Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 47 - 50)

6. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

2.1.2. Đặc điểm kinh tế

Sơn Trà đƣợc xem là một trong những quận/huyện nghèo trong thành phố Đà Nẵng, tuy nhiên tổng giá trị sản xuất của quận Sơn Trà trong năm 2016 ƣớc tính đạt 16 260 tỷ đồng, đây là con số đáng ghi nhận cho chính quyền địa phƣơng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế Quy mô kinh tế ngày càng tăng cũng góp phần tích cực trong việc tạo ra việc làm và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động

Tốc độ tăng trƣởng bình quân 6 năm trên 12,6% tính từ năm 2011 đến 2016 Quy mô GRPD của Quận đã tăng gấp đôi trong vòng 6 năm Nhờ kinh tế tăng trƣởng nhanh, đã giúp cho quận đã đạt đƣợc những kết quả rất quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất của quận Sơn Trà qua các năm Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng giá trị sản xuất (giá 2010) (tỷ đồng) 8.082 8.681 9.116 9.968 12.366 14.900 16.260 Tốc độ tăng liên hoàn (%) 100,0 107,4 105,0 109,3 124,1 120,5 109,1 Tốc độ tăng định gộc (%) 100,0 107,4 112,8 123,3 153,0 184,4 201,2

(Nguồn: Phòng thống kê quận Sơn Trà)

Từ bảng trên cho thấy, quy mô kinh tế của quận Sơn Trà tƣơng đối cao, với quy mô GDP quận ngày càng tăng thấy sự phát triển ổn định của kinh tế Sơn Trà, và tốc độ tăng trƣởng kinh tế cũng tăng dần, cho thấy kinh tế Sơn Trà đang ngày một tăng trƣởng, là điều kiện kiện thuận lợi cho công tác giải quyết việc làm.

Bảng 2.2. Cơ cấu các nhóm ngành năm (2010 – 2015)

Đvt: %

Nhóm ngành Năm 2010 Năm 2015

Nông – Lâm - Thủy sản 7,9 5,40

Công nghiệp - Xây dựng 47,6 30,67

Thƣơng mại - Dịch vụ 44,5 63,93

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ Tính từ năm 2010-2015 cơ cấu Giá trị sản xuất của ngành Công nghiệp và Dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao, năm 2015 ngành công nghiệp chiếm 30 67%, dịch vụ chiếm 63 93%, nông – lâm – thuỷ sản chiếm 5 4%

Đây cũng là chuyển dịch kinh tế theo hƣớng chiếm dụng nhiều lao động nữ, giúp cho việc giải quyết việc làm lao động nữ khả quan hơn.

Bảng 2.3. Thu chi ngân sách của quận qua các năm

Đvt: tỷ đồng Thu/chi ngân sách Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Thu ngân sách 1.541 2,403 2.009 2.450 2.269 2.690 Chi ngân sách 298 311 324 365 416 443

Chi ngân sách cho hoạt động đào tạo,

tạo việc làm

13,8 10.5 9,8 10.7 11.6 12,5

Nguồn: Phòng thống kê quận Sơn Trà

Nguồn thu – chi ngân sách tăng dần, ổn định qua hằng năm, điều này giúp cho quận chủ động trong việc chi tiêu ngân sách Tổng ngân sách chi cho hoạt động tạo việc làm cho ngƣời dân cũng tƣơng đối cao, góp phần giải quyết các vấn đề về lao động và việc làm Tuy nhiên tỷ lệ chi ngân sách trên tổng chi ngân sách giảm ƣớc tính năm 2011 chi cho lao động – việc làm đạt 4.6%, đến năm 2016 giảm xuống còn 2,8% tổng chi ngân sách của Quận Mặc dù vậy, nhƣng công tác giải quyết việc làm cũng đƣợc chú trọng và đặt ƣu tiên trong các nội dung về an sinh xã hội Điều này cũng một mặt thể hiện xu hƣớng cho công tác giải quyết việc làm bên cạnh vai trò của nhà nƣớc cũng có vai trò của toàn xã hội, đƣợc thực hiện hiện dƣới hình thức xã hội hoá giải

quyết việc làm, trong đó có kêu gọi sự chung tay của gia đình, các tổ chức tƣ nhân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 47 - 50)