7. Cấu trúc của luận văn
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu
3.3.2.4. Giọng điệu đằm thắm, nữ tính
Đọc thơ Thanh Nhàn, ta thấy đƣợc sự dịu dàng, kín đáo. Đây là một phong cách thơ độc đáo, giàu nữ tính song không kém phần sáng tạo. Thơ bà dồi dào sự chân thành trong cảm xúc, về tình yêu với Hà Nội, tình yêu với đất nƣớc, con ngƣời.
Thanh Nhàn dành nhiều tình cảm cho những ngƣời thân yêu: mẹ, em trai, em gái, chồng và con gái và biểu hiện bằng tiếng nói đằm thắm rất riêng. Chất giọng đằm thắm ấy ta còn bắt gặp trong những trang thơ viết về Hà Nội, về xóm đê nghèo Yên Phụ giúp nhà thơ thể hiện chân thành, xúc động những tình cảm với quê hƣơng mình qua các bài Xóm đê, Thành phố tôi yêu, Một vòng Hồ Tây…
Thơ Thanh Nhàn còn thể hiện một cái tôi trữ tình đằm thắm khi yêu. Trong tình yêu, nhà thơ đã thể hiện rõ một tâm hồn dịu dàng, đằm thắm, giàu nữ tính. Bài thơ Với sông Hồng đã thể hiện tình cảm lứa đôi thật dịu dàng, da diết:
Chiều chia tay ta tránh lối đông người/ Hai đứa dạo theo bờ đê thân thuộc/ Trời vừa mưa vạt cỏ mềm đẫm nước/ Đất mịn màng tinh nghịch: vết chân đôi/ Lặng im thôi anh nhé lặng yên thôi/ Sông đang hát theo rất nhiều cung bậc/ Sóng dìu dịu ru bờ về xa tắp/ Sóng giữa dòng thành nước xoáy rất sâu. Hương thầm là bài thơ viết về tình yêu của tuổi học trò, lứa tuổi mà tình yêu chỉ là một thứ bâng
94
khuâng, hình nhƣ có mà hình nhƣ không, rất đằm thắm thiết tha mà cũng có cái gì thiếu hụt: “Cô gái như chùm hoa lặng lẽ/ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu”. Tình yêu ấy ở trong trạng thái “nửa mờ nửa tỏ”, vậy mà mãnh liệt và sâu sắc biết bao. Trong bài thơ Con đường, lời nhắn gửi của cô gái vời lời lẽ khiêm nhƣờng ẩn chứa “chút phận đàn bà” mà mạnh mẽ, bao dung, độ lƣợng: “Nếu cùng người mới dạo chơi/ Xin anh tránh nẻo đường vui ban đầu”. Bởi con đƣờng ấy chỉ vui lúc ban đầu mà khổ về sau nên xin “anh” đừng đi, hãy tránh nó ra để không làm khổ ngƣời ta cũng nhƣ “giẫm đạp” lên trái tim “em”.
* Tiểu kết Chƣơng 3
Về nghệ thuật thể hiện, nét riêng trong thơ Thanh Nhàn trƣớc hết thể hiện ở cấu tứ. Nhà thơ thƣờng sử dụng hai dạng cấu tứ là cấu tứ quy nạp và cấu tứ tƣơng đồng. Về thể loại, Phan Thị Thanh Nhàn vận dụng đa dạng các thể thơ. Ở mỗi thể thơ bà đều vận dụng và phát huy những ƣu thế riêng của từng thể loại để kiến tạo nên những “đứa con tinh thần” của mình, tiêu biểu là sự vận dụng linh hoạt và sáng tạo các thể thơ năm chữ, thơ lục bát và thơ tự do. Thể thơ năm chữ đƣợc Thanh Nhàn vận dụng để khơi mở lòng mình, chuyển tải những tình cảm, suy nghĩ chân thành nhất của mình đến với bạn đọc. Đó là những câu chuyện kể về cuộc đời của một ngƣời phụ nữ nhiều truân chuyên trong duyên phận và cuộc sống. Còn những câu thơ lục bát truyền thống phù hợp với chất giọng đằm thắm, mƣợt mà, dịu dàng, nữ tính đƣợc bà gửi gắm vào đó những tình cảm thiêng liêng, thiết tha nhất về quê hƣơng, về mẹ, về tình yêu đôi lứa… Ở những bài thơ tự do, ta bắt gặp hình ảnh một ngƣời phụ nữ nhiều nghĩ suy, âu lo trăn trở về tình yêu đôi lứa, về cuộc sống quanh mình. Nói chung, dù viết bằng thể thơ nào, bà đều có sự tìm tòi, sáng tạo và ghi lại đấu ấn phong cách của riêng mình.
