Xác định chương trình và hình thức đào tạo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 26 - 30)

6. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.2.4. Xác định chương trình và hình thức đào tạo

Chương trình đào tạo là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả đào tạo CBCC cấp xã. Nội dung chương trình đào tạo bao gồm hệ thống các kỹ năng, kiến thức, các ứng xử cần thiết cho CBCC.

Việc lựa chọn nội dung, chương trình đào tạo phải phù hợp với mục tiêu cụ thể của đơn vị đã đề ra. Đối với các chương trình đào tạo CBCC cấp xã, nội dung được xác định cụ thể như sau:

(i) Đào tạo về LLCT nhằm xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã có tư tưởng, lập trường chính trị v ng vàng, kiên định với chế độ chính trị hiện nay;

(ii) Đào tạo kiến thức về pháp luật và kiến thức, kỹ năng QLNN, trang bị kiến thức cơ bản về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

(iii) Đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ nhằm xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã chuyên nghiệp, có khả năng xây dựng, hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách của Nhà nước đạt hiệu quả cao, thực hiện các mục tiêu phát triển của đất nước.

Ngoài ra việc xác định chương trình đào tạo CBCC liên quan đến nhiều yếu tố khác như: Nhu cầu đào tạo, mục tiêu đào tạo, chi phí đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy...

Căn cứ vào nhu cầu và mục tiêu đào tạo cũng như các điều kiện hiện có của địa phương, trên cơ sở phân cấp đối với các cơ quan quản lý về công tác đào tạo sẽ định hướng và điều chỉnh các chương trình đào tạo, phối hợp với các cơ sở đào tạo đang hoạt động ở địa phương mình để thành lập chương trình đào tạo phù hợp và thiết thực. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều cơ sở đào tạo, nhiều chương trình đào tạo cho các đối tượng CBCC khác nhau. Điều này thể hiện mức độ khác nhau của các chương trình khi các chương trình này được xem xét lựa chọn để phù hợp với điều kiện của các địa phương.

Thực tế hiện nay một số địa phương đã làm rất tốt công tác đào tạo CBCC và điều này thể hiện việc lựa chọn chương trình đào tạo là rất quan trọng. Đ y cũng là một minh chứng đối với cơ quan quản lý đào tạo CBCC đã trực tiếp lựa chọn các chương trình đào tạo và kiểm soát việc cung cấp các chương trình đó thông qua việc điều tra và xây dựng cơ sở thông tin về các chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo như: Các ngành nghề đào tạo, các kỹ năng cơ bản và chuyên sâu, thông tin về cơ sở vật chất, số lượng và chất lượng của đội ngũ giáo viên...; việc điều tra nhu cầu đào tạo CBCC cũng như nhu cầu kỹ năng công việc cần đào tạo và khả năng tài chính mang tính khả thi. Sau khi chương trình đào tạo đã thống nhất tất yếu phải được thể hiện qua việc lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp và các tài liệu đào tạo để đáp ứng mục tiêu đã đề ra.

Xác định hình thức và phương pháp đào tạo

Phương pháp đào tạo là cách thức để tiến hành đào tạo. Hay nói cách khác đó là phương thức cụ thể để truyền tải kiến thức cần đào tạo cho CBCC được đào tạo để đạt được mục tiêu đào tạo. Tùy theo hình thức đào tạo mà lựa chọn phương pháp đào tạo cho phù hợp.

Phải lựa chọn phương pháp đào tạo vì mỗi phương pháp có cách thức thực hiện khác nhau và có nh ng ưu điểm, nhược điểm riêng. Các đối tượng đào tạo khác nhau với mỗi loại kiến thức khác nhau, mỗi chức danh, VTVL và điều kiện tham gia đào tạo của người học khác nhau đòi hỏi các phương pháp đào tạo cũng phải khác nhau. Vì vậy, cần phải lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp nhằm giúp cho người được đào tạo tiếp thu các kiến thức, kỹ năng tốt hơn, qua đó nâng cao hiệu quả công tác đào tạo.

