Lựa chọn chính xác đối tượng đào tạo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 78 - 81)

6. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

3.4.3.Lựa chọn chính xác đối tượng đào tạo

Từ thực tế việc xây dựng quy định và tiêu chuẩn đào tạo cho đối tượng là CBCC cấp xã người DTTS trong nh ng năm qua đã cho thấy rằng nh ng quy định, ràng buộc rất chặt chẽ và chi tiết của các cơ quan đảng và nội vụ với đối tượng là CBCC nói chung rất khó áp dụng khi xây dựng cho đối tượng người DTTS. Khiến cho các quy định nhiều khi mang tính hình thức hay phải sử dụng nhưng phải vận dụng rất nhiều. Tiếp đó căn cứ vào tình hình thực tế và nh ng kinh nghiệm thực tế là nh ng căn cứ để đưa ra giải pháp.

Cách thức tiến hành

Thứ nhất, cần phải có sự thay đổi quan điểm về đối tượng đào tạo vì

đối tượng là CBCC cấp xã người DTTS thì nh ng yêu cầu về trình độ, năng lực sẽ không được như CBCC nói chung, nên phương pháp xây dựng quy định và tiêu chuẩn phải bắt nguồn từ thực tế của địa phương và đối tượng CBCC.

Thứ hai, có thể mềm hóa bằng thiết kế và điều chỉnh các chương trình

đào tạo cũng sẽ khác nhau để đảm bảo rằng ai còn thiếu kiến thức gì thì phải đào tạo bổ sung kiến thức đó. Nội dung đào tạo phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu từng loại công chức. Căn cứ vào đối tượng cụ thể để đưa ra nội dung đào tạo về trình độ LLCT, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, với năng lực thực tiễn để phát huy các kỹ năng và phẩm chất đạo đức.

Thứ ba, để đảm bảo chương trình đào tạo đạt hiệu quả và chất lượng

cao cần phải lựa chọn đúng đối tượng đào tạo, tránh lãng phí về thời gian, công sức và kinh phí để đào tạo. Việc xác định chính xác đầy đủ nhu cầu đào tạo thì lựa chọn đúng đối tượng đào tạo có vai trò rất lớn đến hiệu quả của công tác đào tạo CBCC.

Hiện nay ở tỉnh ngoài các khóa đào tạo nâng cao trình độ LLCT, kiến thức QLNN ngạch: chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, thì

tỉnh chưa xây dựng được các tiêu chuẩn cụ thể làm căn cứ lựa chọn đối tượng đào tạo cho các khóa đào tạo khác. Việc lựa chọn các đối tượng này chủ yếu do lãnh đạo đơn vị quyết định. Để lựa chọn chính xác đối tượng đào tạo phải dựa vào xác định nhu cầu đào tạo của CBCC, tác dụng của đào tạo đối với CBCC và khả năng của từng người. Trên cơ sở đó xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể để lựa chọn đối tượng cử đi đào tạo cho từng loại hình đào tạo. Có thể dựa vào các tiêu chuẩn sau:

- Xuất phát từ nhu cầu về nhân lực của các đơn vị;

- Các CBCC có kết quả làm việc thấp chưa đáp ứng được yêu cầu công việc do thiếu hụt các kiến thức, kỹ năng bắt buộc phải tham gia các khóa đào tạo nhằm cải thiện kết quả làm việc của họ;

- Ngành nghề đào tạo phải phù hợp với nhu cầu của đơn vị; - Người được cử đi đào tạo phải phù hợp với khóa học;

- Ưu tiên đào tạo nh ng người trong diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý;

- Có nhu cầu, nguyện vọng đi đào tạo sau đại học.

Việc lựa chọn chính xác đối tượng đào tạo theo cấp bậc, chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc theo ngạch, bậc công chức hiện nay hoặc theo chức danh chuyên môn, nghiệp vụ mà công chức đảm nhiệm với mục đích đào tạo, giúp CBCC đáp ứng được nh ng yêu cầu của công việc đang làm; xác định rõ kiến thức, kỹ năng CBCC cần đạt được sau khi kết thúc khoá học. Trên cơ sở đó xây dựng nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp.

Yêu cầu

- Phải có sự chỉ đạo chung từ tỉnh;

- Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ là cơ quan thực hiện;

- Kiểm tra đánh giá thường xuyên;

- Huy động được nguồn lực để thực hiện.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 78 - 81)