Đặc điểm xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 50 - 54)

6. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

2.1.3. Đặc điểm xã hội

a. Đặc điểm dân cư

Sơn Trà là một địa bàn có dân cƣ sống ven biển và ven sông. Dân cƣ Sơn Trà chủ yếu làm ngƣ nghiệp, nhƣng trong những năm trở lại đây thì cũng có sự chuyển đổi nghề nghiệp theo hƣớng thƣơng mại và dịch vụ du lịch

Dân số Sơn Trà theo thống kê đến năm 2016 là 162 894 ngƣời, chiếm 15% tỷ lệ dân số trên toàn thành phố Đà Nẵng Dân số Sơn Trà có xu hƣớng tăng dần theo hằng năm, với tỷ lệ tăng bình quân khoảng 7,85% Trong đó, dân số nữ cũng có xu hƣớng tăng và có tỷ lệ cao hơn nam

Bảng 2.4. Quy mô dân số - lao động quận qua các năm

Quy mô dân số 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng dân số 139.654 143.852 148.712 153.940 162.894

- Nam 67.884 69.945 72.173 74.948 78.226 - Nữ 71.770 73.907 76.539 78.992 84.668 Tổng số ngƣời

trong độ tuổi lao động

63.267 65.169 67.171 69.016 74.980

(Nguồn: Phòng thống kê quận Sơn Trà)

Tỷ lệ ngƣời trong độ tuổi lao động của quận tăng qua các năm: năm 2012 là 45,3% thì đen năm 2016 là 46 03% Tuy tỷ lệ tăng không nhanh nhƣng nó cũng góp phần nâng cao chất lƣợng và nguồn cung lao động

Quận Sơn Trà có tất cả là 7 phƣờng trong đó, dân cƣ tập trung không đồng đều ở các phƣờng, trong đó tập trung nhiều ở các phƣờng Thọ Quang, Nại Hiên, An Hải Bắc là những phƣờng cho dân cƣ chủ yếu là làm nghề đánh bắt cá, có trình độ dân trí thấp so với mức bình quận của toàn quận

Bảng 2.5. Dân số chia theo đơn vị hành chính và giới tính Đvt: người Đơn vị hành chính Dân số Tổng số Nữ Toàn quận 155.142 78.916 Thọ Quang 30.697 15.629 Mân Thái 17.118 8.660 Phƣớc Mỹ 18.416 9.649 An Hải Bắc 31.320 16.204 An Hải Đông 18.760 9.609 An Hải Tây 13.600 6.962

Nại Hiên Đông 24.029 12.279

(Nguồn: Phòng thống kê quận Sơn Trà, 2015)

Dân cƣ quận Sơn Trà tập trung chủ yếu ở các phƣờng Thọ Quang, Nại Hiên Đông và An Hải Bắc Đây là những phƣờng giáp biển và sông, nghề nghiệp chính ở các phƣờng này là đánh bắt thuỷ hải sản, số hộ nghèo tập trung ở các phƣờng này tƣơng đối nhiều, nghề nghiệp của ngƣời dân ở các phƣờng này cũng không ổn định, làm theo mùa vụ Điều này cũng ảnh hƣởng đến công tác giải quyết việc làm cho ngƣời lao động khi cơ cấu kinh tế có xu hƣớng chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp và dịch vụ Và bài toán đặt ra cho quận Sơn Trà cũng chính là nhắm vào đối tƣợng này

b. Đặc điểm về lao động + Theo độ tuổi và giới tính

Tỷ lệ tham gia lực lƣợng lao động đặc trƣng theo tuổi và theo giới tính là một trong những số đo tin cậy về xu hƣớng thay đổi hoạt động kinh tế, có sự chênh lệch giữa nam và nữ Tỷ lệ lao động nữ trong các nhóm tuổi đều lớn hơn so với lao động nam Qua đó, cho thấy Sơn Trà là địa bàn có số lao động nữ nhiêu hơn lao động nam, đó cũng phản ánh đúng thực tế của địa phƣơng,

vì trong những năm vừa qua thì thành phố có các chính sách tập trung các hộ gia đình nghèo và phụ nữ đơn thân về quận Sơn Trà và hỗ trợ các căn hộ chung cƣ, điều này cũng làm cho cơ cấu dân số Sơn Trà lệch về nữ nhiều hơn nam. Nhƣng cũng cho thấy cần thiết phải quan tâm đên công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ

Bảng 2.6. Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi và giới tính (2016)

Nhóm tuổi Lực lƣợng lao động Tổng số Nữ Tỷ lệ nữ (%) < 35 22.112 12.166 55.02% 35-55 35.361 19.365 54.76% >55 17.507 9.932 56.73% Tổng số 74.980 41.463 55.3%

(Nguồn: Phòng Thống kê quận Sơn Trà)

+ Cơ cấu lao động phân theo trình độ học vấn

Chất lƣợng lao động đƣợc hình thành thông qua nhiều tiêu chí, trong đó 2 tiêu chí thƣờng đƣợc sử dụng là trình độ học vấn phổ thông và trình độ chuyên môn kỹ thuật Hai tiêu chí này đƣợc hình thành trực tiếp thông qua hệ thống giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực

Bảng 2.7. Cơ cấu lao động nữ theo trình độ học vấn

Đvt: %

Trình độ học vấn

Lao động

2013 2014 2015 2016

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

Chƣa tốt nghiệp tiểu học 8.5 9.2 7.8 8.1 6.9 7.6 5.5 6.4 Tốt nghiệp tiểu học 17.8 18.1 15.3 16.6 13.4 14.8 11.3 12.6 Tổt nghiệp THCS 30.2 32.6 31.6 33.1 31.5 30.3 30.1 29.2 Tốt nghiệp THPT 43.5 40.1 45.3 42.2 48.2 47.3 53.1 51.8

Dựa vào bảng số liệu ta thấy trình độ lao động nữ ngày càng đƣợc cải thiện, tỷ lệ lao động nữ chƣa tốt nhgiệp giảm 9 2 xuống còn 6 4%, trong đó tỷ lệ lao động nữ tốt nghiệp THPT tăng từ 40 1 lên 51 8% Qua đó cho thấy chất lƣợng lao động ngày một tăng, nhƣng với tỷ lệ lao động tốt nghiệp THPT chỉ đạt 51 8% cũng là điều đáng quan ngại cho chất lƣợng nguồn lao động, điều này cũng có thể hiểu là đại đa số ngƣời dân sống trên địa bàn quận (đặt biệt là ở Mân Thái, Thọ Quang, Nai Hiên Đông) là ngƣ dân, có trình độ thấp, ít đi học Bên cạnh đó, lao động nhập cƣ từ các nơi đến và sinh sống ở trên địa bàn quận để làm nghề buôn bán và đánh bắt cá cũng có trình độ thấp

+ Cơ cấu lao động nữ theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Trình độ chuyên môn kỹ thuật ảnh hƣởng rất lớn đến công tác giải quyết việc làm, nhƣ phân tích ở trên thì lao động với trình độ càng cao thì dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm và ổn định nghề nghiệp

Bảng 2.8. Cơ cấu lao động nữ theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Đvt: %

Trình độ Lao động

2013 2014 2015 2016

Chƣa đào tạo 64.2 60.1 57.6 54.2

Sơ cấp 5.7 6.5 7.1 7.4

Trung cấp 12.4 13.7 14.8 15.9

Cao đẳng 12.3 13.8 14.2 15.3

Đại học trở lên 5.4 5.9 6.3 7.2

(Nguồn: phòng thống kê quận Sơn Trà – phòng LĐ-TBXH quận)

Lao động nữ có trình độ chuyên môn kỹ thuật tham gia trong khối doanh nghiệp trong lực lƣợng lao động nữ rất thấp, đặc biệt là lao động sau tốt nghiệp đại học – cao đẳng Sơn Trà là địa bàn lao động phát triển theo hƣớng du lịch dịch vụ, tiếp cận với nguồn khách du lịch khá trở lên, chính vì vậy đòi

hỏi rất lớn là nâng cao chất lƣợng đội ngũ lao động, đặt biệt là lao động nữ Chính vì nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, trong khi nguồn cung trên địa bàn không đáp ứng đƣợc, nên một bộ phần lao động sau khi tốt nghiệp đại học – cao đẳng từ các tỉnh thành khác đã đổ dồn về Sơn Trà Đà Nẵng xin việc làm, đây cũng là thách thức cho công tác giải quyết việc là tại quận Sơn Trà. Đòi hỏi quan tâm hơn nữa về công tác đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn quận

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 50 - 54)