Giới thuyết về cảm hứng chủ đạo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đặc điểm thơ Phan Thị Thanh Nhàn (Trang 40)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn

2.1.1. Giới thuyết về cảm hứng chủ đạo

Cảm hứng là nhân tố tƣ tƣởng chi phối nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học. Đó là trạng thái tâm lý đặc biệt thể hiện sự tập trung cao độ kết hợp với cảm xúc mãnh liệt thúc đẩy trí tƣởng tƣợng làm phát sinh khả năng sáng tạo, là căn nguyên và động lực thôi thúc ngƣời nghệ sĩ sáng tác. Do đó, cảm hứng là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để hình thành tác phẩm văn học. Bielinxki quan niệm: “Cảm hứng là trạng thái hưng phấn cao độ của nhà văn do việc chiếm lĩnh được bản chất của cuộc sống mà họ miêu tả. Sự chiếm lĩnh ấy bao giờ cũng bắt nguồn từ lý tưởng xã hội của nhà văn nhằm phát triển và cải tạo thực tại”[38, tr.141].

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử có một định nghĩa cụ thể hơn: “Cảm hứng là một tình cảm mạnh mẽ mang tư tưởng, là một ham muốn tích cực đưa đến hành động. Điều quan trọng là cần nhận ra cảm hứng như một lớp nội dung đặc thù của tác phẩm văn học. Cảm hứng trong tác phẩm trước hết là niềm say mê khẳng định chân lý, lý tưởng, phủ định sự giả dối mà mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, là thái độ ngợi ca, đồng tình với nhân vật chính diện, là sự phê phán, tố cáo các thế lực đen tối, các hiện tượng tầm thường [58].

Nhƣ vậy, cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tƣ tƣởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những ngƣời tiếp nhận tác phẩm. Bê- lin-xki coi cảm hứng chủ đạo là điều kiện không thể thiếu của việc tạo ra những tác phẩm đích thực, bởi nó “biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tƣ tƣởng thành tình yêu đối với tƣ tƣởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành”.

35

Thuật ngữ cảm hứng chủ đạo lúc đầu chỉ yếu tố nhiệt tình say sƣa diễn thuyết, sau chỉ trạng thái mê đắm khi xuất hiện tứ thơ. Về sau lí luận văn học xem cảm hứng chủ đạo là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ tƣ tƣởng xúc cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới đƣợc mô tả. Theo nghĩa này, cảm hứng chủ đạo thống nhất với đề tài và tƣ tƣởng của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo đem lại cho tác phẩm một trạng thái xúc cảm tinh thần nhất định, thống nhất tất cả các cấp độ và yếu tố của nội dung tác phẩm. Đây là cái mức căng thẳng cảm xúc mà nhờ đó nghệ sĩ khẳng định các nguyên tắc thế giới quan của mình trong tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm gắn với tình cảm của tác giả, của ngƣời sáng tạo.

2.1.2. Cảm hứng về quê hương, đất nước

Là cây bút thuộc thế hệ các nhà thơ giai đoạn chống Mỹ, với hành trình sáng tạo vắt qua hai thế kỷ, chứng kiến những thay đổi không ngừng trên đất nƣớc, không chỉ với làng ngoại thành, xóm đê quen thuộc mà còn mở rộng trƣờng nhìn ở những vùng miền khác nhau, Phan Thị Thanh Nhàn cũng nhƣ các nhà thơ cùng thế hệ luôn dành tình cảm cho quê hƣơng, đất nƣớc và con ngƣời trong những trang thơ của mình. Vốn là ngƣời sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, cái “chất Hà Nội” luôn biểu hiện đậm nét trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn. Hiện lên trong thơ bà bên cạnh một Hà Nội lịch lãm, sang trọng là một xóm đê ven đô, với những con ngƣời bình thƣờng mà ấm áp yêu thƣơng: Không ai giống ai nghề nghiệp/ không ai khác ai cái nghèo/ Trẻ con xóm đê tất cả giống nhau/ da cháy nắng tóc râu ngô/ con gái con trai đều nghịch như quỷ sứ/ Xóm đê bây giờ/ Không ai gọi ai bằng tên cũ/ Những cái tên nhọc nhằn/ Xóm đê gọi nhau trìu mến yêu thân/ Những tên người bình dị. Và những chàng trai xóm đê ngày nào còn là “thằng bé đánh giầy” theo tiếng gọi của đất nƣớc đã lên đƣờng nhập ngũ:

