Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Khi ngân hàng mất khả năng thanh toán, phải đi vay từ nhiều nguồn khác nhau, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm đi nghiêm trọng. Hơn nữa tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao cũng là một chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá không tốt về tình hình hoạt động của ngân hàng, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý đối tác của ngân hàng, dẫn đến việc huy động vốn trở

nên khó khăn hơn và gặp nhiều trở ngại trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác.

- Đối vi nn kinh tế:

Hoạt động của NHTM mạng tính xã hội hóa cao vì nó liên quan đến nhiều ngành nghề và nhiều thành phần khác nhau trong nền kinh tế. Do vậy khi một ngân hàng bị phá sản nó sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận còn lại trong xã hội, trước tiên là các ngân hàng khác, bởi có quan hệ mật thiết với nhau trong hoạt động nên một ngân hàng sụp đỗ có thể dẫn đến sự sụp đổ

nghiệp bị gián đoạn do thiếu vốn, người gửi tiền không lấy lại tiền được. Những hậu quả này còn giảm lòng tin của công chúng vào sự vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính cũng như hiệu lực của các chính sách tiền tệ của Chính phủ.

Rủi ro tín dụng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau từ phía khách hàng và Ngân hàng. Về phía khách hàng, rủi ro tín dụng có nguyên nhân từ rủi ro kinh doanh như kinh doanh thua lỗ, do thay đổi chính sách, tình trạng đầu tư vốn vào những dự án hiệu quả kinh tế thấp, tình hình tài chính, hoặc khách hàng cố ý lừa đảo, chây ỳ hoặc gặp khó khăn trong kinh doanh. Về phía Ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra do năng lực và khả

năng quản lí, dự đoán rủi ro, tổ chức hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, các quy định, quy trình tín dụng không chặt chẽ, cán bộ tín dụng thiếu năng lực hoặc tư cách đạo đức xấu.

Có thể chia rủi ro tín dụng làm 2 loại: rủi ro tín dụng đặc thù là rủi ro cho vay của một người cho vay cụ thể phát sinh do những kiểu đặc thù của rủi ro dự án mà người vay thực hiện, rủi ro tín dụng hệ thống là rủi ro phát sinh do bối cảnh chung của nền kinh tế hoặc những điều kiện vĩ mô tác động lên toàn bộ các người vay (suy thoái, khủng hoảng kinh tế…).

Trước những rủi ro và thách thức đó, các NHTM không thể né tránh

được mà phải đối mặt và tự tìm cho mình những giải pháp thiết thực phù hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

để hạn chế những rủi ro, tăng quy mô và chất lượng tín dụng, đảm bảo hoạt

động kinh doanh có hiệu quả. Để đối phó với những rủi ro tín dụng, các Ngân hàng lập ra các hệ thống kiểm soát phức hợp bao trùm nhiều công đoạn trong quá trình thực hiện một khoản cấp tín dụng như xem xét cho vay, giải ngân, giám sát nợ vay, thu hồi vốn và các dấu hiệu về rủi ro tín dụng khác nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP bản việt (Trang 25 - 29)