7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Giải pháp về công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy Ban nhân dân huyện
nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
3.2.1. Giải pháp về công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy Ban nhân dân huyện huyện
Xác định công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy đây chính là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong cả giai đoạn từ 2016 – 2020. Trước hết phải xác định các nguồn vốn đầu tư có thể có và mối quan tâm của các nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Tiếp đến là phải xác định được các lĩnh vực, ngành, sản phẩm then chốt mà nhiều nhà đầu tư quan tâm, hoặc có sự hỗ trợ từ các chính sách của các cấp trung ương, cấp tỉnh để lập đề án kêu gọi đầu tư, hỗ trợ. Nguồn vốn đầu tư cũng có thể từ dân hoặc một phần đóng góp từ dân.
Không đầu tư dàn trãi, không chỉ đạo chung chung và thiếu đồng bộ. Việc xác định ngành chủ lực và sản phẩm chủ lực phải cụ thể, phải xếp ưu tiên sản phẩm nào thực hiện trước, thực hiện sau, lộ trình thực hiện cụ thể và đến cùng. Cần xây dựng các phương án phát triển lâu dài qua các giai đoạn và phân tích các kịch bản rủi ro để giảm thiểu tác động tiêu cực. Cần phát triển sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị từ chuẩn bị vật tư đầu vào đến bảo quản, chế biến và thị trường đầu ra, lồng ghép các yếu tố về thích ứng với biến đổi khí hậu và thích ứng với sự biến động của thị trường.
Xác định được tiềm năng thế mạnh của từng vùng, miền (miền núi - gò đồi; đồng bằng; ven biển) và sản phẩm chủ lực của mỗi vùng miền để tiến hành quy hoạch, lập kế hoạch phát triển phù hợp. Phương hướng của tỉnh Quảng Bình cũng như của huyện Lệ Thủy trong giai đoạn đến là phát triển mỗi làng một sản phẩm. Đây có thể là ý tưởng tốt, tuy nhiên cần có phương pháp triển khai thực hiện rõ ràng. Không nên triển khai đồng loạt mà cần làm điểm, ưu tiên thực hiện từng vùng để đúc rút kinh nghiệm, giảm thời gian, chi phí triển khai và đảm bảo được hiệu quả phát triển kinh tế của nông hộ, cộng đồng và của toàn huyện.
Công tác truyền thông nâng cao nhận thức về các vấn đề tổ chức sản xuất và kinh doanh nông nghiệp cần được thực hiện toàn diện, triệt để và sâu rộng hơn. Sử dụng đa dạng các phương pháp truyền thông trực tiếp, qua các buổi họp thôn xóm, các lễ hội... để truyền bá hoặc gián tiếp qua loa đài, ti vi, mạng internet, báo chí, trang thông tin điện tử của UBND huyện,... Sử dụng các mạng lưới tổ chức quần chúng, hội nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội cha mẹ học sinh… để tuyên truyền. Mục tiêu của truyền thông nhằm thay đổi nhận thức và hành vi trong sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn từ bỏ các thói quen, các phương thức canh tác lạc hậu, mạnh dạn chủ động áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; nhận thức đúng đắn về việc sử dụng đúng, đủ các hóa chất trong sản xuất nông nghiệp; bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn và liên kết, hợp tác sản xuất để tăng tính cạnh tranh…
Song song với việc cải thiện năng lực cán bộ quản lý nông nghiệp, để thực hiện tốt các phương hướng quản lý kinh tế nông nghiệp trong thời gian đến, huyện Lệ Thủy cần chú trọng chỉ đạo phát triển nguồn lực cán bộ. Một số giải pháp có thể thực hiện là bổ sung lực lượng cán bộ quản lý nông nghiệp có năng lực tốt; chọn lọc các nông dân điển hình đại diện ở các vùng (núi - gò đồi, đồng bằng, ven biển), năng động, có năng lực tổ chức sản xuất và nhạy bén với khoa học công nghệ, có am hiểu về tiềm năng địa phương và rủi ro thị trường để phối kết hợp thực hiện công tác quản lý kinh tế nông nghiệp; hình thành các tổ nhóm hoặc câu lạc bộ khoa học công nghệ và thông tin về nông nghiệp để thường xuyên cập nhật, chia sẻ thông
tin khoa học kỹ thuật và thị trường phục vụ sản xuất và hoạch định chính sách nông nghiệp.
Bên cạnh việc bổ sung nguồn lực cán bộ quản lý nông nghiệp có năng lực cần có cơ chế quản lý cán bộ hợp lý hơn. Việc bố trí cán bộ đảm nhiệm vai trò, vị trí quản lý phù hợp với năng lực, thế mạnh của cán bộ để phát huy được năng lực và tăng hiệu quả hoạt động.
Việc tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp cần chú trọng năng lực nghiên cứu, tìm kiếm các khoa học công nghệ phù hợp với điều kiện của địa phương và ứng dụng được vào trong thực tiễn. Thực hiện nội dung này cần có cơ chế khuyến khích sáng tạo, cần có môi trường quản lý thông thoáng, tạo điều kiện để phát huy năng lực, phát triển tài năng trong quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp.
Nâng cao năng lực ứng dụng khoa học công nghệ không chỉ cho cán bộ mà cho cả người dân để đảm bảo người dân ứng dụng được và chuyển giao lại cho những nông dân khác. Dần dần xóa bỏ hỗ trợ của Nhà nước về kinh phí sang hỗ trợ kỹ thuật công nghệ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp.