7. Kết cấu luận văn
2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.3.1. Biến phụ thuộc – biến dự báo khủng hoảng Yt
Biến phụ thuộc Yt của mô hình là một biến cho biết trong vòng 24 tháng tiếp theo kể từ thời điểm quan sát có khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ hay không. Biến dự báo khủng hoảng Yt đƣợc biến đổi từ biến CCt nhƣ sau:
Yt = { 1 nếu ∃ k = 1, . . . , 24 với CCt+k = 1 (3)
0 nếu ngƣợc lại
Nếu trong vòng 24 tháng tiếp theo có xuất hiện khủng hoảng tiền tệ thì biến Yt nhận giá trị 1, và biến Yt nhận giá trị 0 trong trƣờng hợp ngƣợc lại.
2.3.2. Các biến độc lập trong mô hình
Theo Kaminsky et al (1997), các tác giả đã thống kê có tới 103 chỉ số đƣợc sử dụng trong các cuộc nghiên cứu khủng hoảng tiền tệ và các chỉ số này đƣợc chia vào 6 nhóm cơ bản sau: (1) nhóm khu vực kinh tế đối ngoại (the external sector); (2) nhóm lĩnh vực tài chính (the financial sector); (3) nhóm lĩnh vực kinh tế thực (the real sector); (4) nhóm tài chính công (the public finances); (5) nhóm các yếu tố thuộc về cấu trúc và thể chế (institutional and structural varaibles) và (6) nhóm các yếu tố chính trị (polictical varaiables). Tuy nhiên, trong 103 chỉ số này, có rất nhiều chỉ số đƣợc tính toán dựa trên một chỉ số gốc, ví dụ nhƣ nhƣ chỉ số “tỷ lệ dự trữ quốc gia/lƣợng tiền cơ sở” và chỉ số “tỷ lệ tỷ lệ dự trữ quốc gia/GDP” đều là các dạng khác của chỉ số “dự trữ quốc gia”, do đó nhóm tác giả đã tổng hợp 103 chỉ số này lại thành các chỉ số gốc và phân loại vào 8 nhóm. Trong số các chỉ số này, nhóm tác giả đã liệt kê đƣợc nhóm 14 các nhân tố ảnh hƣởng rõ
nhất đến khủng hoảng tiền tệ và đây là các biến độc lập đƣợc sử dụng trong mô hình nghiên cứu này.
Việc lựa chọn các biến độc lập (chỉ số ảnh hƣởng khủng hoảng tiền tệ) đƣợc dựa trên các nghiên cứu bằng cả phƣơng pháp tham số và phi tham số. Các biến đƣợc đƣa vào mô hình đã đƣợc sử dụng ở nhiều nghiên cứu khác nhau và đƣợc chứng minh là có ý nghĩa thống kê theo nhƣ liệt kê trong phần phụ lục số 4 của Kaminsky và cộng sự (1997).
a. Nhóm chỉ tiêu tài khoản vãng lai
a1. Tỷ giá thực (Real exchange rate)
Tỷ giá thực đo lƣờng sự thay đổi của khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia vì nó phản ánh sức mua tƣơng quan của đồng tiền. Tỷ giá này xét đến cả tƣơng quan giá cả và tƣơng quan lạm phát của hai nƣớc.
Tỷ giá hối đoái thực = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x (Giá HH nội địa/Giá HH nƣớc ngoài) = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x (1+ tỷ lệ lạm phát nội địa)/(1+ tỷ lệ lạm phát nƣớc ngoài)
Việc áp dụng tỷ giá thực đƣợc định giá cao đƣợc cho là sẽ có khả năng gây ra khủng hoảng tiền tệ cao hơn.
Trong mô hình, giá trị đƣợc sử dụng của biến là độ lệch từ khuynh hƣớng theo thời gian. Độ lệch càng lớn nghĩa là tỷ giá thực đang đƣợc định giá cao.
