T ỔNG QUAN
1.4.3 Phân loại đường đẳng nhiệt hấp phụ
Một hệ hấp phụkhi đạt đến trạng thái cân bằng, lượng chất bị hấp phụ là một hàm của nhiệt độ, áp suất hoặc nồng độ của chất bị hấp phụ [65]:
q = f (T, P hoặc C) PT 1.13
Từ các nghiên cứu thực nghiệm, Brunauner, Deming L.S., Deming W.E và Teller E. đã phân các đường đẳng nhiệt hấp phụ thành 5 loại (Hình 1.16) [65]. Loại thứ I dành cho các chất hấp phụ chỉ chứa các mao quản (lỗ xốp) nhỏ. Các đường đẳng nhiệt thuộc loại II và III thì dành cho quá trình hấp phụ lên các chất rắn không có lỗ xốp. Loại V tương ứng với các trường hợp hấp phụ mà tương tác giữa các phân tử bị hấp phụ mạnh hơn tác dụng của lực hấp phụ, loại này phù hợp cả với các chất hấp phụ xốp. Loại IV gồm một đoạn cong lõm xen giữa hai đoạn lồi, trong đó, đường lồi phía dưới tương ứng với hấp phụđơn lớp, đoạn lồi phía trên tương ứng với hiện tượng ngưng tụ trong các lỗ xốp có kích thước trung bình, còn đoạn lõm biểu thị vùng hấp phụđa lớp [65].
Hình 1.16: Các loại đường đẳng nhiệt hấp phụ [65].
Ở nhiệt độ không đổi (T = const), đường biểu diễn q = f(T,P hoặc C) được gọi là đường hấp phụđẳng nhiệt. Đường hấp phụđẳng nhiệt biểu diễn sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ tại một thời điểm vào nồng độ cân bằng hoặc áp suất của
21 chất bị hấp phụ tại thời điểm đó ở một nhiệt độxác định. Đối với chất hấp phụ là chất rắn, chất bị hấp phụ là chất lỏng, khí thì đường đẳng nhiệt hấp phụđược mô tảqua các phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Henry, Freundlich, Langmuir, Dubinin- Radushkevich… Các đường đẳng nhiệt này đều được giới thiệu, tuy nhiên để nghiên cứu quá trình hấp phụ của vật liệu WO3 đối với dung dịch Methylene blue (MB), người ta thường chỉ sử dụng mô hình đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich.