Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 98 - 112)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai

3.3.1.1. Giải pháp hoàn thiện công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện

- Tăng cường phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 02/8/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông về việc tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Đăk Nông đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, đơn vị; Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 7/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông về việc chấn chỉnh lề lối làm việc và thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật và thông tin đất đai: Nhu cầu về đất đai cho đô thị hoá tăng, kéo theo những mặt trái. Do đó, công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi người có ý thức trong quản lý và sử dụng tiết kiệm nguồn lực đất đai cho phát triển của cộng đồng, xã hội theo hướng bền vững là một việc làm hết sức cần thiết.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy: Tập trung củng cố và kiện toàn cán bộ địa chính của các xã.

- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính về đất đai: Tiếp tục rà soát các văn bản pháp quy, loại bỏ những văn bản không còn hiệu lực; củng cố và hoàn thiện việc thực hiện mô hình “một cửa”

- Hoàn thiện phân cấp quản lý nhà nước về đất đai: Xây dựng mô hình giao nhiệm vụ cho cơ quan chuyên môn và cấp xã rõ ràng và chi tiết để thực hiện. Đồng thời, tăng trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu và có chế tài xử lý nghiêm nếu vi phạm.

3.3.1.2. Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về đất đai của huyện Tuy Đức

- Hoàn thiện công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch phải được nghiên cứu khoa học, thể hiện đực ý nguyện của nhân dân, phù hợp với mục tiêu phát triển chung của tỉnh, quốc gia.

- Cải tiến bổ sung và hoàn thiện quy trình giao đất, cho thuê và thu hồi đất Chính quyền huyện, cần xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư như: mục đích sử dụng đất, mật độ xây dựng, năng lực tài chính, kinh nghiệm, tiến độ đầu tư, phương thức kinh doanh.… Sự lựa chọn các tiêu chuẩn xét duyệt phải công khai, minh bạch, rõ ràng.

- Quản lý chặt chẽ công tác kê khai đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Công tác kê khai đăng ký đất đai: Đẩy mạnh tuyên truyền, nêu rõ những quyền lợi nghĩa vụ, cái được và mất khi thực hiện việc ĐKĐĐ, từ đó có biện pháp tăng cường cung cấp dịch vụ đăng ký đất đai thuận lợi cho người dân.

- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Khắc phục tình trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng lẻ như hiện nay; người dân cần đến đâu, Nhà nước cấp đến đó bằng việc cấp đồng loạt cho tất cả các loại đất.

- Quản lý chặt chẽ công tác tài chính về đất đai, giá đất do UBND tỉnh ban hành phải sát với giá thị trường nhằm hạn chế tình trạng khiếu kiện.

- Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính toàn bộ hệ thống QLĐĐ được vận hành trên cơ sở phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm quản lý chặt chẽ quỹ đất, phục vụ thật tốt người đang sử dụng hoặc có nhu cầu SDĐ.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý và sử dụng đất, khi phát hiện các trường hợp vi phạm các quy định về sử dụng đất cần kiên quyết thu hồi và có kế hoạch quản lý, sử dụng, tránh tái lấn chiếm hoặc thu hồi xong lại để hoang hóa.

3.3.2. Hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Để tháo gỡ những khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo hướng sau:

Thứ nhất, nâng cao mức bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất đối với đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV. Một là, nâng mức bồi thường từ 70% lên 100% mức bồi thường thu hồi đất ở, tính trên diện tích đất nằm trong hành lang. Hai là, trên cùng một thửa đất, bao gồm đất ở và các loại đất khác, khi bị hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không chiếm dụng khoảng không lớn hơn hạn mức đất ở thì phần diện tích các loại đất khác trên cùng thửa đất trong hành lang cũng được bồi thường, hỗ trợ. Nâng mức bồi thường từ 70 % lên 80% tính trên diện tích các loại đất khác nằm trong hành lang. Ba là, đối với đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thì chủ sử dụng đất được hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. nâng mức hỗ trợ từ 30% lên 50%

mức bồi thường thu hồi đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, tính trên diện tích đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.