Các bạn trai ra đi/ Tiếng hát xa rồi còn ngoái lại/ Đâu chỉ chiến trường lên tiếng gọi/ Lớp trẻ lên đường vì chính xóm đê/ (Xóm đê). Trong mạch cảm hứng chung về Tổ quốc với niềm tự hào cất cao tiếng hát ngợi ca, mỗi nhà thơ nữ đã

36

tìm cho mình một tiếng nói riêng, một cách thể hiện độc đáo. Nếu Xuân Quỳnh có Gió lào cát trắng, Lâm Thị Mỹ Dạ với Khoảng trời và hố bom thì Phan Thị Thanh Nhàn, quê hƣơng trong đau thƣơng hiện hữu ở một cái tên phố cụ thể Từ Khâm Thiên: Em đã qua rồi trong đêm Khâm Thiên/ Không khóc được bởi căm thù quá lớn/ Chúng nó đã ném bom hòng hủy diệt/ Hủy diệt việc ăn làm, hủy diệt tình yêu…Phố của ta thành nhức nhối niềm đau/ Thành tiếng gọi từ thủ đô Hà Nội. Trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn, Hà Nội, trái tim thân yêu của cả nƣớc trong chiến tranh hay hòa bình luôn là Thành phố tôi yêu của chủ thể trữ tình. Điều gây ấn tƣợng với thơ bà trong những năm chiến tranh là phong thái của ngƣời thủ đô trƣớc bom đạn của kẻ thù. Không phải chiến tranh chỉ có chiến đấu mà dù chiến tranh những việc phải làm trong đời sống con ngƣời nhƣ tình yêu, hôn nhân vẫn cứ diễn ra một cách bình thản, tự tin: Trong tiếng gầm B52/ Áo khăn hoa em xếp lại rồi/ Và cả cách chăm thương nhau cũng khác/ Căn hầm vững, gói lương khô, túi thuốc/ Chiếc hôn dài mừng tủi những ngày xa…Hà Nội trong những năm tháng chống chọi với chiến tranh phá hoại của kẻ thù đã tổ chức lại nhịp sống, cách sống của mình, vẫn thanh lịch hào hoa: Thành phố ta yêu rất mực hào hoa/ vào chiến đấu gọn gàng đơn giản/ Cửa hàng lớn bây giờ phân tán/ những quầy con vào bán tận ngõ sâu/ Người bận nhiều dòng chữ nhắn chờ nhau/ Nét nguệch ngoạc ấm từng khung cửa gỗ/ Tổ phục vụ nấu cơm cho cả phố/ Thư viện mở theo giờ phòng không/ Anh dành ghế cho em, buổi sáng người đông. Những câu thơ của Phan Thị Thanh Nhàn về Hà Nội thành phố tôi yêu kể trên dƣờng nhƣ ai đã trải qua những năm tháng chiến tranh đều đã bắt gặp và sống lại ký ức của một thời đạn bom mà mình cũng là ngƣời trong cuộc. Trong mắt nhà thơ, Hà Nội thêm nét quyến rũ với những ngƣời đã và đang yêu trong sự gần gũi, âu yếm cảm động:

