6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Các báo cáo thực hiệ n
a. Mục tiêu và tác dụng chung của báo cáo thực hiện
•Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch của hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và tài chính.
•Theo dõi và tổng hợp các số liệu doanh thu, chi phí, lợi nhuận cũng như sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ.
b. Các báo cáo thực hiện trong doanh nghiệp
b1. Báo cáo theo dõi tình hình doanh thu
• Sự cần thiết của báo cáo: Báo cáo theo dõi tình hình doanh thu giúp theo dõi từng chủng loại hàng hóa bán ra và số tiền thu được từ quá trình bán và cung cấp dịch vụ trong kỳ.
• Thời điểm lập: Báo cáo theo dõi tình hình doanh thu được lập từng tháng, từng quý, từng năm tại từng bộ phận, tại toàn Công ty để theo dõi doanh thu cung cấp hàng hóa bán ra một cách tổng quan và chi tiết. Báo cáo chi tiết doanh thu còn có thểđược lập chi tiết cho từng chủng loại sản phẩm, từng khu vực, từng kênh phân phối để có thể phân tích về doanh thu sâu sắc hơn.
• Người lập: Nhân viên Kế toán theo dõi doanh thu
• Nơi nhận thông tin báo cáo: Trưởng phòng Kế toán, Phòng Tài chính, Ban Tổng giám đốc.
• Cơ sở lập: Dựa vào sản lượng sản phẩm thực tế bán ra và đơn giá bán ra của sản phẩm để lập báo cáo doanh thu.
• Phương pháp lập: Căn cứ vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp số liệu doanh thu, số lượng bán ra của từng nhóm sản phẩm, từng chủng loại sản phẩm, từng chi nhánh.
• Hình thức của báo cáo
Mẫu báo cáo theo dõi tình hình doanh thu
BÁO CÁO THEO DÕI TÌNH HÌNH DOANH THU Kỳ thực hiện:…
Mã hàng hóa Tên hàng hóa Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền (1) (2) (3) (4) (5) (6) Nhóm hàng A … … ... … …
… … … … … …
Nhóm hàng B … … … … …
Các chỉ tiêu cơ bản của báo cáo
(1) Mã hàng hóa: mã hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ.
(2) Tên hàng hóa: Tên hàng hóa tương đương với mã hàng hóa bán ra. (3) Đơn vị tính: Đơn vị tính của hàng hóa.
(4) Số lượng: Số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ lập báo cáo. (5) Đơn giá: giá bán của hàng hóa.
(6) Thành tiền: là doanh thu bán hàng, được tính bằng tích số số lượng hàng hóa bán ra và đơn giá bán của hàng hóa.
b2. Báo cáo sản xuất
• Sự cần thiết của báo cáo: Báo cáo sản xuất giúp theo dõi từng chủng loại hàng hóa sản xuất trong kỳ.
• Thời điểm lập: Báo cáo sản xuất được lập cho từng tháng, từng quý, từng năm tại từng bộ phận, tại toàn Công ty để theo dõi tình hình sản xuất hàng hóa.
• Người lập: Nhân viên quản lý sản xuất.
• Nơi nhận thông tin báo cáo: Phòng kế hoạch sản xuất, Phòng kế
toán, Phòng tài chính.
• Cơ sở lập: Dựa vào số lượng sản phẩm thực tế sản xuất trong kỳ.
• Phương pháp lập: Dựa vào sổ chi tiết tình hình sản xuất và nhập kho sản phẩm trong kỳ.
• Hình thức của báo cáo
Mẫu báo cáo sản xuất BÁO CÁO SẢN XUẤT
Kỳ thực hiện:….
Mã hàng hóa Tên hàng hóa Đơn vị tính Số lượng sản xuất
… … … …
b3. Báo cáo sản lượng tiêu thụ
• Sự cần thiết của báo cáo: Báo cáo theo dõi sản lượng tiêu thụ giúp theo dõi từng chủng loại hàng hóa bán ra trong kỳ.
• Thời điểm lập: Báo cáo theo dõi sản lượng tiêu thụ được lập cho từng tháng, từng quý, từng năm tại từng bộ phận, tại toàn Công ty để theo dõi tình hình tiêu thụ hàng hóa. Báo cáo sản lượng tiêu thụ còn có thể được lập chi tiết cho từng chủng loại sản phẩm, từng khu vực, từng kênh phân phối để
có thể phân tích cơ cấu tiêu thụ.
• Người lập: Nhân viên Kế toán theo dõi doanh thu
• Nơi nhận thông tin báo cáo: Trưởng phòng Kế toán, Phòng Tài chính, , Ban Tổng giám đốc
• Cơ sở lập: Dựa vào sản lượng sản phẩm thực tế bán ra và đơn giá bán ra của sản phẩm để lập báo cáo.
• Phương pháp lập: Căn cứ vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp số lượng bán ra của từng nhóm sản phẩm, từng chủng loại sản phẩm, từng chi nhánh. Lấy sản lượng tiêu thụ trừ số lượng tiêu thụ dự toán giúp xác định chênh lệch giữa số lượng tiêu thụ dự toán và số lượng tiêu thụ thực tế. Chênh lệch này thường
được tính trong Báo cáo kiểm soát và đánh giá nhằm đánh giá hiệu quả của việc thực hiện dự toán.
• Hình thức của báo cáo
Mẫu báo cáo sản lượng tiêu thụ
BÁO CÁO SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ
Kỳ thực hiện:…
Mã hàng hóa Tên hàng hóa Đơn vị tính Stiêu thố lượng
ụ Số lượng tiêu thụ dự toán Chênh lệch … … … … … …
b4. Báo cáo tình hình chi phí
Báo cáo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
• Sự cần thiết của báo cáo: Báo cáo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất giúp theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh.
