Các nghiên cứu theo hƣớng tiếp cận tham số

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khủng hoảng tiền tệ trường hợp của việt nam (Trang 30 - 35)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2. Các nghiên cứu theo hƣớng tiếp cận tham số

Phƣơng pháp tiếp cận tham số là việc các nhà nghiên cứu sử dụng những mô hình hồi qui tuyến tính hoặc phi tuyến để ƣớc lƣợng xác suất nhƣ mô hình Logit & Probit. Điển hình cho xu hƣớng nghiên cứu này là Sachs, Tornell and Velasco (1996); Eichengreen, Rose and Wyplosz (1995); Berg, Borensztein, Milesi-Feretti, Patillo (1999); Bussiere và Frantzscher (2002); Fabio Comeli (2013, 2014)...

Sachs, Tornell và Velasco (1996) sử dụng phƣơng pháp hồi quy tuyến tính. Trong nghiên cứu của mình, họ phân tích cuộc khủng hoảng Mexico giai đoạn 1994-1995 (còn đƣợc biết với tên gọi khủng hoảng Tequila). Trong mô hình, họ sử dụng ba biến giải thích để xác định xem khả năng một quốc gia dễ bị tổn thƣơng nhƣ thế nào khi có khủng hoảng: phần trăm thay đổi của i) tỷ giá hối đoái thực, ii) tỷ lệ đóng góp của ngành ngân hàng trên khu vực tƣ nhân vào GDP nhƣ là đại diện cho khả năng phục hồi và yếu kém của lĩnh vực ngân hàng, và iii) dự trữ ngoại hối. Biến phụ thuộc là chỉ số khủng hoảng, là bình quân gia quyền của phần trăm thay đổi tỷ giá nội tệ so với USD và phần trăm thay đổi dự trữ ngoại hối. Mô hình hồi quy tuyến tính cho ra kết

quả là một biến phụ thuộc bền vững và thậm chí những sự thay đổi rất nhỏ trong các biến độc lập đều đƣợc phản ánh. Tuy nhiên, những tính chất phi tuyến thì không phản ánh đƣợc. Các tác giả kết luận là sự kết hợp của tỷ giá hối đoái bị định giá cao, sự bùng nổ cho vay và dự trữ ngoại hối thấp so với cam kết ngắn hạn của ngân hàng trung ƣơng dẫn đến khủng hoảng. Tuy nhiên, nhóm tác giả cũng nhận thấy là các dữ liệu tài khoản hiện tại, dòng chảy vốn và chính sách tài khóa không cung cấp đƣợc nhiều thông tin trong việc giải thích nguyên nhân khủng hoảng.

Frankel và Rose (1996) đƣa ra định nghĩa khủng hoảng tiền tệ là “một sự giảm giá danh nghĩa đồng nội tệ ít nhất 25% tƣơng ứng với sự gia tăng tỷ lệ khấu hao ít nhất 10%”. Phƣơng pháp đƣợc nhóm tác giả sử dụng để dự báo là mô hình Probit kết hợp với hồi quy nhị phân để đo lƣờng 16 biến nhƣ sau: bảy biến hồi qui nợ, đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ phần trăm trong tổng nợ, gồm có: (1) nợ ngân hàng thƣơng mại; (2) nợ vay ƣu đãi; (3) nợ lãi suất; (4) các khoản nợ ngắn hạn; (5) FDI; (6) nợ công; (7) nợ khác; các biến do tác động bên ngoài gồm có:(1) tỷ lệ dự trữ quốc tế/ nhập khẩu hàng tháng; (2) tỷ lệ phần trăm của tài khoản hiện hành so với GDP, (3) tỷ lệ phần trăm của nợ bên ngoài so với GDP, (4) Tỷ lệ biến động tỷ giá; nhóm biến kinh tế vĩ mô trong nƣớc thì bao gồm (1) Tỷ lệ phần trăm ngân sách chính phủ so với GDP và (2) Tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng trong nƣớc và (3) Tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng thực tế bình quân đầu ngƣời. Ngoài ra, còn có biến lãi suất nƣớc ngoài; tuy nhiên chỉ có bảy biến trong số mƣời sáu biến có ý nghĩa thống kê, đa số các biến nợ đều không có ý nghĩa trong dự báo khủng hoảng.

