7. Kết cấu luận văn
3.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH
3.4.1. Khi n = 2
Khi phân tích hồi quy Binary Logistic bằng cả mô hình Logit hiệu ứng cố định và mô hình Probit, kết quả cho thấy hai mô hình có 2 biến có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc là (1) tiền gửi ngân hàng và (2) tỷ lệ Lãi suất cho vay/Lãi suất huy động LIRSIR.
Kết quả ƣớc lƣợng xác suất xảy ra khủng hoảng của cả 2 mô hình có sự tƣơng đồng nhau trong cả những giai đoạn tĩnh (không có dấu hiệu khủng hoảng) và trong những giai đoạn có dấu hiệu khủng hoảng (thời điểm biến Yt = 1). Xác suất ƣớc tính khủng hoảng tiền tệ trong vòng 24 tháng trƣớc những thời điểm Việt Nam xuất hiện cảnh báo khủng hoảng (thời điểm biến CCt = 1) là cao, trung bình có thể lên tới 80%, cụ thể:
- Giai đoạn từ tháng 06/2006 đến tháng 05/2008: (tháng 06/2008 xuất hiện dấu hiệu khủng hoảng), xác xuất dự báo khủng hoảng trung bình của mô hình Logit ở giai đoạn này là 73.9%, của mô hình Probit là 72.7%. Biểu đồ cho thấy đƣờng xác suất dự báo khủng hoảng của 2 mô hình gần nhƣ trùng khớp nhau hoàn toàn. ) 175 . 3 * 045 . 0 * 135 . 0 ( ) 1 (Y F DDB DDCGDP DLIRSIR P t
Biểu đồ 3.8. Xác suất dự báo khủng hoảng giai đoạn 06/2006 – 06/2008
- Tƣơng tự, giai đoạn từ tháng 11/2007 đến tháng 01/2010, xác suất dự báo khủng hoảng trung bình của mô hình Logit là 77.5%, của mô hình Probit là 75.6%. Trong giai đoạn này, có hai lần xuất hiện dấu hiệu khủng hoảng là vào tháng 11/2009 và tháng 02/2010. Kết quả ƣớc
lƣợng của hai mô hình cũng là nhƣ nhau, thể hiện theo biểu đồ 3.9.
- Giai đoạn từ tháng 02/2009 đến tháng 01/2011, xác suất dự báo khủng hoảng trung bình của Logit là 78%, và của Probit là 76%. Trong tháng 02/2011 xuất hiện dấu hiệu khủng hoảng.
Từ các kết quả trên, ta có thể kết luận cả hai mô hình đƣợc xét đến ở trên đều có giá trị về mặt thực tiễn, đƣa ra những dự báo chính xác về khả năng xảy ra khủng hoảng. Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy hai mô hình Logit và Probit tƣơng đồng nhau, phù hợp nghiên cứu của F.Comelly (2003).
Theo kết quả ƣớc lƣợng đƣợc từ mô hình, từ tháng 10/2014 đến tháng 09/2016, xác suất dự báo khủng hoảng tiền vệ của Việt Nam là rất thấp, mức trung
Biểu đồ 3.9. Xác suất dự báo khủng hoảng giai đoạn 11/2007 – 01/2010
Biểu đồ 3.10. Xác suất dự báo khủng hoảng giai đoạn 02/2009 – 01/2011
bình là 1.2%. Điều này có nghĩa, trong vòng 24 tháng tiếp theo kể từ tháng 9/2016, Việt Nam không có khả năng xảy khủng hoảng tiền tệ. Tuy nhiên, cũng cần lƣu ý là xác suất dự báo trong các tháng cuối biến động theo chiều hƣớng tăng dần, lên đến gần 5%.
3.4.2. Khi n = 3
Khi phân tích hồi quy Binary Logistic bằng mô hình Probit, kết quả cho thấy có 3 biến độc lập có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc Yt là (1) Tiền gửi ngân hàng DB, (2) Tỷ lệ Tín dụng nội địa/ GDP danh nghĩa DCGDP và (3) tỷ lệ Lãi suất cho vay/Lãi suất huy động LIRSIR. Mô hình Logit cho kết quả có 4 biến có ý nghĩa thống kê gồm DB, LIRSIR, M2 và M2DNH. Trong số 5 biến này, có DB và M2DNH là tác động thuận chiều, 3 biến còn lại đều tác động ngƣợc chiều. Xác suất ƣớc tính khủng hoảng tiền tệ trong vòng 24 tháng trƣớc những thời điểm Việt Nam xuất hiện cảnh báo khủng hoảng (thời điểm biến CCt = 1) là khá cao, có thể lên tới 99%, cụ thể:
- Trƣớc khi xuất hiện dấu hiệu khủng hoảng xuất hiện vào tháng 11/2009 thì trong giai đoạn từ tháng 11/2007 đến tháng 10/2009, xác suất dự báo khủng hoảng của hai mô hình biến động bất thƣờng, mức cao nhất có thể lên đến 97%, đặc biệt, có sự
tăng bất thƣờng giữa tháng 3 và tháng 4/2009. Mức xác suất dự báo trung bình của giai đoạn này lại thấp, chỉ có 58% ở mô hình Logit và 46% đối với mô hình Probit. Nhìn chung, xu hƣớng biến động của hai mô hình có sự tƣơng đồng nhau, tuy nhiên
Biểu đồ 3.11. Xác suất dự báo khủng hoảng giai đoạn 11/2007 – 10/2009
trong giai đoạn từ tháng 03/2008 đến tháng 11/2008, mô hình Probit cho kết quả thấp hơn mô hình Logit đáng kể.
