7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Các dạng nhân vật trữ tình trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn
2.2.2.1. Nhân vật cái tôi trữ tình
“Sáng tạo thơ là một hành động chủ quan, cái chủ quan tồn tại và trở thành trung tâm quy tụ mọi yếu tố khác như cảm hứng, tư tưởng, hình ảnh, giọng điệu, lời thơ…Cái chủ quan được biểu hiện cụ thể bằng cái tôi trong thơ” [29]. Cái tôi trữ tình là một khái niệm vừa mang tính cụ thể lại vừa mang tính phổ quát. Trong cuốn thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990, Lê Lƣu Oanh giải thích rõ: “Cái tôi trữ tình tồn tại hai cách hiểu: về nghĩa hẹp cái tôi trữ tình là hình tượng cái tôi cá nhân cụ thể, cái tôi tác giả tiểu sử với những nét rất riêng tư, là một loại nhân vật trữ tình đặc biệt khi tác giả miêu tả, kể chuyện, biểu hiện về chính mình. Về nghĩa rộng, cái tôi trữ tình là nội dung, đối tượng, phẩm chất của trữ tình. Quan điểm này coi cái tôi trữ tình như một khái niệm phổ quát, phân biệt thơ trữ tình với các thể loại khác”[55, tr.57]. Xét về phƣơng diện nội dung, cái tôi trữ tình không chỉ thể hiện cá tính tác giả và những vấn đề lịch sử cá nhân tác giả mà còn đại diện cho thời đại. Trong thơ có trƣờng hợp nhà thơ là nhân vật, là cái tôi, là hình tƣợng trung tâm. Song cũng có trƣờng hợp nhân vật trong thơ vẫn là tôi nhƣng ở đây nhà thơ đã hóa thân thành cái tôi trữ tình và đồng nhất với đối tƣợng miêu tả. Còn Vũ Tuấn Anh trong cuốn “Sự vận động
52
của cái tôi trữ tình và tiến trình thơ ca” quan niệm: “Cái tôi trữ tình vừa là một cách thế nhìn và cảm nhận thế giới của chủ thể, lại vừa là một điểm nhìn nghệ thuật của chủ thể. Đồng thời cái tôi trữ tình cũng đóng vai trò sáng tạo, tổ chức các phương tiện nghệ thuật (thể thơ, hình tượng, vần, nhịp…) để vật chất hóa thế giới tinh thần thành một hình thức văn bản trữ tình” [4]. Nhƣ vậy, “cái tôi trữ tình không đồng nhất và trùng khớp với cái tôi nhà thơ mà là sự thể hiện toàn bộ đời sống tinh thần và tƣ duy sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ, là kết quả của sự chọn lọc, thăng hoa cảm xúc, suy tƣ và trải nghiệm của cái tôi nhà thơ.
Trong thơ Thanh Nhàn, nhân vật “cái tôi trữ tình”- chủ thể trữ tình của nhà thơ thƣờng xƣng danh: “Tôi, ta, em, chị, mình, con.