Về ngôn ngữ, Thanh Nhàn thƣờng dùng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thƣờng ngày để tâm sự, bộc bạch và trải lòng một cách chân thật…Chính sự không trau chuốt ấy đã nói hộ nhà thơ tấm chân tình nồng nàn trƣớc con ngƣời và cuộc đời. Ngôn ngữ thơ Thanh Nhàn còn hấp dẫn bởi cách
95
bà vận dụng các phƣơng thức chuyển nghĩa của từ theo phƣơng thức ẩn dụ. Điểm hấp dẫn nữa là cách bà sử dụng phép điệp ở cấp độ từ và cụm từ khá nhiều và thành thạo trong thơ mình, đó là điệp khúc của tâm hồn cứ láy đi láy lại trong cả đời thơ của thi sĩ. Thêm vào đó là các câu hỏi tu từ và sự phân đoạn, ngắt dòng cũng tạo nên những nốt trầm sâu lắng, những suy tƣ, chiêm nghiệm về tình yêu, về cuộc đời. Tất cả tạo nên những hiệu quả thẩm mỹ cho ngôn ngữ thơ Thanh Nhàn giúp các bài thơ của bà chiếm đƣợc cảm tình nơi bạn đọc.
Thơ Thanh Nhàn có giọng điệu riêng. Đó là chất giọng ngợi ca, tự hào khi viết về những tình cảm chung của quê hƣơng, đất nƣớc, nhân dân. Chất giọng tự sự, giãi bày khi viết về chính mình và đời sống thƣờng nhật quanh mình. Chất giọng đằm thắm, dịu dàng, nữ tính khi viết về tình yêu đôi lứa, về tình cảm với mảnh đất Hà Nội thân yêu,về những ngƣời thân yêu nhƣ mẹ, em trai, em gái, bạn gái, con gái..
Thơ Thanh Nhàn bám gốc bén rễ trong lòng độc giả những tình cảm sâu sắc bởi ngòi bút đằm thắm chân thật đầy nữ tính của mình. Và bao trùm, xuyên suốt lên tất cả là một chất giọng vừa dịu nhẹ, đằm thắm, địu dàng, nữ tính, vừa ngậm ngùi cho duyên phận. Chất giọng riêng tƣ ấy “như một bông hoa dịu nhẹ, khiêm nhường, phảng phất, kín đảo” làm nên bản sắc thơ Thanh Nhàn trong vƣờn hoa muôn sắc của thi ca đƣơng đại.
96
PHẦN KẾT LUẬN
Ở cả thơ và văn xuôi, Phan Thị Thanh Nhàn đều ghi dấu ấn riêng, thể hiện nội lực sáng tạo dồi dào. Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi chỉ tìm hiểu, nghiên cứu về thơ của tác giả với mong muốn làm rõ những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong thơ bà và ghi nhận những đóng góp của bà với dỏng thơ nữ nói riêng và thơ ca đƣơng đại nói chung.
Về phƣơng diện nội dung, bản sắc thơ Thanh Nhàn đƣợc thể hiện trƣớc hết ở cảm hứng chủ đạo. Trong cảm hứng về quê hƣơng, đất nƣớc, con ngƣời, Thanh Nhàn đã cất cao tiếng hát ngợi ca, tự hào về cuộc sống, chiến đấu của quân và dân trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc cũng nhƣ trong mặt trận lao động sản xuất. Với cái nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn, nhà thơ đã dựng lên chân dung những mẫu ngƣời đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhà thơ vẽ lên bức tranh đời sống sinh động. đầy chất thơ của các miền quê. Trong cảm hứng về thế sự, Thanh Nhàn đã bộc lộ cách nhìn nhận về cuộc sống thƣờng nhật và con ngƣời xung quanh mình, bộc lộ quan điểm chính kiến về những vấn đề xã hội, về thế thái nhân tình. Nhiều khía cạnh của cuộc sống đời thƣờng cũng đƣợc nhà thơ chân thành ghi lại bằng ngôn từ mộc mạc, giản dị. Thơ Thanh Nhàn là những trang nhật kí về cuộc đời bà. Nhà thơ lấy chính cuộc đời mình làm đề tài lẫn chủ đề, đối tƣợng khám phá. Bà viết nhƣ tâm sự, giãi bày nỗi lòng mình.
Bản sắc thơ Thanh Nhàn còn thể hiện ở hệ thống nhân vật trữ tình. Đầu tiên đó là nhân vật cái tôi trữ tình của nhà thơ thƣờng xƣng danh: Tôi, Ta, em.
Đó là hình tƣợng cái tôi hòa gắn những tình cảm riêng tƣ của mình với tình cảm chung của dân tộc, là cái tôi tràn đầy lạc quan, tin yêu giữa những ngày khốc liệt đau thƣơng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc trƣớc 1975. Sau 1975, đó là một cái tôi say đắm yêu thƣơng, khát khao hạnh phúc, đầy âu lo, trăn trở cùng nỗi niềm cô đơn nhức nhối. Chính vì thế, ta thƣờng bắt gặp trong thơ bà những từ “một mình”, “một người”. Chủ thể trữ tình trong thơ Thanh Nhàn là ngƣời
97
phụ nữ độc hành lặng lẽ trên quãng đƣờng đời nhiều truân chuyên, lắm đắng cay. Nhƣng trong tâm hồn thi sĩ vẫn luôn tràn đầy niềm lạc quan, tin yêu cuộc sống. Ngoài nhân vật cái tôi trữ tình của nhà thơ, ta còn thấy sự xuất hiện của nhân vật anh - những ngƣời đàn ông đến rồi đi trong đời và trong thơ của thi sĩ. Đó là chân dung của ngƣời chồng mà bà hết mực yêu thƣơng, hay những ngƣời có chút duyên phận với bà đều để lại trong lòng thi sĩ những khoảng trống đến nao lòng. Những cuộc tình trong thơ bà thƣờng kết thúc không có hậu, trong đó phần thua thiệt luôn là ngƣời phụ nữ luôn dâng hiến hết mình cho tình yêu. Ngƣời đàn ông dù có bội tình cũng không hề oán trách. Ngoài ra còn có rất nhiều nhân vật khác nhƣ mẹ, em trai, em gái, con gái, bạn gái hay những con ngƣời mà nhà thơ có dịp gặp gỡ, tiếp xúc. Thế giới nhân vật ấy hiện lên sinh động và phong phú đƣợc nhà thơ họa lại bằng trái tim yêu chân thành.