Con đường nào cây cũng bước song đôi Anh đã đến chia cùng em tuổi trẻ

Bàn tay gầy thương bàn tay gầy thế Thức canh trời thành phố đáng yêu thêm

37

Vốn là một nhà báo xông xáo, trong thời chiến hay thời bình Phan Thị Thanh Nhàn có điều kiện, và hơn nữa có nhiệm vụ viết về những con ngƣời, sự kiện và những vùng đất không chỉ Hà Nội mà trên mọi nẻo đƣờng của tổ quốc. Trƣớc mỗi chuyến đi, nhà thơ luôn hồi hộp, ấp ủ trong mình: Mơ con đường phía trước/ …Suốt chặng dài tưởng tượng/ Bao xúc động tràn dâng. Ngƣời đọc theo chân nhà thơ lên Chợ Tết vùng cao, rồi Về Tân Phong mùa gặt, vui với

Đám cưới ngày mùa: Các cụ ông say thuốc/ Các cụ bà say trầu/ Còn con trai con gái/ Chỉ nhìn mà say nhau. Bất chợt với Đà lạt thoáng qua cũng đọng lại trong nhà thơ một ấn tƣợng khó quên về nét đẹp riêng có của thành phố ngàn hoa: Tôi đã đi gần khắp quê hương/ Mỗi thành phố một gương mặt đẹp/ Riêng Đà lạt tuyệt vời thanh khiết/ Duyên dáng và dịu êm. Có mặt ở Triệu Phong (Quảng Trị) trƣớc khi giải phóng, Phan Thị Thanh Nhàn với sự nhạy cảm của mình đã nhận ra sự tƣơng phản giữa hai bờ giới tuyến, là Triệu Phong bờ Bắc:

Trưa bình yên nắng cũng thơm tho/ Mùa gặt ở Triệu Phong như ở quê tôi đấy/ Mồ hôi đọng thành hạt vàng tròn mẩy/ Khóm lúa cong mềm mang dáng mẹ nắng mưa. Và Triệu Phong phía bên kia: Đất bên kia dòng Thạch Hãn chia đôi/ Không bóng trâu cày không mùa no ấm/ Đất vẫn chỉ mọc đầy ụ súng/ Những tròng mắt đen ngòm hằn học ngó sang (Mùa gặt Triệu Phong). Từ sông Hồng, Phan Thị Thanh Nhàn đến với những dòng sông phƣơng Nam: Bây giờ tôi Hậu Giang/ Bến Ninh Kiều với vầng trăng thưở nào/ Cần Thơ sóng nước xôn xao/ Thủy triều lên gọi biển vào cùng sông/ Vẫn là sóng nước ngàn năm/ Chỉ niềm vui cứ trào dâng buổi đầu (Những dòng sông). Nhà thơ đã vào Sài Gòn rồi trở lại thành phố mang tên Bác với tình yêu và nỗi nhớ khôn nguôi những con đƣờng có lá me bay, một đặc trƣng sinh thái ở nơi đây: những hàng me xanh mát/ đường phố dài thung dung…/ Mà hôm nay trở lại/ bây giờ như bao giờ/ tôi cứ yêu đắm đuối/ với mối tình ngây thơ (Trở lại Sài Gòn). Sẽ không đủ nếu không nhắc đến Tháp Chàm, nơi chang chang nắng gió với sa mạc cát sừng sững một tháp Chàm: rực rỡ như ráng chiều/ cũ càng như chuyện cổ/ uy nghi như đất trời/ duyên dáng như thiếu nữ (Tháp Chàm) cho bao ngƣời từ những

38

miền đất khác nhau tới chiêm ngƣỡng vẻ uy nghi vĩnh hằng của Tháp, của một vùng địa văn hóa luôn là niềm bí ẩn với con ngƣời và cũng luôn là sự bình an, tĩnh lặng với họ: Bao nỗi niềm nhỏ nhặt/ của cuộc đời âu lo/ bỗng nhiên tan biến hết/ trước tháp Chàm hoang sơ. Có thể nói bằng tình cảm chân thành, bằng sự đam mê xê dịch, Phan Thị Thanh Nhàn đã in dấu chân trên các vùng đất và con ngƣời quê hƣơng, cho thấy “nơi nao qua mà lòng chẳng yêu thương” trong cảm xúc và suy tƣ của nhà thơ, không chỉ là những miêu tả mang tính thị giác mà còn là những thi ảnh mang tính tâm hồn, đem tới những mỹ cảm trong quá trình tiếp nhận và sáng tạo thi ca.