Fabio Comeli (2013) đã thu thập dữ liệu tháng của 29 nền kinh tế mở (emerging market economies) trong thời gian từ tháng 01/1995 đến tháng 12/2012 (có cả Việt Nam) nhằm ƣớc tính xác suất xảy ra khủng hoảng tiền tệ ở 29 quốc gia này. Các biến giải thích mà tác giả sử dụng là tỷ lệ dự trữ ngoại

hối/nợ ngắn hạn; tỷ lệ phần trăm của cán cân vãng lai trong GDP; tăng trƣởng GDP thực; biến động tỷ giá hối đoái thực; tỷ lệ tài sản ròng ngoại tệ/ GDP danh nghĩa và tỷ lệ tín dụng cá nhân/GDP danh nghĩa. Kết quả thực nghiệm cho thấy khi so sánh các mô hình dự báo theo hƣớng tiếp cận tham số và phi tham số ( xem F.Comeli (2013)) đã đƣa ra kết luận là tổng lỗi sai (total misclassification error) của mô hình EWS tham số ít hơn ở mô hình EWS phi tham số, và khi so sánh kết quả dự báo bằng mô hình Logit và mô hình Probit (xem F.Comeli (2014)) thì cho kết quả dự báo cuối cùng là nhƣ nhau. Đồng thời, tác giả cũng nhận thấy, tốc độ tăng trƣởng GDP thực tế cao hơn và tổng dự trữ ngoại hối ròng cao làm giảm đáng kể xác suất xảy ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ, trong khi mức tín dụng cho khu vực tƣ nhân cao làm tăng nguy cơ này.

Trong nƣớc, dựa trên dữ liệu thu thập theo tháng từ tháng 01/1996 đến tháng 12/2009 và sử dụng mô hình hàm Logarit, Nguyễn Phi Lân (2011) cũng đã thiết lập mô hình cảnh báo sớm rủi ro khủng hoảng tiền tệ với thời gian cảnh báo trong vòng 12 đến 24 tháng. Việc lựa chọn các biến độc lập (chỉ số cảnh báo tiền tệ) dựa trên các chỉ số của Kaminsky và các cộng sự, các biến này phản ánh các yếu tố kinh tế gây ra rủi ro khủng hoảng tiền tệ, bao gồm: tỷ giá hối đoái thực, tốc độ tăng trƣởng tín dụng nội địa, thâm hụt tài khoảng vãng lai, dự trữ ngoại hối, tỷ lệ M2/Dự trữ ngoại hối, tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ Nợ nƣớc ngoài ngắn hạn/Dự trữ ngoại hối, tăng trƣởng kinh tế trong nƣớc, tăng trƣởng kinh tế Mỹ và tốc độ tăng giá dầu thế giới. Biến phụ thuộc là chỉ số cảnh báo khủng hoảng tiền tệ Crisis. Kết quả ƣớc lƣợng thực nghiệm cho thấy các chỉ số cảnh báo đƣợc lựa chọn trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê cao ở mức 1, 5 và 10%. Từ kết quả này, tác giả đƣa ra nhận xét là những biến đƣợc sử dụng trong mô hình là những nhân tố chính dẫn đến nguy cơ khủng hoảng tiền tệ ở Việt Nam và đồng thời cũng nêu lên một số kiến nghị về chính

sách để ngăn ngừa nguy cơ này trong bối cảnh tình hình kinh tế tài chính – tiền tệ của Việt Nam còn nhiều yếu điểm.

Tóm lại, dựa trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc ở cả hai phƣơng pháp tiếp cận trên, tôi nhận thấy có thể phát triển mô hình để nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến khủng hoảng tiền tệ dựa trên cơ sở vận dụng mô hình tham số và chọn lựa, điều chỉnh các biến kinh tế vĩ mô gồm tỷ giá hối đoái thực, xuất khẩu, tổng sản phẩm quốc nội GDP đại diện cho sản lƣợng thực trong nƣớc, nhập khẩu, cán cân thƣơng mại, số nhân cung tiền M2, dƣ thừa cung tiền M1 thực, tiền gửi ngân hàng, tỷ lệ lãi suất thực trong nƣớc và nƣớc ngoài, lãi suất tiền gửi thực, tỷ lệ M2/dự trữ ngoại hối, tổng dự trữ ngoại hối và tỷ lệ tín dụng nội địa /GDP danh nghĩa để tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết về khủng hoảng tiền tệ. Trọng tâm của chƣơng là giới thiệu các mô hình lý thuyết cũng nhƣ mô hình thực nghiệm về khủng hoảng tiền tệ đã đƣợc nghiên cứu trên thế giới và đƣợc vận dụng ở Việt Nam. Trong chƣơng này, tác giả cũng đã giới thiệu tổng quan nghiên cứu thực nghiệm về khủng hoảng đã đƣợc thực hiện trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam, giới thiệu các biến số và các mô hình đã đƣợc sử dụng để nghiên cứu khủng hoảng. Những nội dung đƣợc đề cập ở chƣơng này là cơ sở để tác giả thiết kế mô hình nghiên cứu, phân tích kết quả và rút ra đƣợc các khuyến nghị hợp lý cho các chủ thể có liên quan.

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khủng hoảng tiền tệ trường hợp của việt nam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)