- Dấu hiệu khủng hoảng tiền tệ tiếp theo xuất hiện vào tháng 02/2011. Và trong vòng 24 tháng trƣớc đó, xác suất dự báo khủng hoảng trung bình của hai mô hình cũng chênh lệch nhau đáng kể, mức trung bình lần lƣợt là 88% và 32%. Hai mô hình này cho kết quả không tƣơng đồng nhau.
- Trong các giai đoạn tĩnh (không có dấu hiệu dự báo khủng hoảng Yt = 0), xác suất dự báo khủng hoảng tiền tệ của hai mô hình đều thấp và cũng không bằng nhau. Cụ thể, từ tháng 01/2002 đến tháng 10/2007, xác suất dự báo trung bình là 7.78% ở mô hình Logit, và 20.44% ở mô hình Probit. Còn trong giai đoạn từ tháng 03/2011 đến tháng 09/2016, xác suất dự báo trung bình lần lƣợt là 3.56 và 5.58%.
Từ các kết quả trên, ta có thể kết luận cả hai mô hình đƣợc xét đến ở trên đều có giá trị phù hợp về mặt thực tiễn. Tuy nhiên, hai mô hình cho kết quả không tƣơng đồng nhau, không giống nhƣ khi ta xét n = 2. Và kết quả của mô hình Logit có độ chính xác cao hơn trong những giai đoạn xuất hiện dấu hiệu khủng hoảng, nhƣng thấp hơn trong các giai đoạn tĩnh.
Theo kết quả ƣớc lƣợng đƣợc từ mô hình, từ tháng 10/2014 đến tháng 09/2016, xác suất dự báo khủng hoảng tiền vệ của Việt Nam là rất thấp, đều khoảng dƣới 4%. Riêng tháng 2/2016, xác suất này có sự đột biến. Đây là thời điểm diễn ra đầu cơ quy mô nhỏ về tỷ giá và có sự tác động đến nền kinh tế, nhƣng ngay lập tức giảm ở tháng tiếp theo. Một số tháng khác cũng có biến động bất thƣờng nhƣ tháng 6, tháng 7, tháng 8 năm 2016, tuy nhiên xác suất dự báo của các tháng này cũng đều thấp, dƣới 20%. Điều này có nghĩa, trong vòng 24 tháng tiếp theo kể từ tháng 9/2016, Việt Nam không có khả năng xảy khủng hoảng tiền tệ.
3.4.3. Nhận xét
Dựa trên việc nghiên cứu tác động của 14 chỉ số kinh tế vĩ mô đến khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam, nghiên cứu đã nhận thấy có 5 nhân tố tác động đến khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam là tiền gửi ngân hàng, số nhân cung tiền M2, tỷ lệ lãi suất cho vay/ lãi suất huy động, tỷ lệ giữa tín dụng nội địa/ GDP danh nghĩa và
tỷ lệ cung tiền M2/Dự trữ ngoại hối. Các biến số tăng trƣởng tiền gửi ngân hàng và tỷ lệ Cung tiền m2/GDP danh nghĩa biến động tăng sẽ làm tăng khả năng xảy ra khủng hoảng tiền tệ, và các biến tỷ lệ tín dụng nội địa/GDP danh nghĩa, tỷ lệ Lãi suất cho vay/lãi suất huy động và số nhân cung tiền M2 sẽ làm giảm khả năng này.
