Hoàn thiện báo cáo kiểm soát và đánh giá tại Danapha

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện báo cáo kế toán quản trị tại công ty cổ phần dược DANAPHA (Trang 99 - 137)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Hoàn thiện báo cáo kiểm soát và đánh giá tại Danapha

a. Báo cáo kim soát chi phí khi văn phòng

Đối với mỗi doanh nghiệp, ngoài chi phí sản xuất thì chi phí quản lý doanh nghiệp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm tất cả các chi phí phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh như: Chi phí vật liệu, dụng cụ quản lý, chi phí nhân công quản lý, chi phí khấu hao khối quản lý, chi phí điện, nước Internet, chi phí điện thoại, dịch vụ mua ngoài, hội họp, tiếp khách và chi phí khác. Kiểm soát chặt chẽ chi phí này sẽ góp phần cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp. Lập báo cáo kiểm soát chi phí khối văn phòng theo từng trung tâm chi phí để theo dõi và kiểm soát chi phí là việc cần thiết.

Mỗi phòng ban được xem là một trung tâm chi phí và trưởng các phòng ban có trách nhiệm kiểm soát chi phí của phòng mình. Báo cáo kiểm soát chi phí sẽ kiểm soát các chi tiêu như chi phí vật liệu, dụng cụ khối văn phòng; chi phí điện, nước, Internet; chi phí điện thoại; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí hội họp tiếp khách; chi phí khác.

Dựa vào chi phí phát sinh thực tế trên sổ chi tiết các khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và định mức của các khoản mục trên quy chế tiêu thụ

tại Danapha để kiểm soát các chi phí này tại từng bộ phận. Báo cáo này được lập cho từng phòng ban và bao gồm các chỉ tiêu sau:

• Cột (1): Số thứ tự

• Cột (2): Là các loại chi phí cần kiểm soát với mỗi phòng ban.

• Cột (3): Phản ảnh số liệu chi phí thực tế phát sinh trong tháng.

• Cột (4): Phản ảnh số liệu định mức cho mỗi phòng ban theo quy chế

tiêu thụ của Công ty (xem phụ lục số 10).

• Cột (5): Số tiền chênh lệch giữa chi phí phát sinh thực tế và định mức. Nếu chênh lệch này là số âm thì số tiền chi phí thực tế phát sinh của phòng ban đó thấp hơn định mức, chênh lệch này là tốt. Nếu chênh lệch này và số dương thì sẽ tính tiếp cột (6).

• Cột (6): Phần trăm chênh lệch trên định mức chi phí. Nếu tỷ lệ này lớn thì phải cảnh báo ngay với cán bộ quản lý phòng ban đó để xử lý và kiểm soát chặt chẽ hơn trong những tháng sau.

Bng 3.7: Báo cáo kim soát chi phí khi văn phòng Phòng ban: Phòng Nhân sự. Tháng 09/2014 STT Các chỉ tiêu chi phí Phát sinh thực tế Định mức Chênh lệch (+)/(-) Tỷ lệ phần trăm giữa thực tế/định mức (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Chi phí vật liệu, dụng cụ quản lý 2 Chi phí điện, nước, Internet

3 Chi phí điện thoại

4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 5 Chi phí hội họp, tiếp khách 6 Chi phí khác

b. Báo cáo kim soát kết qu kinh doanh theo s dưđảm phí

Sau khi phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí thì tác giả đề xuất lập Báo cáo kiểm soát kết quả kinh doanh theo phương pháp tính giá trực tiếp (Phương pháp số dư đảm phí). Khi áp dụng phương pháp tính giá theo phương pháp trực tiếp Nhà quản lý sẽ nhận thấy rõ hơn về vấn đề doanh nghiệp có bù đắp được chi phí cố định hay không. Lợi nhuận trong Báo cáo này phản ánh đầy đủ hơn toàn cảnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Việc lập Báo cáo kiểm soát kết quả kinh doanh theo phương pháp tính giá trực tiếp sẽ

Mẫu Báo cáo kiểm soát kết quả kinh doanh theo số dưđảm phí như sau

Bng 3.8: Báo cáo kim soát kết qu kinh doanh

Năm 2013 STT Các chỉ tiêu Số tiền 1 Doanh thu 2 Biến phí sản xuất 3 Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 4 Số dư đảm phí 5 Định phí Sản xuất chung 6 Định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

KT LUN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng báo cáo kế toán quản trị tại Công ty Cổ

Phần Dược Danapha, tác giả đã nhận thấy những vấn đềđạt được của báo cáo kế toản quản trị tại Công ty, tuy nhiên vẫn tồn tại những vấn đề cần phải bổ

sung hoàn thiện. Tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi khảo sát về nhu cầu nhà quản lý các cấp để một lần nữa khẳng định lại những đánh giá của tác giả, nhận diện những vấn đề cần được hoàn thiện và từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện thích hợp.

Tác giả đã đề xuất các biện pháp để hoàn thiện báo cáo kế toán quản trị

như: Bổ sung dự toán mua nguyên vật liệu, bổ sung báo cáo nguyên vật liệu trả lại nhà cung cấp, xây dựng báo cáo phân tích tình hình công nợ, bổ sung báo cáo chi phí đào tạo, bổ sung báo cáo kiểm soát chi phí khối văn phòng, lập báo cáo kiểm soát kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí và phân loại chi phí theo cách ứng xử.