Thuở ban đầu, đó là cái tôi trong thơ giàu mơ ƣớc, cảm biết đƣợc cái đẹp, cái thi vị của tình đầu: “Tiếng mưa nghe cũng mặn mà/ Bâng khuâng: mới gặp hay là đã quen ?” (Gặp). Đó là tâm trạng bẽn lẽn của cô gái trẻ lần đầu hẹn hò khi tình yêu vừa chớm nở:
Cầm tay anh lần ấy Tôi xấu hổ cúi đầu
Cửa đừng nghe trộm đấy Tôi chả bằng lòng đâu
(Cửa nhà tôi)
Thuở hƣơng thầm, cái tôi ấy còn mang tƣ duy sử thi hòa gắn những tình cảm riêng tƣ của mình với tình cảm chung của dân tộc, tình cảm cách mạng:
Rõ ràng anh ở rất xa
Sao em lại cứ ngỡ là gần bên? (Nhớ)
Tình cảm “nhớ” giữa họ là rất riêng: em nhớ anh, anh nhớ em, hòa lẫn với cái chung giống : anh là bộ đội, em là du kích, dân công; nên yêu mà cứ “nhầm,
53
ngỡ, tƣởng” tƣởng vô lý song vẫn lôgic tình cảm tất cả vì nhiệm vụ cách mạng chung mà coi nhẹ sắc thái cá thể, tình cảm riêng hòa vào dòng đời cách mạng chung. Vì thế thời đó ngƣời ta chấp nhận hy sinh, là cái tôi tràn đầy lạc quan, tin yêu giữa những ngày khốc liệt đau thƣơng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc trƣớc 1975. Với Xuân Quỳnh, dù qua lửa đạn, tình yêu vẫn hồn nhiên, trong trẻo, đề cao sự đồng điệu của hai tâm hồn:
“Ta nào quên thời chúng ta sinh Mọi con đường mang nỗi đau đạn lửa Con đường đỏ bùn ngụy trang cũng đỏ Con đường xanh màu lá ngụy trang xanh Từ con đường này em viết cho anh”
(Viết trên đƣờng 20- Xuân Quỳnh) Với Lâm Thị Mỹ Dạ, đó là niềm tin son sắt:
Bao năm rồi đánh Mỹ Lòng tin vẫn y nguyên Đạn bom không xóa được Nét mùa xuân hồn nhiên
(Tiếng mùa xuân- Lâm Thị Mỹ Dạ)
Với Phan Thị Thanh Nhàn, đó là cái tôi tin yêu lý tƣởng, ít nói, thậm chí im lặng trao gởi cho nhau mà mãnh liệt, sâu sắc, bền chặt vô cùng:
Họ ngồi im không biết nói năng chi Mắt chợt nhìn nhau rồi lại quay đi… …..
Họ chia tay vẫn chẳng nói điều gì
54
(Hƣơng thầm)
Lặng im thôi anh nhé, lặng im thôi
(Với sông Hồng)
Anh vẫn như xưa hóm hỉnh và trầm tư Vẫn muốn được ngồi bên nhau im lặng
(Bên hồ)
Khi trở về anh hãy nắm tay em Ta im lặng đi dọc hè nắng trải
(Từ Khâm Thiên)
Từ tập thơ đầu tay đến Chân dung người chiến thắng (1977), Phan Thị Thanh Nhàn đã làm một cuộc hành trình tìm đến những vấn đề lớn lao của dân tộc. Đó là một cái tôi công dân với tinh thần ý thức trách nhiệm của một ngƣời cầm bút trƣớc thời đại, với Tổ quốc, với quê hƣơng, với cuộc chiến tranh và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với trái tim nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn, Phan Thị Thanh Nhàn nhận rõ trách nhiệm của mình đối với cuộc sống, với quê hƣơng Hà Nội. Bà dành cho quê hƣơng với tất cả những tình cảm yêu quí và lòng tự hào sâu sắc, đặc biệt là xóm đê nghèo Yên Phụ. Dƣới bom đạn kẻ thù, quê hƣơng trong đau thƣơng hiện hữu ở một cái tên phố cụ thể Từ Khâm Thiên:
Em đã qua rồi trong đêm Khâm Thiên/ Không khóc được bởi căm thù quá lớn/ Chúng nó đã ném bom hòng hủy diệt/ Hủy diệt việc ăn làm, hủy diệt tình yêu…Phố của ta thành nhức nhối niềm đau/ Thành tiếng gọi từ thủ đô Hà Nội. Hà Nội trong những năm tháng chống chọi với chiến tranh phá hoại của kẻ thù đã tổ chức lại nhịp sống, cách sống của mình, vẫn thanh lịch hào hoa: Thành phố ta yêu rất mực hào hoa/ vào chiến đấu gọn gàng đơn giản/ Cửa hàng lớn bây giờ phân tán/ những quầy con vào bán tận ngõ sâu/ Người bận nhiều dòng chữ nhắn chờ nhau/ Nét nguệch ngoạc ấm từng khung cửa gỗ/ Tổ phục vụ nấu cơm cho cả phố/ Thư viện mở theo giờ phòng không/ Anh dành ghế cho em, buổi
55
sáng người đông. Với tình cảm chân thành và đam mê xê dịch, cái tôi trữ tình nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã in dấu chân trên mọi miền của tổ quốc thân yêu để thấy “nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương” lúc lên Chợ Tết vùng cao, khi về Tân Phong mùa gặt, nhớ Hải Phòng, rồi tháng ba Hà Bắc, đến Ninh Bình, bất chợt với Đà Lạt thoáng qua, dừng chân ở Tháp Chàm, đến Những dòng sông ở phương Nam rồi trở lại Sài Gòn.
Sau 1975, đó là một cái tôi say đắm yêu thƣơng, khát khao hạnh phúc, đầy âu lo, trăn trở cùng nỗi niềm cô đơn nhức nhối. Đặc biệt ở thơ tình cái tôi chủ thể giữ vai trò quan trọng, là chìa khóa để ngƣời đọc giải mã những quan niệm, khát vọng tình yêu cũng nhƣ những bài học triết lý nhân sinh mà nhà thơ gửi gắm trong đó.
Nếu cái tôi trữ tình trong thơ tình Xuân Quỳnh táo bạo, mạnh mẽ, chủ động trong mọi nấc thang của tình yêu, thì với Phan Thị Thanh Nhàn, cái tôi trữ tình cũng đắm say, khát khao yêu thƣơng, hạnh phúc không kém, thậm chí sẵn sàng hi sinh vì tình yêu. Sự mạnh mẽ, quyết liệt, chủ động trong thơ tình Phan Thị Thanh Nhàn mặc dù không nhiều song cũng gây ấn tƣợng: Nếu anh thật yêu em. Sao anh không tặng hoa? Nếu anh thật yêu em. Sao anh không bỏ vợ? Khi yêu đàn bà thƣờng nhẹ dạ, chân tình, hay cầu toàn, nên thƣờng lo âu, trăn trở trƣớc những lựa chọn của cuộc đời: Hay là yêu một chút. Chơ đỡ buồn rồi thôi. Hay cưới xin nghiêm túc. Đỡ đần nhau suốt đời. (Ngày tháng không quên). Đó là cái tôi mạnh mẽ, táo bạo, hiện đại trong tình yêu nhƣng vẫn luôn giữ đƣợc sự đằm thắm, nữ tính, truyền thống. Sau thời kì Đổi mới, cái tôi nồng nàn say đắm khát khao yêu vẫn đƣợc tiếp nối mạnh mẽ với nhiều biểu hiện sinh động ở thế hệ Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thƣ.
Bên cạnh những vần thơ hân hoan khi viết về hạnh phúc, ngọt ngào, đắm say của tình yêu, ngƣời đọc còn thấy ở trong đó những suy tƣ, trăn trở, bất an, lo lắng của nhà thơ. Với Phan Thị Thanh Nhàn, đó là nỗi cô đơn nhức nhối, những dự cảm chua xót, đắng cay và đơn độc: Bởi lòng tôi đã chết. Bởi tình tôi đã tàn.
56
Và bỗng nhiên nước mắt. Cứ bơ vơ chảy tràn. (Tạ lỗi). Cái tôi trữ tình sống trong tình yêu nhƣng luôn lo âu, bất ổn. Cuộc sống cần có anh nhƣng lại là niềm hi vọng mong manh, cứ ngỡ có anh bên cạnh, cầm tay rồi mà lại tan biến thành giấc mơ. Sự hụt hẫng, mong mỏi trong tình yêu đã khiến cái tôi mang nhiều dự cảm, suy nghĩ. Nỗi ám ảnh thời gian và ý thức sâu sắc về sự hữu hạn của kiếp ngƣời, về tuổi trẻ, nhan sắc khiến nhà thơ hoài nghi, day dứt. Đó là ngƣời phụ nữ có trái tim đa cảm, đậm chất nữ tính.
Một cái tôi đầy nữ tính với tấm lòng bao dung, độ lƣợng, chấp nhận nhận về mình những thiệt thòi kể cả đắng cay để có đƣợc hạnh phúc: Dẫu bao nhiêu bài thơ. Chỉ mình em đau xót. Một mình như trái đất. Em bây giờ không anh…(Một mình)
Có lẽ vì thế, ta thƣờng bắt gặp trong thơ bà những từ “một mình”, “một người”. Chủ thể trữ tình trong thơ Thanh Nhàn là ngƣời phụ nữ độc hành lặng lẽ trên quãng đƣờng đời nhiều truân chuyên, lắm đắng cay để tìm kiếm hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống. Dẫu có ngọt bùi, đắng cay nhƣng trong tâm hồn thi sĩ vẫn luôn tràn đầy niềm lạc quan, tin yêu cuộc sống.
