Hoàn thiện việc xác định nhu cầu đào tạo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 74 - 78)

6. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

3.4.1. Hoàn thiện việc xác định nhu cầu đào tạo

Căn cứ của giải pháp

Từ phân tích trong mục 2.3.1. cho thấy cách xác định nhu cầu đào tạo như hiện nay đã không nâng cao trình độ mọi mặt cho CBCC cấp xã người DTTS. Cách xác định nhu cầu đào tạo nếu chỉ căn cứ từ văn ản cấp trên, không ử ụng các phương pháp như:

(i) Phân tích, tổ chức các kế hoạch hoạt động, kế hoạch nguồn nhân lực của tổ chức.

(ii) Phân tích công việc đánh giá kết quả công việc của CBCC.

(iii) Thiếu tổ chức điều tra khảo sát đào tạo đối với CBCC. Khiến cho chỉ tiêu đào tạo không có cơ ở chắc chắn và không gắn với yêu cầu thực tế.

Ngoài ra, việc xác định nhu cầu hiện nay đã không xác định nh ng mong muốn, yêu cầu, nguyện vọng về đào tạo đối với CBCC cấp xã người DTTS; không phân tích nhu cầu đào tạo và đánh giá thực trạng về thực hiện công việc…

Cách thức tiến hành

Xác định nhu cầu đào tạo là bước cơ ản, quan trọng để xác định xem CBCC cần đào tạo cái gì, loại năng lực nào cần và loại nào không cần đào tạo. Xác định nhu cầu đào tạo cần ựa trên nguyên tắc là: Nhu cầu đào tạo ằng với năng lực cần có theo chức danh, VTVL trừ đi năng lực hiện có của họ.

Thứ nhất, lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố phải xác định nhu cầu

đào tạo trên cơ sở phân tích công việc với đánh giá kết quả thực hiện công việc của CBCC cấp xã người DTTS. Từ đ y Ban Tổ chức Tỉnh ủy và ở Nội vụ mới tổng hợp nhu cầu đào tạo với đối tượng này. Thông qua việc phân tích này xác định được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực thi nhiệm vụ đã được giao; đánh giá kết quả thực hiện công việc còn để xác định được trình độ của CBCC. Khi so sánh trình độ hiện có của họ với yêu cầu của công việc sẽ xác định được các kiến thức, kỹ năng mà CBCC còn thiếu hụt, từ đó xác định nhu cầu đào tạo để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đối với nh ng CBCC đã hoàn thành tốt nhiệm vụ rồi thì cần xem xét khả năng phát triển của họ để tiến hành đào tạo chuyên sâu, nâng cao năng lực, trình độ kết hợp với rèn luyện phẩm chất đạo đức đảm bảo tiêu chuẩn tham gia các kỳ thi nâng ngạch bậc và đưa vào diện quy hoạch phát triển.

Song song với việc phân tích nhu cầu đào tạo của đơn vị cần phải thực hiện phân tích nhu cầu nguyện vọng được đào tạo, nâng cao trình độ của từng CBCC. Khi cả hai nhu cầu đào tạo này thống nhất với nhau thì sẽ tạo được động lực học tập cho CBCC bởi bản thân họ là người hiểu rõ mình cần được đào tạo nh ng kiến thức, kỹ năng gì. Ngoài ra qua phân tích điều tra nhu cầu đào tạo của CBCC sẽ giúp cho lãnh đạo đơn vị xác định chính xác nhu cầu đào tạo của CBCC và làm cho các khóa đào tạo đạt hiệu quả cao. Muốn thực hiện được vấn đề này cần phải:

Mô tả vị trí việc làm

Để phân tích công việc của mỗi cá nhân thì cần phải xây dựng bản mô tả VTVL, bản yêu cầu công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc.

Tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể của mỗi CBCC mà phân ra các chức danh cụ thể như công chức lãnh đạo, chuyên viên thừa hành thực thi, chuyên viên phối hợp hỗ trợ.

Với việc xây dựng bản mô tả công việc, bảng xác định yêu cầu công việc với người thực hiện và bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc sẽ cho thấy các yêu cầu về nhiệm vụ, hiểu biết, kỹ năng mà CBCC cần phải có để từ đó xác định được chính xác nhu cầu đào tạo cho CBCC cấp xã người DTTS.

Hoàn thiện phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc

Hoàn thiện phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc của CBCC thông qua việc xây dựng phiếu đánh giá thực hiện công việc với các tiêu chí cụ thể cho từng chức danh công việc cụ thể.

Thứ hai, rà soát lại thực trạng đội ngũ CBCC cấp xã người DTTS theo

quy hoạch chưa đạt các mặt kiến thức theo tiêu chuẩn quy định; xác định nhu cầu và tiến độ thực hiện từng năm; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch dự nguồn đối với số CBCC sắp xếp, luân chuyển.

