6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Các báo cáo kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện dự toán
a. Đặc điểm của công tác kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện dự toán
Công tác kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện dự toán giúp kiểm tra, đánh giá các công việc đã thực hiện so với kế hoạch đã lập ra, từ đó nhận thấy những bộ phận nào đang thực hiện tốt kế hoạch, tìm ra những bộ phận nào chưa đạt kế hoạch. Dựa vào kết quả đó, đề xuất phương án hiệu chỉnh dự
toán đã được lập cho phù hợp, chấn chỉnh công tác thực hiện và hỗ trợ các bộ
phận hoàn thành nhiệm vụ.
b. Sự cần thiết của báo cáo kiểm soát và đánh giá
Báo cáo kiểm soát và đánh giá giúp kiểm soát và đánh giá tổng quan và chi tiết về kết quả thực hiện dự toán. Những chỉ tiêu được quan tâm sẽ được
đánh giá giữa số liệu thực hiện và số liệu dự toán, sau đó đánh giá chi tiết các khoản mục của nó để nhận biết những chênh lệch, tìm ra những bất ổn của các khoản mục đánh giá.
c. Báo cáo kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện dự toán
Báo cáo kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện dự toán được lập cho toàn Công ty và cho từng bộ phận.
• Thời điểm lập: Báo cáo này được lập cho từng năm và theo yêu cầu nhà quản lý.
• Người lập: Nhân viên Phòng Tài chính hoặc Trưởng phòng Tài chính
• Nơi nhận thông tin báo cáo: Ban Tổng giám đốc
• Cơ sở lập: căn cứ vào các báo cáo dự toán và các báo cáo thực hiện tại Công ty.
• Phương pháp lập: căn cứ vào số liệu trên các báo cáo dự toán, báo cáo thực hiện, sổ chi tiết và tổng hợp của các khoản mục để lập Báo cáo kiểm soát và đánh giá. Xác định chênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ dự toán hoặc chênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ thực hiện trước để nhận diện những khoản mục cần phải kiểm soát và phân tích.
• Hình thức của báo cáo
Mẫu báo cáo kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện dự toán BÁO CÁO KIỂM SOÁT VÀ ĐÁNH GIÁ
Kỳ thực hiện:…. Các chỉ tiêu Kỳ thực hiện Kỳ kế hoạch Kỳ thực hiện trước Chênh lệchgiữa kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch Chênh lệchgiữa kỳ thực hiện và kỳ trước Tỷ lệ hoàn thành so với kỳ trước (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Doanh thu tiêu thụ … … … … … … … Sản lượng tiêu thụ … … … … … … … … … … …
Các chỉ tiêu của báo cáo:
(1) Các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu cần được kiểm soát và đánh giá. Các chỉ
tiêu này sẽ được đưa vào báo cáo theo yêu cầu của Nhà quản lý. Các chỉ tiêu này có thể là chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ, sản lượng tiêu thụ, sản lượng sản xuất, biến phí sản xuất, giá vốn, biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận…
(2) Kỳ thực hiện: Số liệu của các chỉ tiêu ở kỳ thực hiện. (3) Kỳ kế hoạch: Số liệu của các chỉ tiêu ở kỳ kế hoạch
(4) Kỳ thực hiện trước: Số liệu của các chỉ tiêu ở kỳ thực hiện trước (5) Chênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch: bằng hiệu số giữa số
thực hiện ở kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch.
(6) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch: Tỷ lệ phần trăm giữa số liệu thực tế ở kỳ
thực hiện chia cho kỳ kế hoạch. Nếu tỷ lệ này đạt trên 100% đối với chỉ tiêu doanh số tiêu thụ hay sản lượng tiêu thụ thì doanh nghiệp đạt được kế hoạch tiêu thụđặt ra.
(7) Chênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ trước: bằng số thực hiện ở kỳ
thực hiện hiện tại trừ số thực hiện ở kỳ thực hiện trước.
(8) Tỷ lệ hoàn thành so với kỳ trước: là tỷ lệ phần trăm giữa số thực hiện ở kỳ thực hiện này chia cho kỳ thực hiện trước. Nếu tỷ lệ này đối với chỉ
tiêu doanh số đạt trên 100% có nghĩa doanh nghiệp đang tăng trưởng doanh số so với năm trước.
Báo cáo kiểm soát và đánh giá này giúp doanh nghiệp đánh giá được chênh lệch của các chỉ tiêu và từ đó áp dụng phương pháp phép tương đối và tuyệt đối, phương pháp thay thế, so sánh liên hoàn để xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu cần đánh giá. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng phương pháp này đối với những chỉ tiêu quá biến động hoặc cần phân tích sâu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn nghiên cứu về các báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp ở 2 nội dung chính
- Báo cáo kế toán quản trị, vai trò của báo cáo kế toán quản trị với các chức năng quản trị của doanh nghiệp.
- Các báo cáo kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bao gồm báo cáo dự toán, báo cáo thực hiện, báo cáo kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.
Cơ sở lý luận của luận văn là tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng các báo cáo kế toán quản trị, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện tại Công ty Cổ
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC DANAPHA