Biến tỷ giá thực đƣợc xem là một biến tốt trong việc dự báo khủng hoảng tiền tệ, nó xuất hiện rất sớm trong các nghiên cứu thực nghiệm ở trong và ngoài nƣớc nhƣ “Currency Crises and Collapses” của Goldfajn và Valdes (1995), Frankel và Rose (19996), Sachs và cộng sự (1995), Kaminsky và cộng sự (1996, 1997, 1999) hay Nguyễn Phi Lân (2010). Trong tống kê của Kaminsky et al (1997), biến tỷ giá hối đoái thực có ý nghĩa thống kê trong 10 nghiên cứu trong số 12 nghiên cứu có xem xét biến này.
Xuất khẩu là việc một quốc gia đem hàng hóa hoặc dịch vụ do mình sản xuất ra bán cho một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác và thu ngoại tệ. Xuất khẩu là nguồn cung ngoại tệ lớn nhất của một quốc gia. Nếu một nƣớc xuất siêu lớn và thƣờng xuyên thì chứng tỏ nƣớc đó có nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào và sẽ phục vụ tốt cho nhu cầu điều tiết tỷ giá của Chính phủ.
Tăng trƣởng xuất khẩu cũng là chỉ số đo lƣờng việc mất đi khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Sự giảm sút của việc xuất khẩu có thể là kết quả của việc đánh giá cao đồng nội tệ làm tăng giá tƣơng đối của hàng hóa đó ở thị trƣờng nƣớc ngoài. Mặt khác, nếu tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu giảm sút vì những lý do liên quan đến tỷ giá thì điều này có thể gây ra áp lực phá giá đồng nội tệ.
Trong cả hai trƣờng hợp, sự giảm sút xuất khẩu có thể là một chỉ số tốt đối với việc dự đoán khủng hoảng tiền tệ.
Trong mô hình, giá trị biến tăng trƣởng xuất khẩu đƣợc tính là mức biến động xuất khẩu của tháng so sánh với thời điểm trƣớc đó 12 tháng nhƣ sau: (sau đây sẽ gọi đây là tỷ lệ thay đổi 12 tháng)
Mức tăng trƣởng xuất khẩu tháng i năm (t) =
Giá trị xuất khẩu tháng i năm (t) – giá trị xuất khẩu tháng i năm (t-1)
Giá trị xuất khẩu tháng i năm (t-1)
Biến số xuất khẩu đƣợc xem xét trong “Exchange Market Mayhem: The ntecedents and aftermath of speculative attacks” của Eichengreen, Rose và Wyplosz (1995), Kaminsky và cộng sự (1996)...Trong nghiên cứu này, dữ liệu tháng về xuất khẩu đƣợc lấy từ tổng cục thống kê Việt Nam và IFS theo giá FOB bằng nội tệ.
a3. Tăng trưởng nhập khẩu (Imports)
Nhập khẩu là việc một quốc gia mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác và trả bằng ngoại tệ. Tăng trƣởng nhập
khẩu đòi hỏi quốc gia phải có nguồn cung ngoại tệ lớn hoặc phải sử dụng nguồn ngoại tệ dự trữ, làm giảm đi dự trữ ngoại tệ của quốc gia đó. Nếu nhƣ một nƣớc thƣờng xuyên nằm trong tình trạng nhập siêu, cầu ngoại tệ trong thị trƣờng nội địa cao sẽ làm phá giá đồng nội tệ, dễ gây ra khủng hoảng tiền tệ.
Biến số nhập khẩu cũng đƣợc xem xét trong các nghiên cứu tƣơng tự nhƣ xuất khẩu, đƣợc lấy từ tổng cục thống kê Việt Nam và IFS theo giá CIF bằng nội tệ.