2.1.3. Cảm hứng về thế sự:

Trong không gian văn học thời kỳ đổi mới, cảm hứng sử thi nhạt dần, cảm hứng thế sự đời tƣ trở thành cảm hứng chủ đạo trong văn học nói chung và thơ cũng không là ngoại lệ. Với khát vọng dân chủ, ý thức tôn trọng sự thật, thơ đã không ngần ngại chạm đến những vấn đề cốt lõi của thực tại, của thân phận con ngƣời. Cái nhìn của nhà thơ trở nên hiện thực, gai góc hơn so với cái nhìn thuần nhất, lý tƣởng với khuynh hƣớng ngợi ca quen thuộc trƣớc đây. Bên cạnh tiếng nói của các nhà thơ nam giới: Câu thơ thật đổi lấy đồng tiền giả/ vã mồ hôi sôi nước mắt thắt lòng (Nguyễn Duy), các nhà thơ nữ cũng đụng đến những vấn đề của nhân sinh thế sự, của chính mình với những khía cạnh cụ thể hơn, và do thế, đàn bà hơn. Sau 1975, hòa nhập với cuộc sống thời bình và dựng xây đất nƣớc, nhất là sau đổi mới 1986, khi cảm hứng thế sự đời tƣ trong thơ chiếm vị trí cốt lõi, tƣ duy thơ Phan Thị Thanh Nhàn có sự chuyển đổi tự nhiên, nhuần nhuyễn qua các tập thơ “Bông hoa không tặng” (1987), Nghiêng về anh (1992), Bài thơ cuộc đời (1999), Thơ với tuổi thơ (2002). Tƣ thế của nhà thơ từ chỗ là ca sĩ hát “bè cao” ngợi ca tự hào đất nƣớc, quê hƣơng và nhân dân bằng cái nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn chuyển sang hát giọng “bè trầm” bằng cái nhìn hiện thực và cảm hứng thế sự, đời tƣ đi sâu khám phá những góc cạnh của đời sống hiện thực thƣờng nhật với bao bộn bề lo toan, bao phức tạp và có nhu cầu thể hiện con

39

ngƣời cá nhân. Điều này đƣợc khẳng định trong nhiều công trình nghiên cứu về thơ sau 1975. Trong bài viết Thơ Việt Nam sau 1975- cái nhìn toàn cảnh, tác giả Nguyễn Đăng Điệp khẳng định: “Trong thơ sau 1975, thể tài thế sự, đời tƣ trở nên nổi bật và gắn liền với nó là chất giọng tự thú và chất giọng giễu nhại. Điều này đƣợc thể hiện qua bốn xu hƣớng chính về nội dung của thơ sau 1975 là xu hƣớng viết về chiến tranh qua những khúc ca bi tráng về số phận của dân tộc; xu hƣớng trở về với cái tôi cá nhân; những âu lo của đời sống thƣờng nhật; xu hƣớng đi vào những vùng mờ tâm linh đậm chất tƣợng trƣng, siêu thực.”[17].