Thứ hai, nâng mức hỗ trợ nhà, công trình xây dựng không hợp pháp. Một là, nâng mức hỗ trợ nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt xây dựng trên đất ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2004, khi xây dựng vi phạm quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được xét duyệt công bố công khai, khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường nhưng được hỗ trợ từ mức 80% lên 100% giá trị nhà, công trình theo quy định. Hai là, Nâng mức hỗ trợ nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt xây dựng trên đất ở kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến thời điểm công bố công khai kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được phê duyệt khi xây dựng vi phạm quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được xét duyệt công bố công khai từ mức hỗ trợ 50% lên 70% giá trị nhà, công trình theo quy định. Ba là, Nâng mức hỗ trợ nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt xây dựng trên đất nông nghiệp trước ngày 01 tháng 7 năm 2004, khi xây dựng chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền công bố hoặc xây dựng phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình từ mức hỗ trợ 80% lên 100% giá trị nhà, công trình theo quy định. Bốn là, Nâng mức hỗ trợ nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt xây dựng trên đất nông nghiệp kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến thời điểm công bố công khai kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được phê duyệt, khi xây dựng không vi phạm quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được xét duyệt công bố công khai từ mức hỗ trợ từ mức 50% lên 70% giá trị nhà, công trình.

Thứ ba, hoàn thiện chính sách hỗ trợ đối với đất nông nghiệp đảm bảo công bằng giữa những người bị thu hồi đất và giữa các loại đất. Một là, đối với diện tích đất nông nghiệp tính hỗ trợ thì căn cứ quy định của Chính phủ, Tỉnh quy định bổ sung chính sách hỗ trợ khác áp dụng đối với diện tích nông nghiệp chưa được hỗ trợ. Hai là, về mức hỗ trợ thì đối với đất nông nghiệp có điều kiện chuyển sang đất phi nông nghiệp, có vị trí sinh lợi cao (tiếp giáp với trục lộ giao thông, đô thị, khu

thương mại, khu dân cư …) được hỗ trợ bằng mức 03 lần; đất nông nghiệp còn lại được hỗ trợ bằng mức 2,5 lần. Thứ ba: Điều chỉnh và bổ sung chính sách bồi thường tài sản trên đất theo hướng đảm bảo chi phí cho người bị thu hồi đất tái tạo lại tài sản ban đầu phù hợp với giá thị trường từng thời điểm, như: điều chỉnh mức hỗ trợ đối với nhà ở, công trình bị thiệt hại một phần bằng mức 40% giá trị nhà ở, công trình phải hoàn thiện lại; kịp thời điều chỉnh giá bồi thường cây trồng theo từng thời điểm thu hồi đất; bổ sung giá trị đất vào chi phí bồi thường di dời mồ mã. Thứ tư, bổ sung thêm chính sách miễn, giảm thuế và cho vay ưu đãi cho từng đối tượng cụ thể nhằm giúp họ sớm khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh và ổn định cuộc sống. Mặt khác phải kịp thời điều chỉnh các khoản chi phí hỗ trợ khác cho kịp thời, phù hợp với sự thay đổi giá cả thị trường nói chung.

Thứ năm, đẩy mạnh bố trí tái định cư, tăng cường các chính sách hỗ trợ đối với hộ gia đình bị thu hồi đất, như: Một là, có những giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt đối với các hộ bị thu hồi đất nhằm vận động họ, tạo công ăn việc làm và hướng cho họ cách sử dụng đồng tiền bồi thường nhận được thành đồng vốn hữu ích. Hai là, cần tạo nguồn vốn riêng để chuẩn bị trước quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, đáp ứng kịp thời nhu cầu giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình trên địa bàn. Ba là: Kết hợp, đẩy mạnh bố trí tái định canh đặc biệt với người dân vùng sản xuất nông nghiệp. Bốn là, tăng cường công tác hướng nghiệp, tạo việc làm cho các lao động trong khu vực thu hồi giải tỏa, đặc biệt các đối tượng bị thu hồi tư liệu sản xuất chính đó là đất đai. Năm là: Những chính sách hỗ trợ khác cần được phát huy như: cho vay vốn kinh doanh, hỗ trợ học sinh, sinh viên là con em của các hộ bị thu hồi giải tỏa về học phí cũng như các chính sách khuyến khích, động viên khác.

Thứ sáu, bổ sung thêm các giải pháp hỗ trợ như: Một là, Hoàn thiện công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai để công tác bồi thường, hỗ trợ được thực hiện nhanh chóng, giảm bớt thủ tục cho công tác: xác định nguồn gốc, tính pháp lý của thửa đất, lập lại ranh giới, xác định lại diện

tích, thu thập lại hồ sơ của thửa đất…; Hai là, áp dụng nguyên tắc tự thỏa thuận giá bồi thường đối với các dự án phát triển kinh tế do các công ty, doanh nghiệp đầu tư nhằm giảm áp lực cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện Tuy Đức, Luận văn đã đóng góp các nội dung sau: Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Về mặt thực tiễn: Dựa trên nguồn số liệu thứ cấp, sơ cấp, Luận văn đã mô tả và phân tích thực trạng thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã và đang áp dụng trên địa bàn huyện Tuy Đức.

Thông qua việc làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và từ thực tiễn bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện Tuy Đức, tác giả đã phân tích, làm rõ thực trạng giải quyết công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém; đồng thời, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện Tuy Đức. Quan tìm hiểu cơ sở pháp lý, thực trạng giải quyết công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tác giải nhận thấy một số vấn đề sau:

Trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn tồn tại một số tồn tại, vướng mắc:

Thứ nhất, việc ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất chưa đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tình hình địa phương như: chưa có quy định quy trình GPMB khi Nhà nước thu hồi đất đối với các hộ gia đình, cá nhân xâm canh trên đất các tổ chức, chưa quy định cụ thể thời gian xác định giá đất cụ thể làm cơ sở bồi thường, hỗ trợ, các biện pháp để hỗ trợ đời sống, hỗ trợ sản xuất cho người có đất thu hồi chưa gắn với việc giải quyết các chính sách xã hội đối với hộ nghèo, thu nhập thấp sau khi thu hồi đất, việc chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm cho người có đất thu hồi chưa được thực hiện sang các công việc cụ thể khác mà chỉ dừng lại ở hỗ trợ bằng tiền mặt.

Thứ hai, năng lực quản lý đất đai của các tổ chức, công ty trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập, yếu kém. Sự phát hiện không kịp thời các trường hợp phá rừng, lấn, chiếm đất rừng, đất giao quản lý; chưa phối hợp kịp thời với các cơ quan chức

năng khi phát hiện các trường hợp vi phạm trên đất quản lý để có biện pháp xử lý kịp thời.

Thứ ba, UBND huyện chưa xây dựng được khu tái định cư các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện bố trí tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện. Tạm thời, một số trường hợp được bố trí tái định phải bố trí xen vào điểm dân cư số 11 của huyện.

Thứ tư, chính sách tài chính về đất đai có liên quan đến nhiều vấn đề thuộc lợi ích, quyền và nghĩa vụ của nhà nước cũng như của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất; nội dung áp dụng rất rộng rãi, nên không tránh khỏi những bất cập trong quá trình xây dựng về giá đất, hỗ trợ hạn chế khả năng sử dụng đất, giá tài sản vật kiến trúc, giá cây trồng…Tâm lý chung của các hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi là không thống nhất nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo giá quy định của UBND tỉnh mà chỉ theo giá thị trường, giá thỏa thuận.

Thứ năm, công tác quy hoạch và quản lý sau quy hoạch của cấp huyện, xã còn nhiều yếu kém, các diện tích đất tỉnh thu hồi trao trả về cho huyện quản lý, sử dụng chưa được lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời dẫn đến đất bị người dân xâm canh và sử dụng ổn định, khi tiến hành GPMB các hộ dân này thường được bồi thường, hỗ trợ như các hộ đã có GCNQSDĐ.

Thứ sáu, công tác tuyên truyền vận động, giáo dục nhân dân hiểu biết sâu rộng chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thông hiểu, chấp hành chưa thật sự đầy đủ. Việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo chưa được chú trọng xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ bảy, việc chỉ đạo, điều hành của chính quyền cấp xã nơi có đất thu hồi có nơi, có lúc chưa thật quyết liệt, đồng bộ. Công tác tuyên tuyền vận động người có đất thu hồi của cả hệ thống chính trị cấp xã chưa cao, còn lúng túng. Một số công trình, dự án chủ đầu tư còn thiếu trách nhiệm, chưa thật sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương.

Từ những tồn tại, hạn chế tác giải đã đưa ra một số kiến nghị, cụ thể như sau: Thứ nhất, ban hành quy trình về giải phóng mặt bằng đối với đất tổ chức đã bị các hộ gia đình, cá nhân xâm canh hoặc chuyển nhượng trái pháp luật.

Thứ hai, xây dựng các điểm, khu tái định cư để phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Thứ ba, đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và tạo điều kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 98 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)