Trong mô hình, giá trị biến tăng trƣởng nhập khẩu cũng đƣợc tính nhƣ biến tăng trƣởng xuất khẩu, là mức biến động xuất khẩu của tháng so sánh với thời điểm trƣớc đó 12 tháng nhƣ sau:
Mức tăng trƣởng nhập khẩu tháng i năm (t) =
Giá trị nhập khẩu tháng i năm (t) – giá trị nhập khẩu tháng i năm (t-1)
Giá trị nhập khẩu tháng i năm (t-1)
a 4. Tỷ lệ cán cân thương mại (term of trade)
Cán cân thƣơng mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thƣơng mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng nhƣ mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thƣơng mại có thặng dƣ. Ngƣợc lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thƣơng mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thƣơng mại ở trạng thái cân bằng.
Cán cân thƣơng mại còn đƣợc gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dƣ thƣơng mại. Khi tỷ giá tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với ngƣời nƣớc ngoài. Vì thế khi tỷ giá tăng thì có lợi cho nhập khẩu nhƣng xuất khẩu sẽ gặp khó khăn, làm cho thặng dƣ thƣơng mại giảm. Ngƣợc lại, xuất khẩu ròng sẽ
tăng khi tỷ giá giảm xuống vì xuất khẩu sẽ có lợi trong khi nhập khẩu gặp bất. Thông qua quan sát cán cân thƣơng mại, ta cũng có thể xác định đƣợc đồng nội tệ đang đƣợc định giá đúng hay định giá thấp hoặc định giá cao so với ngoại tệ.
Tƣơng tự nhƣ biến tăng trƣởng xuất khẩu và tăng trƣởng nhập khẩu, biến tỷ lệ cán cân thƣơng mại đƣợc sử dụng trong mô hình cũng là tỷ lệ thay đổi trong 12 tháng của giá trị cán cân thƣơng mại.
b. Nhóm nhân tố tài khoản vốn
b1. Dự trữ ngoại hối
Dự trữ ngoại hối là toàn bộ tài sản bằng ngoại hối sẵn sàng đƣợc sử dụng để can thiệp vào thị trƣờng tiền tệ, đƣợc thể hiện trên bảng cân đối tiền tệ của ngân hàng trung ƣơng.
Khi nền kinh tế xảy ra hiện tƣợng cầu ngoại tệ tăng làm giảm giá đồng nội tệ, Ngân hàng trung ƣơng của một quốc gia sẽ dùng đến nguồn dự trữ ngoại tệ này để bình ổn tỷ giá. Nếu lƣợng dự trữ ngoại tệ càng lớn, thì việc bình ổn tỷ giá càng đƣợc kéo dài, làm giảm nguy cơ xảy ra khủng hoảng tiền tệ và ngƣợc lại.
Mặt khác, hầu hết các cuộc phá giá tiền tệ đƣợc bắt đầu bởi những nỗ lực không ngừng nhằm duy trì tỷ giá khiến cho dự trữ ngoại tệ giảm sút. Tổng mức dự trữ ngoại tệ cũng đƣợc coi là một chỉ số nói lên tình trạng khó khăn tài chính của một nƣớc trong việc hoàn trả các khoản nợ.
Tƣơng tự nhƣ tỷ giá thực, biến số dự trữ ngoại hối cũng đƣợc xem là một biến số tốt trong dự báo khủng hoảng tiền tệ. Biến số đƣợc cho là có ý nghĩa thống kê trong rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhƣ Goldstein (1996), Frank và Rose (1996), Võ Thị Thúy Anh và cộng sự (2016)...