Thứ ba, khảo sát và xác định nhu cầu đầu vào để thiết kế chương trình, nội dung, các chuyên đề cụ thể cho từng vị trí quy hoạch. Như thế, cơ sở đào tạo sẽ cung cấp nh ng gì mà người được đào tạo cần chứ không áp đặt nh ng gì mình có. Đào tạo theo nhu cầu giúp CBCC sẽ chủ động lựa chọn nội dung, chương trình, cơ sở đào tạo và thời gian học tập phù hợp và sát với thực tế, từ đó nâng cao tính tự giác và trách nhiệm trong học tập và thực thi nhiệm vụ. Đ y là cơ sở để các cấp có thể đánh giá đúng năng lực thực thi công vụ của CBCC cấp xã người DTTS, tránh việc đào tạo giống nhau cho mọi CBCC.

Thứ tư, UBND huyện, thị xã và thành phố cử CBCC cấp xã người

DTTS đi đào tạo cần phải quan tâm dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể trong ngắn hạn, dài hạn trên cơ sở dự nguồn, kế cận và nhu cầu thực tiễn, trong đó cần xác định cụ thể số lượng, ngành nghề, tiêu chuẩn, thời gian đào tạo ... để làm cơ sở cho dự báo nhu cầu đào tạo của tỉnh một cách có cơ sở thực tế và hiệu quả. Thực trạng hiện nay tồn tại gi a một bên

là nh ng CBCC có thâm niên, kinh nghiệm công tác nhưng lại chưa được đào tạo hoặc chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và LLCT, với một bên là nh ng CBCC trẻ đã được đào tạo, trang bị kiến thức chuyên ngành và đạt chuẩn về trình độ nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế thì cần có giải pháp điều hòa nhằm huy động và sử dụng hợp lý và tốt nhất lực lượng hiện có. Trên cơ sở nhu cầu cụ thể, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan liên quan thực hiện điều chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo, số lượng, ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp từng chuyên ngành. Thực hiện tốt cơ chế phối hợp ba bên: Nhà nước, cơ sở đào tạo và cơ quan sử dụng từ khâu xây dựng quy hoạch đào tạo và sử dụng CBCC.

Thứ năm, thực hiện đào tạo đúng theo quy hoạch, bảo đảm tính nghiêm túc và hiệu lực của quy hoạch, bảo đảm các nguyên tắc quy định của quy trình xây dựng quy hoạch; liệt kê rõ các kiến thức cần thiết theo tiêu chuẩn của từng chức danh, VTVL của CBCC và công khai trong cơ quan, đơn vi; phải đào tạo đủ tiêu chuẩn quy định trước khi quyết định đề bạt, bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, nâng ngạch, chuyển ngạch; cơ quan phải ghi rõ lý do khi cử CBCC đi đào tạo và chấm dứt tình trạng cho đi đào tạo theo chủ quan, cả nể động cơ không chính đáng.

Yêu cầu

- Phải có sự chỉ đạo chung từ tỉnh trong đó Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ là cơ quan thường trực;

- Xây dựng cơ chế làm việc và duy trì thực hiện nghiêm túc;

- Phải có sự phối hợp gi a các cơ quan này với các cơ quan cấp huyện, thị xã và thành phố;

- Kiểm tra đánh giá thường xuyên;

3.4.2. Xác định mục tiêu đào tạo

Lý do đưa ra giải pháp

Từ phân tích ở mục 2.3.2. đã chỉ ra cách xác định mục tiêu đào tạo gắn với các chủ trương từ trên và bằng giao chỉ tiêu đào tạo CBCC như hiện nay ở tỉnh Đắk Lắk đã ộc lộ nh ng tồn tại nhất định đặc biệt trong đào tạo CBCC cấp xã người TT . Hậu quả là tỷ lệ đào tạo CBCC cấp xã người TT có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thấp thay đổi chậm trong nh ng năm qua.

Cách thức tiến hành

Qua khảo sát ý kiến và thực tế để hoàn thiện việc xác định mục tiêu đào tạo trước hết cần thay đổi tư uy về công tác này. Đã đến lúc phải thay đổi và tất cả các cấp đều phải quán triệt cần có nh ng thay đổi trong cách thức làm việc và phối hợp hoạt động.

Tiếp đó việc xác định mục tiêu phải tiến hành khảo át và đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu tại các xã phường, thị trấn. Phiếu đánh giá ẽ có các tiêu chí liên quan tới mức độ đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn do Bộ Nội vụ đề ra theo vị trí việc làm và kết quả công việc hoàn thành.

Trên cơ ở đó các đơn vị tổng hợp mục tiêu đào tạo cần đạt tới là gì. Các cơ quan cấp trên như phòng và ở Nội vụ sẽ tổng hợp để xác định mục tiêu chung.

Yêu cầu

- Phải có sự chỉ đạo chung từ tỉnh;

- Phải có sự phối hợp gi a các cơ quan liên quan như Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ và Ban Cải cách hành chính của tỉnh;

- Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)