Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP bản việt (Trang 94 - 97)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.2.8.Các giải pháp khác

a. Xây dng và ban hành chính sách, quy trình tín dng phù hp vi các văn bn ca ngân hàng nhà nước, vi tình hình phát trin kinh tế ca

đất nước. Đồng thời bổ sung, hoàn thiện các văn bản liên quan đến nghiệp vụ

cho vay hiện hành:

- Quy định về độ tuổi của người được bảo lãnh bằng tài sản cho món vay: Độ tuổi người bảo lãnh nên giống độ tuổi người vay để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.

- Quy định về các thẩm định chi phí hàng tháng của khách hàng cá nhân phù hợp với nguồn thu nhập hàng tháng của khách hàng, cụ thể: Căn cứ vào nguồn thu nhập hàng tháng của khách hàng sẽ quy định chi phí tối thiểu hàng tháng bằng bao nhiêu phần trăm so với nguồn thu nhập.

- Quy định về việc tra cứu thông tin CIC của các đối tượng có liên quan

đến món vay: nên có quy định cụ thể về việc phải truy xuất thông tin CIC của bên bảo lãnh bằng tài sản, vợ/ chồng của khách hàng, người đồng trả nợ…

b. Hoàn thin công tác kim soát ni bộ đối vi các CV KTKSNB ti chi nhánh

Quy trình kiểm tra kiểm soát nội bộ hiện tại chưa ban hành quy trình cụ

thể đối với việc kiểm tra kiểm soát của các CV KTKSNB tại các đơn vị kinh doanh. Vì vậy cần xây dựng quy trình kiểm soát nội bộ đối với công tác kiểm soát nội bộ nói chung và công tác kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay nói riêng của các CV KTKSNB tại chi nhánh áp dụng thống nhất trong toàn hệ

thống VCCB, đồng thời có bảng mô tả công việc riêng và cụ thể đối với các CV KTKSNB tại chi nhánh: quy định cụ thể các công việc phải thực hiện, số

lượng hồ sơ kiểm tra trong tháng…. Các CV KTKSNB tại chi nhánh phải theo sát hoạt động cho vay tại đơn vị: kiểm tra các hồ sơ giải ngân mới thường xuyên và liên tục, giám sát việc thực hiện và tuân thủ các quy trình, quy định cho vay tại đơn vị, kịp thời nhắc nhở đơn vị khi xảy ra các sai sót và

đề ra các kiến nghị phù hợp….

c.Tăng cường công tác KTSKNB định kđột xut, sớm phát hiện các dấu hiệu vi phạm và có hướng xử lý dứt điểm. Đồng thời có biện pháp xử

lý thích hợp đối với các đơn vị không tự giác, không nghiêm túc thực hiện các quy định về thông tin, báo cáo các hoạt động, số liệu tại các đơn vị.

d. KTKSNB cn thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp với các phòng ban khác về lĩnh vực tín dụng như phòng tái thẩm định, khối quản lý rủi ro và kiểm soát tuân thủ… để nắm bắt thông tin đầy đủ và kịp thời về hoạt

động cho vay tại ngân hàng.

e. Nâng cao năng lc đạo đức và nghip vụ đối vi các cán b tín dng: con người là nhân tố quan trọng trong bất kỳ hoạt động nào. Đội ngũ

cán bộ tín dụng có trình độ, có đạo đức và có tinh thần trách nhiệm với công việc là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng. Cần có chế độ tuyển dụng cán bộ cũng

như đào tạo cán bộ tín dụng hợp lý, đồng thời bố trí đội ngũ cán bộ tín dụng

đúng người đúng việc để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ tín dụng, tăng cường các lớp tập huấn bồi dưỡng để cán bộ cập nhật kiến thức, am hiểu sâu rộng về

nghiệp vụ. Có chế độ đãi ngộ, thưởng phạt phân minh, cương quyết xử lý đối với những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

f. Hoàn thin cơ cu t chc ca phòng kim soát ni b

Trong thời gian sắp tới, khi nhân viên tại phòng KTKSNB đảm bảo về

mặt số lượng, nên thành lập các tổ bộ phận để chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng công việc:

-Bộ phận kiểm tra: tham gia kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất theo đoàn tại các đơn vị kinh doanh/ được bố trí làm việc cố định tại các đơn vị kinh doanh,

đánh giá tính tuân thủ và chất lượng hoạt động của đơn vị khi kiểm tra trực tiếp tình hình hoạt động tại đơn vị.

-Bộ phận giám sát từ xa: thực hiện việc theo dõi số liệu trên hệ thống hàng ngày, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sái sót về mặt số liệu đồng thời cảnh báo cho các đơn vị kinh doanh khi phát hiện các rủi ro tiềm ẩn.

-Bộ phận hỗ trợ: thực hiện việc thống kê và đánh giá về hệ thống các văn bản của ngân hàng: hệ thống văn bản đã phù hợp và theo đúng các quy

định của ngân hàng nhà nước chưa, các quy định nào cần phải được sửa đổi bổ sung để phù hợp với tình hình thị trường và thực tế hoạt động tại đơn vị

kinh doanh, các quy định cần bổ sung… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Bộ phận IT: thực hiện hỗ trợ P KTKSNB trong việc cung cấp các số

liệu cho các đoàn kiểm tra, nghiên cứu các báo cáo cần thiết cho hoạt động kiểm tra và giám sát của phòng được kịp thời và chính xác.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP bản việt (Trang 94 - 97)