Số liệu về biến dự trữ ngoại hối đƣợc lấy từ IFS theo đơn vị tính là triệu USD. Trong nghiên cứu, tôi sử dụng giá trị tăng trƣởng dự trữ ngoại hối
(DTNH) trong 12 tháng làm cơ sở để đánh giá tác động của biến đến khủng hoảng tiền tệ. Chỉ số này đƣợc tính nhƣ sau:
Mức tăng trƣởng
DTNH tháng i năm (t) =
Giá trị DTNH tháng i năm (t) – giá trị DTNH tháng i năm (t-1)
Giá trị DTNH tháng i năm (t-1)
b2. Tỷ lệ M2/Dự trữ ngoại hối
Tỷ lệ này cho biết một đồng nội tệ đang đƣợc bảo hiểm bởi bao nhiêu đồng ngoại tệ, tỷ lệ này càng lớn nghĩa là mức độ bảo hiểm bằng ngoại tệ của đồng nội tệ càng thấp. Trong trƣờng hợp ngƣời dân hoặc các nhà đầu tƣ nhận thấy khủng hoảng tiền tệ sắp xảy ra, họ sẽ nhanh chóng chuyển đổi đồng nội tệ sang ngoại tệ, nếu phải mất nhiều nội tệ để đổi lấy đƣợc một đồng ngoại tệ thì đồng nghĩa với việc gia tăng tốc độ mất giá của đồng nội tệ và đẩy nhanh nguy cơ phát sinh khủng hoảng tiền tệ của một quốc gia.
Chỉ số này đƣợc tính bằng cách lấy thƣơng số của M2 (tính theo VNĐ) và dự trữ ngoại hối (tính theo VNĐ). Nguồn dữ liệu của M2 và dự trữ ngoại hối đƣợc thu thập từ tổng cục thống kê Việt Nam và IFS. Trong mô hình, giá trị biến đƣợc sử dụng là tỷ lệ thay đổi 12 tháng.
b3. Tỷ lệ lãi suất huy động thực trong nước so với nước ngoài
Lãi suất huy động thực trong nƣớc đƣợc xem xét ở đây là lãi suất huy động đã loại bỏ tác động của lạm phát. Các nhà đầu tƣ có xu hƣớng đi vay ở nƣớc có lãi suất thực thấp để đầu tƣ ở nƣớc có lãi suất thực cao. Do đó, nếu sự chênh lệch lãi suất thực trong nƣớc so với nƣớc ngoài càng lớn thì tất yếu sẽ dẫn đến dòng chảy vốn từ quốc gia có lãi suất thấp sang quốc gia có lãi suất cao, về lâu dài sẽ có những tác động tiêu cực đến thị trƣờng tiền tệ quốc tế và ảnh hƣởng đến dự trữ ngoại hối của quốc gia có lãi suất thực thấp hơn, do đó làm tăng nguy cơ khủng hoảng tiền tệ.
Trong mô hình, đối với lãi suất thực trong nƣớc, tôi lấy lãi suất huy động đã giải phóng lạm phát. Đối với lãi suất nƣớc ngoài đƣợc dùng để so sánh, dựa theo giải thích biến của Kaminsky (2003), tôi chọn lãi suất do cục dự trữ liên bang Mỹ US FED FUND RATES và cũng loại bỏ đi tác động của lạm phát tại Mỹ. Tỷ lệ này thể hiện cho số lần chênh lệch lãi suất thực của hai quốc gia.
c. Tổng sản phẩm quốc nội GDP
GDP (Gross Domestic Production) là tổng sản phẩm quốc nội, thể hiện giá trị thị trƣờng của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng đƣợc sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là 1 năm).
Giá trị của GDP có liên quan đến nhu cầu tiền trong lƣu thông của một quốc gia. Khi giá trị GDP càng lớn thì càng đòi hỏi nhiều tiền trong lƣu thông, vì vậy, nếu có sự thay đổi bất thƣờng về GDP sẽ gây ra sự thay đổi bất thƣờng về cầu tiền, từ đó tạo áp lực về cung tiền trong nền kinh tế. Dữ liệu về GDP đƣợc lấy theo quý theo đồng nội tệ và đƣợc nội suy về dữ liệu tháng với giả định tốc độ biến động đều qua các tháng. Tỷ lệ biến động của các tháng trong cùng quý đƣợc xác định là tỷ lệ biến động của quý đó so với quý liền trƣớc.
d. Nhóm nhân tố tài chính
d1. Số nhân cung tiền M2
Cung tiền M2 bao gồm cung tiền hẹp M1 cộng với tiền gửi định kỳ và tiền gửi tiết kiệm. Số nhân cung tiền M2 phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà NHTW quy định đối với hệ thống ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tài chính. Chỉ số này nói lên mức độ tự do hóa tài chính. Mức tăng cao của số nhân tiền tệ có thể đƣợc giải thích bởi sự giảm mạnh của tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Dữ liệu M2 của Việt Nam đƣợc lấy từ IFS và theo tháng, là tổng của tiền hẹp M1 (tiền gửi không kỳ hạn và tiền mặt và tƣơng đƣơng tiền) và tiền Quasi-Money (gồm tiền gửi có kỳ hạn trong hệ thống ngân hàng). Số nhân cung tiền M2 là thƣơng số của cung tiền M2 với lƣợng tiền cơ sở (cũng đƣợc lấy từ IFS theo tháng).
Trong nghiên cứu, giá trị sử dụng của biến này cũng là tỷ lệ thay đổi 12 tháng.
d2. Tỷ lệ Tín dụng nội địa/ GDP danh nghĩa
Tổng sản phẩm quốc nội GDP đƣợc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có nguồn đầu tƣ, bao gồm đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài. Dòng vốn đầu tƣ trong nƣớc hoặc dòng vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài chảy vào đều làm tăng tổng sản phẩm quốc nội. Tín dụng nội địa chủ yếu đƣợc hình thành từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại và phụ thuộc rất lớn vào tình hình lãi suất trong nƣớc, mà lãi suất thực là yếu tố chính để nhà đầu tƣ quyết định đầu tƣ vốn ở trong nƣớc hay ngoài nƣớc. Do đó, hai chỉ tiêu GDP và tín dụng nội địa có mối quan hệ mật thiết.
Mức tăng trƣởng rất cao tín dụng nội địa có thể là một chỉ số nói lên sự yếu kém – mong manh (fragility) của hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ Tín dụng nội địa / GDP thƣờng tăng trong giai đoạn đầu của các cuộc khủng hoảng ngân hàng, do các ngân hàng trung ƣơng phát hành thêm tiền qua kênh ngân hàng nhằm cải thiện tình trạng tài chính tiền tệ của quốc gia. Trong nghiên cứu, giá trị sử dụng của biến này cũng là tỷ lệ thay đổi 12 tháng.
d3. Lãi suất tiền gửi thực
Lãi suất tiền gửi thực là mức lãi suất tiền gửi mà ngƣời gửi tiền thực nhận sau khi đã loại trừ tác động của lạm phát.
Lãi suất thực là chỉ số đo lƣờng tự do hóa tài chính, theo đó quá trình tự do hóa có xu hƣớng sẽ dẫn đến một mức lãi suất thực cao. Lãi suất thực cao
chính là một chỉ số cảnh báo về khủng hoảng thanh khoản hoặc là để chống đỡ việc tấn công tiền tệ. Trong mô hình, biến lãi suất huy động thực đƣợc tính là tỷ lệ %/năm, và dữ liệu đƣợc thu thập từ IFS.
d4. Tỷ lệ Lãi suất cho vay/Lãi suất huy động
Tỷ lệ này cho biết chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động của ngân hàng thƣơng mại. Chênh lệch này thể hiện chi phí hoạt động và lợi nhuận của các ngân hàng khi cung cấp dịch vụ cho vay và nhận tiền gửi. Tỷ lệ này càng lớn cho thấy ngân hàng đang có đƣợc vốn giá rẻ và cho vay với giá cao nên lợi nhuận cao, và ngƣợc lại. Nếu tỷ số này quá cao thể hiện ngân hàng đang giảm chất lƣợng các khoản vay vì những khoản cho vay nhiều rủi ro cần có một mức lãi suất cho vay cao để bù đắp, và nếu tỷ lệ này quá thấp thể hiện lợi nhuận của ngân hàng đang ở mức báo động, có nguy cơ xảy ra