Nghiên cứu cũng cho thấy, việc nghiên cứu nhân tố ảnh hƣởng và ƣớc lƣợng xác suất dự báo khủng hoảng của mô hình Logit và mô hình Probit cho kết quả tƣơng đồng nhau khi n = 2, nhƣng có sự khác biệt rất lớn khi n = 3. Bên cạnh đó, kết quả ƣớc lƣợng cũng cho thấy, tại Việt Nam, các mô hình nghiên cứu này sẽ cho ra kết quả tốt hơn nếu nhƣ khủng hoảng đƣợc định nghĩa là tình huống khi chỉ số áp lực thị trƣờng ngoại hối EMPI vƣợt qua giá trị trung bình cộng hai lần độ lệch chuẩn của nó.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong chƣơng 3, tác giả đã giới thiệu chung về đặc điểm và tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2016 và triển vọng phát triển kinh tế trong năm 2017. Trên cơ sở đó, đƣa ra đánh giá chung về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Chƣơng 3 cũng trình bày việc vận dụng mô hình Logit và mô hình Probit vào thực tiễn kinh tế Việt Nam. Các số liệu sử dụng đƣợc lấy từ nhiều nguồn khác nhau nhƣng đều đáng tin cậy, và đã đƣợc xử lý để đảm bảo tính chính xác và thống nhất của mô hình. Dựa vào các vấn đề lý thuyết đã nêu ở chƣơng 1 và việc xây dựng mô hình nghiên cứu ở chƣơng 2, cũng nhƣ trên cơ sở mức độ sẵn có về dữ liệu, nghiên cứu đã lựa chọn 14 nhân tố để đƣa vào mô hình, và làm rõ tác động của từng nhân tố trong cả hai trƣờng hợp chọn giá trị n = 2 hay n = 3 để xác định khủng hoảng tiền tệ. Các nhân tố đƣợc mô hình nhận định là có tác động mạnh đến nguy cơ xảy ra khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam là Tiền gửi ngân hàng, tỷ lệ Lãi suất cho vay/ lãi suất huy động, tỷ lệ Tín dụng nội địa/ GDP danh nghĩa, lãi suất tiền gửi thực, tăng trƣởng dự trữ ngoại hối và số nhân tiền tệ M2. Nghiên cứu cũng đã đƣa ra sự so sánh khi áp dụng cả mô hình Logit và mô hình Probit, kết quả cho thấy hai mô hình có sự tƣơng đồng nhau. Kết quả nghiên cứu trong chƣơng này cũng cho biết cả hai mô hình đƣợc xét đến ở trên đều có giá trị phù hợp về mặt thực tiễn và cho phép ta đƣa ra đƣợc dự báo cho năm 2016, 2017. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của chƣơng 3 cũng là cơ sở để tôi có thể đƣa ra đƣợc các kết luận và khuyến nghị phù hợp trong chƣơng 4.
CHƢƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã làm rõ đƣợc phƣơng pháp, quy trình ƣớc lƣợng mức độ ảnh hƣởng các nhân tố trên đến khả năng xảy ra khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam, đồng thời cũng cho biết các nhân tố có ảnh hƣởng mạnh đến khả năng xảy ra khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam là Tiền gửi ngân hàng (DB), tỷ lệ Lãi suất cho vay/ lãi suất huy động (LIRSIR), tỷ lệ Tín dụng nội địa/ GDP danh nghĩa (DCGDP), tỷ lệ cung tiền M2/dự trữ ngoại hối và số nhân tiền tệ M2 (M2). Trong các chỉ số này, DB và M2DNH là có tác động thuận chiều và các biến còn lại có tác động ngƣợc chiều đến khả năng xảy ra khủng hoảng tiền tệ. Do đó, các nhà hoạch định chính sách, cụ thể là Chính Phủ và Ngân hàng nhà nƣớc, cần có những chính sách quản lý các chỉ số này cho phù hợp nhằm ngăn ngừa khủng hoảng tiền tệ xảy ra tại Việt Nam.
Nghiên cứu cho biết trong giai đoạn từ 2001 – 2016, Việt Nam chƣa thực sự xảy ra khủng hoảng tiền tệ, nhƣng cũng xuất hiện các dấu hiệu của khủng hoảng tiền tệ do chịu ảnh hƣởng từ các khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu, cụ thể vào các năm 2008, 2009, 2012 và 2014 xác suất xảy ra khủng hoảng tiền tệ của Việt Nam ở mức cao.
Biểu đồ 4.2. Xác suất dự báo khủng hoảng với n = 3
Mức độ dự báo của hai mô hình trong cả 2 trƣờng hợp n = 2 và n = 3 đều rất cao, trên 90% và phù hợp với thực tiễn nghiên cứu. Hai mô hình cho kết quả khá tƣơng đồng nhau, tuy nhiên với n = 2 thì mức độ tƣơng đồng của hai mô hình cao hơn với n = 3.
Dựa vào kết quả của mô hình, trong vòng 24 tháng tiếp theo, khả năng xảy ra khủng hoảng tiền tệ của Việt Nam là rất thấp. Tình hình tài chính tiền tệ của Việt Nam sẽ ổn định trong thời gian tƣơng đối dài.