2.2.2.2. Các nhân vật khác
Thế giới nhân vật trữ tình trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn đa dạng, phong phú.
Ngoài nhân vật cái tôi trữ tình của nhà thơ, ta còn thấy sự xuất hiện của nhân vật anh - những ngƣời đàn ông đến rồi đi trong đời và trong thơ của thi sĩ. Tình yêu đã giúp Thanh Nhàn dựng lên chân dung ngƣời chồng mà bà rất mực yêu thƣơng. Đó là một ngƣời đàn ông luôn quan tâm, yêu chiều bà hết mực, ngƣời biết đồng cảm, sẻ chia, lúc hiền lành khi nghiêm khắc nhƣng luôn là bờ vai vững chắc, là điểm tựa tinh thần cho bà. Vì thế khi ông ra đi, bà luôn cảm thấy trống trải, cô đơn. Nỗi đau ấy nhƣ vết thƣơng trong lòng thi sĩ, thi thoảng lại cồn cào trên trang thơ. Bà luôn ƣớc đƣợc gặp lại ông dù chỉ một lần: “Ước gì gặp lại anh/ Dù chỉ trong phút cuối/ Để nói một lời thôi/ Em đã yêu anh nhất/
57
Ước gì giọt nước mắt/ Thấm được vào môi anh/ Để trong giờ phút cuối/ Anh biết em ở gần”.
Trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc, đôi khi bà cũng muốn tìm cho mình một bờ vai nƣơng tựa và mở lòng ra nhƣng quả thật tìm đƣợc một ngƣời đàn ông tâm đầu ý hợp rất khó:
Hay là yêu một chút Cho đỡ buồn rồi thôi. Hay cưới xin nghiêm túc
Đỡ đần nhau suốt đời. (Ngày tháng không quên)
Nhà thơ băn khoăn tự hỏi lòng mình:
Vắng anh tôi không khóc không buồn gặp anh tôi không thấy choáng váng nhưng xa lâu tôi thấy mình thiếu thốn tôi thấy mình mong nhớ ai
và lòng buồn tôi lại hỏi tôi tình yêu hay tình bạn?
(Không chắc chắn)
Nhƣng những ngƣời đàn ông đến và đi vào đời thơ Thanh Nhàn đều để lại tronglòng bà khoảng trống, hụt hẫng:
Ta sẽ xa nhau nhiều tháng nhiều ngày Vẫn đôi bờ chung một dòng hăm hở Chung tiếng sóng suốt mùa khô mùa lũ Chung cái màu quánh đỏ phù sa
(Với Sông Hồng)
Nhiều cuộc tình trong thơ bà thƣờng kết thúc không có hậu, nên thƣờng để lại tổn thƣơng mà thua thiệt phần nhiều là ở ngƣời phụ nữ:
78
Nó sống cùng đồng đội Vĩnh viễn tuổi hai mươi Tôi gọi tên em mãi
Giữa núi sông ngàn đời.