Về nghệ thuật thể hiện, nét riêng trong thơ Thanh Nhàn trƣớc hết thể hiện ở cấu tứ. Nhà thơ thƣờng sử dụng hai dạng cấu tứ là cấu tứ quy nạp và cấu tứ tƣơng đồng. Cấu tứ quy nạp hƣớng đến thuyết phục ngƣời đọc một tƣ tƣởng nào đó. Cấu tứ quy nạp thƣờng có dạng vận động từ cụ thể đến khái quát với thao tác quy nạp. Những bài thơ đƣợc cấu tứ theo kiểu này thƣờng kết thúc bất ngờ bằng những triết lý về cuộc sống và con ngƣời. Trong khi đó, cấu tứ tƣơng đồng dựa trên so sánh tƣơng đồng nhờ phƣơng thức chuyển nghĩa ẩn dụ nhằm đƣa đến hiệu quả thẩm mỹ là làm nổi bật chủ thể trữ tình. Phan Thị Thanh Nhàn đã tạo ra một mạch thơ nói nhiều đến sự “im lặng”, thầm lặng, kín đáo (với quê hƣơng, gia đình, tình yêu) và đặc biệt là nỗi cô đơn.
Về thể loại, Phan Thị Thanh Nhàn vận dụng đa dạng các thể thơ. Ở mỗi thể thơ bà đều vận dụng và phát huy những ƣu thế riêng của từng thể loại để kiến tạo nên những “đứa con tinh thần”của mình, tiêu biểu là sự vận dụng linh hoạt và sáng tạo các thể thơ năm chữ, thơ lục bát và thơ tự do. Thể thơ năm chữ đƣợc Thanh Nhàn vận dụng để khơi mở lòng mình, chuyển tải những tình cảm, suy nghĩ chân thành nhất của mình đến với bạn đọc. Đó là những câu chuyện kể
98
về cuộc đời của một ngƣời phụ nữ nhiều truân chuyên trong duyên phận và cuộc sống. Còn những câu thơ lục bát truyền thống phù hợp với chất giọng đằm thắm, mƣợt mà, dịu dàng, nữ tính đƣợc bà gửi gắm vào đó những tình cảm thiêng liêng, thiết tha nhất về quê hƣơng, về mẹ, về tình yêu đôi lứa… Ở những bài thơ tự do, ta bắt gặp hình ảnh một ngƣời phụ nữ nhiều nghĩ suy,âu lo trăn trở về tình yêu đôi lứa, về cuộc sống quanh mình. Nói chung, dù viết bằng thể thơ nào, bà đều có sự tìm tòi, sáng tạo và ghi lại đấu ấn phong cách của riêng mình.
Về ngôn ngữ, Thanh Nhàn thƣờng dùng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thƣờng ngày để tâm sự, bộc bạch và trải lòng một cách chân thật…Chính sự không trau chuốt ấy đã nói hộ nhà thơ tấm chân tình nồng nàn trƣớc con ngƣời và cuộc đời. Ngôn ngữ thơ Thanh Nhàn còn hấp dẫn bởi cách bà vận dụng các phƣơng thức chuyển nghĩa của từ theo phƣơng thức ẩn dụ. Điểm hấp dẫn nữa là cách bà sử dụng phép điệp ở cấp độ từ và cụm từ khá nhiều và thành thạo trong thơ mình, đó là điệp khúc của tâm hồn cứ láy đi láy lại trong cả đời thơ của thi sĩ. Thêm vào đó là các câu hỏi tu từ và sự phân đoạn, ngắt dòng cũng tạo nên những nốt trầm sâu lắng, những suy tƣ, chiêm nghiệm về tình yêu, về cuộc đời. Tất cả tạo nên những hiệu quả thẩm mỹ cho ngôn ngữ thơ Thanh Nhàn giúp các bài thơ của bà chiếm đƣợc cảm tình nơi bạn đọc.
Thơ Thanh Nhàn có giọng điệu riêng. Đó là chất giọng ngợi ca, tự hào khi viết về những tình cảm chung của quê hƣơng, đất nƣớc, nhân dân. Chất giọng tự sự, giãi bày khi viết về chính mình và đời sống thƣờng nhật quanh mình. Chất giọng đằm thắm, dịu dàng, nữ tính khi viết về tình yêu đôi lứa, về tình cảm với mảnh đất Hà Nội thân yêu,về những ngƣời thân yêu nhƣ mẹ, em trai, em gái, bạn gái, con gái..