Vốn là ngƣời tinh tế, nhạy cảm và giàu lòng trắc ẩn, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn vô cùng đau đớn và xót xa khi chứng kiến biết bao nghịch lý xảy ra trong đời sống; khi những thang bậc, giá trị đạo đức, giá trị con ngƣời bị đảo lộn. Bà buồn đến nỗi muốn tìm đến cái chết nhƣ là sự giải thoát. Nhƣng khi nói đến cái chết chính là nhấn mạnh tới sự yêu đời, tới chân thiện mỹ, tới những điều tốt đẹp, tử tế mang ý nghĩa nhân văn trong cuộc sống hiện tại, thấm đậm nhân tình thế thái. có đôi lúc buồn/ Tôi định tự tử, để dẫn tới ý định đó chính là những yếu tố khách quan tác động, va đập đến con ngƣời ở chiều hƣớng tiêu cực:

Sống làm chi khi bè bạn bon chen

Cơ quan quanh năm đấu đá

Sống làm chi khi người yêu thành người lạ Sống làm chi lương ba cọc ba đồng

Viết báo làm thơ kiếm từng xu vẫn loay hoay không đủ Sống làm chi khi mọi tượng thần sụp đổ

Người ta tin yêu lại hóa tầm thường

Nhƣng điều đáng nói ở đây là dù buồn chán, tƣởng nhƣ yếm thế lại bật nảy một sự thách thức tự trào nơi chủ thể trữ tình: Vậy mà tôi vẫn sống nhơn nhơn/ vẫn cười nói họp hành trưng diện/ vẫn hy vọng kiếm được một ông chồng

40

đáng mến/ một người thông minh lại giàu. Và có lẽ vì thế, mà dù chán nản, buồn đau, ngƣời viết vẫn đặt tên bài thơ Yêu đời, theo mootip « bi kịch lạc quan » .

Ấn tƣợng hơn cả trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn là tình yêu và hạnh phúc. Có thể nói chủ đề này chi phối cảm hứng sáng tác trong thơ bà. Đã có bao nhiêu con đƣờng, biết bao lối đi vào « khu vườn tình ái » đầy sức mời gọi nhƣng cũng không ít nƣớc mắt này. Phan Thị Thanh Nhàn chọn một lối đi riêng, chỉ một chút „„hương thầm‟‟ mà dịu dàng tỏa lặng, rất nữ tính trong những câu thơ dung dị, mà gợi mở tâm tình, vừa bao dung vừa nhƣ nhắn gửi:

Nếu anh đi với người yêu

Chỉ mong anh nhớ một điều nhỏ thôi

Con đường ta đã dạo chơi

Xin đừng đi với một người khác em

(Con đường)

Xin đừng đi với một người khác em ở đây không bao hàm sự yếm thế, với lời lẽ tƣởng nhƣ khiêm nhƣờng mà quyết liệt đằng sau câu chữ, trong không gian tình yêu mà anh và em đã sống trong đó, không có ngƣời thứ ba, cho dù tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Chỉ một Con đường, Phan Thị Thanh Nhàn đã lấy đƣợc không biết bao nhiêu sự thiện cảm và đồng cảm của ngƣời đọc. Và thơ bà thật sự hấp dẫn trong vẻ đắm say, trong sự nũng nịu tận hƣởng hạnh phúc của nhân vật trữ tình em: Em ho, làm nũng đấy/ Việc gì mà anh lo/ Ánh mắt nhìn xa xót/ Em muốn đưa vào thơ/ Để khi xa nếu ốm/ Chẳng thuốc nào chữa lành/ Trang giấy xưa tìm lại/ Ánh mắt nhìn của anh.

Phan Thị Thanh Nhàn luôn bộc lộ và biểu đạt thành thực các cung bậc, trạng thái cảm xúc trong tình yêu và hôn nhân. Đó là những bài thơ về hạnh phúc lứa đôi, về tổ ấm gia đình từ thời xuân sắc, đến tuổi hồi xuân mặn mà, đằm thắm (Bên hồ, Cửa nhà tôi, Không đề, Căn phòng và anh, Không chắc chắn, Một người, Tuyết, Bất ngờ, PLốp- đíp (tên một thành phố của Tiệp Khắc), Tạ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đặc điểm thơ Phan Thị Thanh Nhàn (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)