KT LUN

Hoàn thiện Báo cáo kế toán quản trị là một trong những nội dung quan trọng và cần thiết trong quá trình hoàn thiện hệ thống quản lý của doanh nghiệp, khẳng định chức năng cung cấp thông tin của hệ thống kế toán trong quản lý và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

Thực trạng về Báo cáo kế toán quản trị tại Công ty Cổ Phần Dược Danapha đã được xây dựng và chú trọng trong công tác quản lý. Điều này

được minh chứng bằng Danapha đã lập kế hoạch dự toán rất chi tiết, Báo cáo thực hiện, báo cáo kiểm soát và đánh giá cũng đã cung cấp thông tin mà nhà quản lý có thể dễ dàng phân tích số liệu. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số Báo cáo kế toán quản trị chưa được lập hoặc chưa được chi tiết so với mức độ cần thiết của nó.

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích về lý luận, thực tiễn, luận văn đã giải quyết được một số nội dung sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa những lý luận cơ bản về Báo cáo kế toán quản trị, làm tiền đề cho công tác đánh giá thực trạng và tìm ra những giải pháp khắc phục tồn tại về Báo cáo kế toán quản trị tại Công ty Cổ Phần Dược Danapha.

Thứ hai, tìm hiểu được thực trạng Báo cáo kế toán quản trị tại Công ty Cổ Phần Dược Danapha, từ đó nhận thấy được những mặt hạn chế cần phải hoàn thiện và đưa ra giải pháp hoàn thiện.

Thứ ba, để hoàn thiện Báo cáo kế toán quản trị tại Công ty Cổ Phần Dược Danapha, tác giả đã đưa ra những giải pháp: Bổ sung các báo cáo dự

toán, báo cáo thực hiện theo nhu cầu nhà quản lý thông qua thông tin khảo sát thu thập được. Căn cứ vào nhu cầu thực tế của nhà quản lý đơn vị, thiết kế lại báo cáo giúp phân tích tốt tình hình công nợ, phân loại chi phí theo cách ứng xử, bổ sung báo cáo theo dõi tình hình chi phí đào tạo và phát triển nguồn

nhân lực, bổ sung các báo cáo kiểm soát chi phí ở khối văn phòng để rà soát chi phí khối quản lý và đề xuất lập báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí.

Luận văn đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, kế toán quản trị còn khá mới mẻ và việc áp dụng còn gặp nhiều khó khăn nên Báo cáo kế toán quản trị cần được nghiên cứu và cải thiện liên tục.

TÀI LIU THAM KHO

Tiếng Việt

[1] Bộ Tài chính (2006), Thông tư 56/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 hướng dn áp dng kế toán qun tr trong doanh nghip.

[2] ThS. Nguyễn Thị Kim Dung (2009), Hoàn Thin h thng Báo cáo kế

toán qun tr ti Công ty C phn May 10, Đại học kinh tế quốc dân. [3] ThS. Dương Thị Kim Đính (2005), Hoàn Thin h thng Báo cáo kế toán

qun tr ti Công ty TNHH sn xut hàng tiêu dùng Bình Tiên, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.

[4] Đặng Thị Thu Hiền và Nguyễn Thị Tố Vy (2010), “Tổ chức báo cáo kế

toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất”, Tuyn tp Báo cáo Hi Ngh Sinh viên Nghiên cu Khoa hc ln th 7 Đại hc Đà Nng 2010.

[5] Khoa kế toán (2011), Kế toán qun tr Tóm tt lý thuyết và bài tp, Nhà xuất bản Đà Nẵng.

[6] ThS. Hà Thị Hồng Nga (2012), Hoàn thin h thng báo cáo kế toán qun tr ti Cng v cng hàng không quc tế Đà Nng, Đại học Đà Nẵng.

[7] ThS. Đỗ Thị Minh Nguyệt (2012), T chc báo cáo kế toán qun tr ti Công ty C phn lương thc Đà Nng, Đại học Đà Nẵng.

[8] PGS.TS Võ Văn Nhị (2007), Giáo trình Báo cáo tài chính và báo cáo kế

toán qun tr áp dng trong doanh nghip, NXB Giao thông vận tải, TP Hồ Chí Minh.

[9] GS.TS. Trương Bá Thanh (2008), Giáo trình kế toán qun trị, Nhà xuất bản Giáo dục, Đà Nẵng.

[10] ThS. Võ Kiều Tiên (2013), Hoàn Thin công tác kế toán qun tr chi phí

[11] PGS.TS Đoàn Xuân Tiên (2007), Giáo trình kế toán qun tr doanh nghip, Nhà xuất bản Tài Chính, TP. Hồ Chí Minh.

[12] Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh (2004), Kế toán qun trị, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

Tiếng Anh

[13] Charles T. Horngren and Walter T. Harrison Jr., (2007), Financial and managerial Accounting, Pearson Prentice Hall, United States of America.

[14] The Ernst & Young and The institute of Management Accountants (IMA), (2003), “Survey Management Accounting”, AABS National advisory services and Economics & Business analytics.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện báo cáo kế toán quản trị tại công ty cổ phần dược DANAPHA (Trang 99 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)