Các hình thức đào tạo hiện nay có thể chia thành 2 nhóm chính, bao gồm:

Thứ nhất, nhóm đào tạo tại nơi làm việc hay tại chỗ cho cán CBCC cấp xã như:

- Phương pháp kích thích tư duy, tìm ý tưởng: Phương pháp này giúp tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích thích khả năng sáng tạo, tăng cường khả năng tư duy của người học về một vấn đề hay lĩnh vực, tìm ra các phương án, các lời giải từ một phần đến toàn bộ cho các vấn đề nan giải. Phương pháp này đã và đang được triển khai thành các lớp học ở các cơ quan, đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của cá nhân hay tập thể.

- Phương pháp thảo luận: Đ y là phương pháp đào tạo sử dụng các tài liệu đã được biên soạn dưới hình thức sách giáo khoa hoặc file mềm. Nội dung soạn thảo của tài liệu phải đưa ra được các d kiện, các câu hỏi, các nội dung của vấn đề mà học viên cần nắm bắt, cho phép học viên tự kiểm tra nhận thức của mình qua học tập bằng cách tự trả lời các câu hỏi có sẵn; phải đảm

bảo thông tin phản hồi lại được cho học viên về kết quả của các câu trả lời mà họ đã trả lời.

- Phương pháp nghiên cứu tình huống: Các học viên cùng nhau giải quyết vấn đề được đặt ra thông qua các bài tập và tình huống được giả định. Các bài tập nhóm đa dạng nhiều tình huống như phân tích một vấn đề cụ thể nào đó từ đó phát triển ý tưởng cho tình huống và áp dụng các kỹ năng thực tiễn để giải quyết. Bằng phương pháp học tập các trường hợp điển hình, học viên được tiếp cận các tình huống thực thi công vụ thực tiễn, tạo nên môi trường học tập sinh động, khuyến khích mọi thành viên chia sẻ ý tưởng, giải pháp của mình và học hỏi lẫn nhau.

- Phương pháp làm việc theo nhóm: Các chương trình đào tạo đặc thù được cấu trúc với mục đích khuyến khích giao tiếp phối hợp gi a các thành viên trong đơn vị. Thông qua cơ hội làm việc và học tập trong cùng đơn vị, các thành viên sẽ hiểu trách nhiệm, giá trị, các cơ hội và thử thách của đơn vị hơn.

- Phương pháp đối thoại: Đ y là phương pháp được sử dụng rộng rãi để đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý trẻ trở thành nhà quản lý giỏi. Cách này không chỉ tạo cơ hội để học mà còn đòi hỏi sự uỷ quyền hợp lý, tạo ra cảm giác tự tin hơn. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ thất bại nếu không cung cấp đủ thời gian cho học viên; học viên không được phép mắc sai lầm; nếu có sự tranh đua, nếu nhu cầu độc lập của học viên không được nhận thấy và chấp nhận bởi cấp trên.

Thứ hai, nhóm hình thức đào tạo ngoài nơi làm việc:

- Phương pháp luân chuyển: Đ y là phương pháp luân chuyển CBCC

phụ trách lĩnh vực công tác này sang lĩnh vực công tác khác nhằm mục đích cung cấp cho họ nh ng kiến thức và kinh nghiệm rộng hơn. Kiến thức thu được trong quá trình luân chuyển công tác rất cần thiết cho họ sau này để đảm nhiệm các công việc khác ở vị trí cao hơn.

- Đào tạo tại các trường chuyên nghiệp theo hình thức tập trung như các trường cao đ ng đại học hay trường thuộc khối Đảng. Hệ thống các trường này sử dụng nhiều cách thức đào tạo bảo đảm cho người học có được hệ thống kiến thức chặt chẽ và thường xuyên cập nhật. Nếu là người học là CBCC cấp xã đã kinh qua công tác sẽ rất h u ích. Nhưng thường đào tạo theo hướng này thường dành cho đào tạo CBCC theo hướng dài hạn. Nhiều địa phương áp dụng cho đào tạo CBCC cấp xã người DTTS theo quy hoạch thông qua các chương trình cử tuyển cho địa phương.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)