4.2. CÁC KHUYẾN NGHỊ
Trong 14 nhân tố đƣợc nghiên cứu thì có năm chỉ số vĩ mô đƣợc nhận thấy là có tác động đến khủng hoảng tiền tệ là Tiền gửi ngân hàng, tỷ lệ cung tiền M2/ dự trữ ngoại hối, tỷ lệ Lãi suất cho vay/ lãi suất huy động, tỷ lệ Tín dụng nội địa/ GDP danh nghĩa và số nhân tiền tệ M2. Các khuyến nghị về chính sách chủ yếu đƣợc xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu của mô hình này, ƣu tiên khuyến nghị cho các chỉ tiêu có ảnh hƣởng mạnh đến khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam.
4.2.1. Đối với Chính phủ
a) Chính sách tăng trưởng hợp lý, kiềm chế lạm phát
Tăng trƣởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản để đánh giá thành tựu phát triển của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Trong thời gian qua, Việt Nam luôn tập trung mạnh vào mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, GDP luôn tăng lên qua các năm và tỷ lệ tăng trƣởng GDP luôn năm ở mức cao, trên 6%. Cụ thể, tỷ lệ tăng trƣởng GDP của Việt Nam năm 2014 là 5.98%, năm 2015 là 6.68%, năm 2016 đƣợc ƣớc tính là 6.21% và kỳ vọng của năm 2017 là 6.7%. Mặc dù bị ảnh hƣởng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công nhƣng vẫn duy trì đƣợc chuỗi tăng trƣởng kinh tế là thành tựu hết sức quan trọng, nếu xét trong điều kiện rất khó khăn thiên tai, dịch bệnh, sự biến động giá cả thế giới và khủng hoảng kinh tế toàn cầu... nhƣ hiện nay. Tuy nhiên, Việt Nam luôn duy trì đƣợc mức tăng trƣởng khá cao nhƣng để đạt đƣợc mức tăng trƣởng đó, tổng đầu tƣ cho phát triển luôn ở mức cao (30,0% - 46,5%), cao hơn nhiều so với các nƣớc khác. Điều này, chứng tỏ hiệu quả và chất lƣợng tăng trƣởng của Việt Nam còn thấp so với các nƣớc trong khu vực.
Để đánh giá tác động của tăng trƣởng đến nguy cơ khủng hoảng, ta cần xem xét tác động của tỷ lệ Tín dụng nội địa/GDP. Tỷ số này nhìn chung thì có xu hƣớng tăng, tuy nhiên mức độ tăng không cao, đây là xu hƣớng hiển nhiên vì tăng trƣởng tín dụng nội địa phải tăng mạnh hơn so với GDP để thúc đẩy gia tăng GDP. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm vào các giai đoạn 2002 – 2003, 2004, 2008, 2011 và 2013 – 2014. Đây là những giai đoạn mà Việt Nam chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới, các ngân hàng hạn chế cho vay để giảm rủi ro, đồng thời, tăng trƣởng kinh tế cũng chậm lại. Qua các năm sau thì tỷ số này lại tăng lên do Chính Phủ đã thực hiện các chính sách tài khóa nới lỏng sau suy thoái.
Tăng trƣởng tín dụng luôn đi kèm với lạm phát. Do đó mục tiêu tăng trƣởng kinh tế cũng cần chú ý đến việc kiềm chế lạm phát, tránh tăng trƣởng nóng. Tuy tăng trƣởng kinh tế không phải là một biến tác động trực tiếp đến nguy cơ khủng hoảng, tuy nhiên nó lại có tác động gián tiếp thông qua biến Tỷ lệ tín dụng nội địa/GDP. Do đó, để ngăn ngừa nguy cơ xảy ra khủng hoảng tiền tệ trong tƣơng lai gần, Chính phủ cũng cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả và chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế, đồng thời kiềm chế lạm phát nhƣ: đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện có hiệu quả về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc; đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tập trung phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất hàng xuất khẩu; giảm đầu tƣ công, khuyến khích khuyến khích các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội dƣới các hình thức hợp tác công tƣ phù hợp để hạn chế cung tiền qua kênh Chính Phủ.
b) Chính sách ổn định kinh tế vĩ mô
Ổn định kinh tế vĩ mô là một trong những vấn đề quan trọng trong định hƣớng chính sách của Việt Nam trong hiện tại và tƣơng lai. Trong các năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề bất ổn kinh tế vĩ mô nhƣ lạm phát cao, sự tăng trƣởng cung tiền của Ngân hàng Trung ƣơng nhằm khắc phục một phần thâm hụt ngân sách và đảm bảo các nhiệm vụ về chính sách tiền tệ đã ảnh hƣởng đến kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2014 – 2016. Trƣớc bối cảnh này, Chính phủ đã có sự điều chỉnh mục tiêu tăng trƣởng kinh