(Em tôi)
Nhớ bạn gái là nhà văn liệt sĩ Dƣơng Thị Xuân Quý, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn bằng những câu thơ năm chữ gọn gàng mà tiềm ẩn sau những con chữ bao nỗi niềm của ngƣời hậu phƣơng với ngƣời ở chiến trƣờng, không hề lên gân, cao giọng mà mộc mạc, chân tình, gợi nhớ: Phố Hàng Bông mày ở/ Với tao giờ vắng không/ Dẫu hàng kem góc phố/ Thiếu chúng mình vẫn đông…Ước vào ngay chiến trường/ Chia với mày gian khổ/ Và nhân đôi niềm vui/ như đã từ lâu rồi/ Hai đứa mình vẫn thế. Cách xƣng hô mày tao hay đƣa tên bạn vào thơ đã tăng thêm độ thân thiết, đầy cảm động của tình bạn, tình đồng nghiệp: Đâu những ngày xưa cũ/ Hai đứa mình thân nhau/ Bây giờ xa xôi quá/ Nhi ơi mày ra sao/ “Vầng trăng như ô cửa”/ Câu thơ nào lung linh/ Ngày chồng ta mất sớm/ Nhi hôm nào cũng thăm/ Đạp xe đi Văn Điển/ Nhiều bận Nhi đi cùng/ Có chuyện gì cũng nói/ Những khóc cười bâng khuâng (Bạn gái)
Hoặc có khi nhà thơ ghi lại những cảm xúc về cảnh và ngƣời trong một đám cƣới ngày mùa: Các cụ ông say thuốc. Các cụ bà say trầu. Còn con trai con gái. Chỉ nhìn mà say nhau. Hay những gì mình nhìn thấy trong phiên chợ Tết vùng cao:Chợ đông người chen nhau. Ánh mắt chào, chẳng nói. Người của trăm ngọn suối. Thế thôi mà vui sao. (Chợ Tết vùng cao). Đó còn là những hoài niệm về một thời hạnh phúc cùng ngƣời chồng yêu dấu đã ra đi để lại bao nhung nhớ khôn nguôi: Căn phòng có dáng anh. Tất cả thành thân thiết. Căn phòng có tiếng anh. Mỗi ngày là ngày Tết. Em giận hờn không nói. Anh pha trò là thôi. Tiếng cười còn vang mãi. Dù khi anh xa rồi...(Căn phòng và anh). Có khi là những phát hiện tinh tế chắt chiu hạnh phúc đời thƣờng qua ánh mắt ngây thơ
79
của con trẻ: Lòng bỗng run như lá. Nhìn mắt con đang cười. Ô mùa xuân mới mẻ. Tươi tắn và sinh sôi. (Mùa xuân). Nỗi cô đơn trống vắng khi ngƣời chồng mất đi cũng đƣợc diễn tả thật sâu sắc, cảm động: Một người mang đi hết. Bao nhiêu là thông minh. Chẳng còn ai hóm hỉnh. Ai cũng đều nhạt tênh…(Một người). Những trăn trở, suy tƣ, khát khao về tình yêu hạnh phúc trong những ngày tháng không quên: Hay là yêu một chút. Cho đỡ buồn rồi thôi.. Hay cưới xin nghiêm túc. Đỡ đần nhau suốt đời. (Ngày tháng không quên). Nhà thơ cũng dùng thể thơ năm chữ để viết thơ thiếu nhi ẩn chứa những bài học giáo dục nhẹ nhàng: Bé nghe nghênh cái đầu. Mắt tròn xoe không chớp. Chị kể xong, bất chợt. Bé kêu lên rất to: - Ứ ừ, biết rồi cơ. Chị phê bình em đấy! (Nàng tiên Ốc).
Hay nhà thơ gửi gắm những suy tƣ, chiêm nghiệm về cuộc đời:
Nếu anh thực yêu em/ Sao anh không tặng hoa?- Nếu anh thực yêu em Sao anh không giúp đỡ?- Nếu anh thực yêu em. Sao anh không bỏ vợ? Dù thế nào đi nữa/ Vẫn đang là mùa xuân/ Không còn ai lừa gạt/ Mới thực là cô đơn (Bài thơ cuộc đời). Tâm trạng háo hức trƣớc mỗi chuyến đi xa cũng đƣợc nhà thơ diễn tả thật tài tình: Đã bao nhiêu chuyến đi.Vẫn không sao quên được. Đêm cứ ngủ chập chờn. Mơ con đường phía trước. Cái rạng đông quen thuộc. Thành rạng đông khác thường. Biết lòng không chai sạn. Dẫu dạn dày gió sương. (Trước mỗi chuyến đi). Nhà thơ cảm tạ sự thƣơng mến của độc giả dành cho mình với lời lẽ chân thành, tha thiết: Ai sẽ đọc thơ tôi. Với tấm lòng trân trọng. Ai có cảm thương tôi. Suốt một đời lận đận. Lặng im trong lặng im. Có nghe lời cảm tạ…?(Cảm tạ)
Thơ năm chữ có xu hƣớng ngày càng tăng trong thơ Thanh Nhàn, bởi nó