Kinh phí cho đào tạo CBCC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 30 - 32)

6. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.2.5.Kinh phí cho đào tạo CBCC

Kinh phí cho đào tạo là nguồn lực quan trọng để thực hiện đào tạo mà nếu thiếu khó có thể thực hiện đặc biệt là đào tạo CBCC cấp xã ở các tỉnh khó khăn. Đ y là toàn bộ nh ng chi phí diễn ra trong quá trình CBCC tham gia khoá học và nh ng chi phí khác liên quan đến quá trình đào tạo.

Công tác đào tạo chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi xây dựng được kinh phí cho đào tạo và đảm bảo sử dụng đúng mục đích đúng đối tượng. Vì vậy, cần chú trọng khâu quản lý tài chính, phân bổ kinh phí đào tạo để đầu tư đúng chỗ và sử dụng có hiệu quả cao.

Kinh phí đào tạo gồm có: (1) Các chi phí cho việc học tập là nh ng chi phí phải trả trong quá trình người lao động học việc của họ như chi phí trả cho nhân viên đi học, chi phí về nguyên vật liệu dùng trong học tập, giá trị sản lượng bị giảm xuống do hiệu quả làm việc thấp của học viên học nghề. (2) Nh ng chi phí cho việc giảng dạy: Tiền lương của nh ng cán bộ quản lý trong thời gian họ kèm cặp nhân viên học việc, tiền thù lao cho giáo viên hay nh ng nhân viên đào tạo và các nhân viên phục vụ khác, tiền trả cho trung tâm đào tạo về các khoản điện, phòng học và các điều kiện học tập khác, các khoản chi phí về tài liệu học tập, máy chiếu, sách, bài kiểm tra, chương trình

học tập, nh ng khoản phải trả thù lao cho cố vấn, cho các tổ chức liên quan và bộ phận bên ngoài khác.

Kinh phí đào tạo phụ thuộc vào cấp học, thời gian đào tạo và địa điểm đào tạo. Trong tổ chức, nguồn kinh phí này thường hạn hẹp nó ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo. Vì vậy, cần phải chú trọng khâu quản lý tài chính, phân bổ kinh phí để đầu tư đúng chỗ và đem lại hiệu quả sử dụng cao.

Xác định kinh phí để thực hiện chương trình đào tạo là một nội dung quan trọng, là mối quan tâm lớn đối với các tổ chức có chức năng khi xây dựng chương trình đào tạo. Các tổ chức thường quan tâm liệu nguồn lực tài chính của mình có đủ khả năng để đáp ứng mức chi phí cần thiết cho chương trình đào tạo hay không và liệu nh ng kết quả thu được từ chương trình đào tạo có tương xứng với mức chi phí mà tổ chức đã bỏ ra hay không.

Kinh phí đào tạo có thể do cơ quan hoặc do cá nhân người CBCC bỏ ra. Cơ quan bỏ ra kinh phí đào tạo có ưu điểm sẽ thực hiện đúng mục tiêu của tổ chức đúng chức danh, VTVL, gắn việc đào tạo với quy hoạch, bố trí, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực của địa phương. Tuy nhiên, cơ quan bỏ tiền ra để đào tạo các chương trình học đôi khi không phù hợp nguyện vọng, yêu cầu của CBCC được đào tạo; vì vậy, họ tham gia một cách thụ động và không thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc đào tạo. Ngược lại, khi cá nhân họ bỏ ra kinh phí đào tạo để học nh ng ngành nghề mình thích thì họ sẽ tự giác tích cực học tập từ đó chất lượng đào tạo được nâng cao một cách rõ rệt. Nhưng có nhược điểm là sẽ không đúng với mục tiêu và không phù hợp với công tác quy hoạch và sử dụng nguồn nhân lực của cơ quan, tổ chức.

Chỉ tiêu đánh giá nguồn kinh phí đào tạo CBCC: Tổng kinh phí, mức

độ đa ạng các nguồn kinh phí, tỷ lệ tăng các nguồn kinh phí, tính hợp lý của việc phân bổ, sử dụng các nguồn kinh phí.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 30 - 32)