Thơ Thanh Nhàn bám gốc bén rễ trong lòng độc giả những tình cảm sâu sắc bởi ngòi bút đằm thắm chân thật đầy nữ tính của mình. Và bao trùm, xuyên suốt lên tất cả là một chất giọng vừa dịu nhẹ, đằm thắm, địu dàng, nữ tính, vừa ngậm ngùi cho duyên phận. Chất giọng riêng tƣ ấy “như một bông hoa dịu nhẹ,
99
khiêm nhường, phảng phất, kín đảo”làm nên bản sắc thơ Thanh Nhàn trong vƣờn hoa muôn sắc của thi ca đƣơng đại.
Bên cạnh những thành công ấy, trong một số bài thơ, Thanh Nhàn vẫn bộc lộ một vài hạn chế nhất định đó là “thiếu rung động có suy nghĩ và chiều sâu, cảm xúc tràn lan, kết thúc gò gẫm...” không đủ sức gợi những rung cảm để neo đậu trong lòng độc giả nhƣ Tiếng quê, Trong một hiệu ảnh Thủ đô, Gửi em trai, Chuyện có gì đâu…
Tóm lại, thơ Phan Thị Thanh Nhàn là sự kế thừa và phát triển thơ của lớp ngƣời đi trƣớc và là tiền đề tạo điều kiện mở đƣờng cho sự khởi sắc của nhiều cây bút nữ sau này. Phan Thị Thanh Nhàn là một gƣơng mặt thơ tiêu biểu thời chống Mỹ đã góp phần vào quá trình bảo lƣu, phát huy những giá trị truyền thống của thơ ca và tâm hồn Việt trƣớc tất cả những biến thiên, nghịch cảnh với một tiếng thơ đằm thắm, dịu dàng, khiêm nhƣờng và đậm chất nữ tính trong dòng chảy thi ca đƣơng đại qua đó góp phần khẳng định tài năng và những cống hiến của nhà thơ đối với đời sống thi ca của nƣớc nhà.
100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Kim Anh, Trần Thị Thắng, Trần Thị Mỹ Hạnh, Phan Thị Thanh Nhàn (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Nhà thơ nữ Việt Nam, Sáng tác và phê bình, Nxb Giáo dục 2001.
2. Nguyễn Kim Anh, Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn không... thanh nhàn”. Xem tại http://antgct.cand.com.
3. Nguyễn Kim Anh (2004), Hình nhƣ mình vẫn cô đơn, Báo Tin tức, Thông tấn xã Việt Nam ngày 30/8/2004.
4. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945-1975, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong thơ văn hiện đại”, Tạp chí văn học, số 9.
7. Trần Thị Thanh Bình (2018), Tính nữ trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn,
Luận văn thạc sĩ, Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.
8. Phạm Quốc Ca (2003), Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975-2000, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
9. Phạm Quốc Ca (1999), Thơ trữ tình công dân trong nền thơ Việt Nam đổi mới, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 3
10. Nguyễn Việt Chiến (2007), Thơ Việt Nam tìm tòi và cách tân 1975-2005
(tuyển chọn và giới thiệu), NXB Hội nhà văn.
11. Nguyễn Việt Chiến (2017), “Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn vẫn đang còn yêu ở tuổi U70?”, Báo Công an nhân dân điện tử (21/7/2017)
101
13. Hà Thị Dung (2015), Đặc điểm thơ nữ thế hệ chống Mỹ cứu nước, Luận văn tiến sĩ văn học Việt Nam, Trƣờng Đại học Khoa học và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, H.
16. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, NXB Văn học, Hà Nội
17. Nguyễn Đăng Điệp, Thơ Việt Nam sau 1975- cái nhìn toàn cảnh
18. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.
19. Hà Minh Đức (2012), Một thế kỷ thơ Việt Nam (1900 - 2000), Nxb KHXH, H.
20. Hồ Thế Hà (1997), Thơ và thơ Việt Nam hiện đại (Chuyên đề), Trƣờng Đại