• Thời điểm lập: Báo cáo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được lập từng tháng, từng quý, từng năm để theo dõi tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất.
• Người lập: Quản lý sản xuất nhà máy.
• Nơi nhận thông tin báo cáo: Phòng kế hoạch sản xuất, phòng Tài chính, Phòng kế toán.
• Cơ sở lập: Sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trong kỳ theo đối tượng tập hợp chi phí.
• Phương pháp lập: Căn cứ vào các sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất, tiến hành liệt kê các khoản mục chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
• Hình thức của báo cáo
Mẫu báo cáo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất
BÁO CÁO CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP SẢN XUẤT Kỳ thực hiện:…. Tên sản phẩm Số lượng sản xuất Đơn giá mua Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất … … … …
Báo cáo theo dõi chi phí nhân công trực tiếp
• Sự cần thiết của báo cáo: Báo cáo theo dõi chi phí nhân công sản xuất giúp theo dõi chi phí nhân công trực tiếp tiêu tốn thực tế để sản xuất sản phẩm.
• Thời điểm lập: Báo cáo theo dõi chi phí nhân công trực tiếp được lập cho từng tháng, từng quý, từng năm.
• Người lập: Quản lý sản xuất nhà máy.
• Nơi nhận thông tin báo cáo: Phòng kế hoạch sản xuất, phòng Tài chính, Phòng kế toán.
• Cơ sở lập: Sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ theo đối tượng tập hợp chi phí.
• Phương pháp lập: Căn cứ vào các sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, tiến hành liệt kê các khoản mục chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
• Hình thức của báo cáo
Mẫu báo cáo theo dõi chi phí nhân công trực tiếp
BÁO CÁO CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP SẢN XUẤT Kỳ thực hiện:…. Tên sản phẩm Số lượng sản phẩm thực tế sản xuất trong kỳ Định mức lao động cho 1 đơn vị sản phẩm Tổng giờ công lao động hao phí Đơn giá lương 1 giờ công Chi phí nhân công trực tiếp … … … … … …
Báo cáo chi phí sản xuất chung
• Sự cần thiết của báo cáo: Báo cáo chi phí sản xuất chung giúp theo dõi tình hình chi phí sản xuất chung phát sinh trên thực tế.
• Thời điểm lập: Báo cáo này được lập cho từng tháng, từng quý, từng năm đểước tính chi phí dự tính cho kỳđến.
• Người lập: Quản lý sản xuất nhà máy.
• Nơi nhận thông tin báo cáo: Phòng kế hoạch sản xuất, phòng Tài chính, Phòng kế toán.
• Cơ sở lập: Sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí sản xuất chung trong kỳ theo đối tượng tập hợp chi phí.
• Phương pháp lập: Căn cứ vào các sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí sản xuất chung, tiến hành liệt kê các khoản mục chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
• Hình thức của báo cáo
Mẫu báo cáo chi phí sản xuất chung
BÁO CÁO CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Kỳ thực hiện:…. STT Chỉ tiêu 1 Thời gian lao động trực tiếp 2 Biến phí sản xuất chung cho 1 giờ sản xuất trực tiếp 3 Tổng biến phí sản xuất chung 4 Tổng định phí sản xuất chung 5 Tổng chi phí sản xuất chung
Báo cáo chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
• Sự cần thiết của báo cáo: Báo cáo chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giúp theo dõi thực tế biến phí và định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp phát sinh tại doanh nghiệp đểđáp ứng nhu cầu tiêu thụ.
• Thời điểm lập: Báo cáo này được lập cho từng tháng, từng quý, từng năm.
• Người lập: nhân viên Phòng Kế toán.
• Nơi nhận thông tin báo cáo: Phòng Tài chính, Trưởng Phòng kế toán, Ban Tổng giám đốc
• Cơ sở lập: Sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong kỳ.
• Phương pháp lập: Căn cứ vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, tiến hành liệt kệ các khoản mục chi phí theo từng đối tượng tập hợp.
• Hình thức của báo cáo
Mẫu báo cáo chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
BÁO CÁO CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Kỳ thực hiện:…
STT Chỉ tiêu
1 Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ 2 Biến phí bán hàng đơn vị
3 Biến phí quản lý doanh nghiệp đơn vị
4 Tổng biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đơn vị
5 Tổng biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 6 Định phí bán hàng
7 Định phí quản lý doanh nghiệp
8 Tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp b5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
• Sự cần thiết của báo cáo: Báo cáo lợi nhuận giúp xác định lợi nhuận của đơn vị, từ đó nhận ra đơn vị hoạt động có hiệu quả không. Báo cáo này còn là cơ sởđể kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện dự toán đã đề ra.
• Thời điểm lập: Báo cáo này được lập cho từng năm để xác định kết quả kinh doanh của năm.
• Người lập: Nhân viên Phòng Tài chính hoặc Trưởng phòng Tài chính
• Nơi nhận thông tin báo cáo: Ban Tổng giám đốc.
• Cơ sở lập: căn cứ vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp doanh thu, chi phí trong kỳ lập báo cáo.
• Phương pháp lập: Theo phương pháp số dư đảm phí, báo cáo được lập theo cách lấy doanh thu trừ biến phí để tính ra số dư đảm phí, sau đó lấy số dư đảm phí trừ các định phí để tính ra lợi nhuận thuần.
• Hình thức của báo cáo
Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp số dư đảm phí
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Kỳ thực hiện:….
Các chỉ tiêu Số tiền
Doanh thu tiêu thụ của sản phẩm …
Biến phí giá vốn … Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp … Số dư đảm phí … Định phí sản xuất chung … Định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp … Lợi nhuận thuần …