Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 51)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư khi nhà nước thu hồi đất

Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một quá trình phức tạp vì nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Bản chất của vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, môi trường thực hiện, tổ chức bộ máy thực hiện, các bên liên quan. Những yếu tố này có thể làm cho quá trình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư không được thực hiện như mong muốn – đó chính là tính thực tiễn của việc thực hiện chính sách.

1.3.1. Môi trường thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Môi trường thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm môi trường chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường quốc tế.

- Môi trường chính trị: những biến đổi trong hoàn cảnh chính trị có tác động lên quá trình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định. Sự thay đổi bộ máy chính phủ có thể dẫn đến những thay đổi trong cách thức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định và cũng có thể thay đổi bản thân chính sách bồi thường,

hỗ trợ và tái định. Chính vì thế, bối cảnh thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định là khác nhau giữa các nước và giữa các hệ thống chính trị.

- Môi trường kinh tế: những thay đổi về các điều kiện kinh tế có tác động thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bởi trong điều kiện kinh tế thịnh vượng thì nhà nước sẽ có ngân sách dồi dào hơn cho thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, và các áp lực của các nguyên nhân lên vấn đề giải phóng mặt bằng có thể bị giảm bớt; ngược lại, trong điều kiện kinh tế suy thoái thì ngân sách cho chương trình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có thể bị cắt giảm, và có thể là nguyên nhân làm cho vấn đề giải phóng mặt bằng gặp nhiều vấn đề trầm trọng hơn.

- Môi trường xã hội: Những thay đổi về các điều kiện xã hội như cơ cấu dân số, trình độ dân trí, cơ cấu gia đình, dân tộc, tôn giáo… có thể ảnh hưởng đến việc giải thích vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và vì thế tác động đến cách thức thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Vì vậy, các chính sách an sinh xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội sẽ có thể phải thay đổi theo sự biến đổi xã hội.

- Môi trường văn hóa: Các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hướng tới những đối tượng thụ hưởng, đối tượng mục tiêu nhất định; đồng thời được thực hiện ở những địa phương nhất định. Vì vậy, nền văn hóa của các dân tộc, của địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế và thực hiện các chương trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nếu một chương trình được thiết kế không phù hợp với văn hóa của đối tượng, hoặc địa phương thì sẽ không được người dân địa phương chấp nhận.

- Môi trường quốc tế: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thì những thay đổi của thế giới (bao gồm cả sự thay đổi chính sách của các nước lớn và các chính sách của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khu vực) có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của từng nước thông qua sự ảnh hưởng đến môi trường trong nước; đặc biệt là sự thay đổi chính sách của các nhà tài trợ quốc tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp

đến việc thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của nước nhận tài trợ.

1.3.2 Chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Tổ chức bộ máy hành chính chịu trách nhiệm thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Mâu thuẫn nội bộ cơ quan hành chính và giữa các cơ quan hành chính các cấp có ảnh hưởng đến sự thành công của chính sách. Thông thường, thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đòi hỏi sự tham gia của một số tổ chức nhất định để biến đổi mục tiêu của chính sách thành hành động. Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện bởi nhiều tổ chức, do đó đòi hỏi sự hợp tác và sự phối hợp hợp lý của nhiều tổ chức hoặc các bộ phận của các tổ chức. Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư càng trở nên phức tạp khi càng có nhiều tổ chức được tham gia vào quá trình này.

1.3.3. Các bên liên quan trong quá trình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Lợi ích, động cơ của các bên liên quan như: những người hưởng thụ chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, các đối tác, những người liên quan khác có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực thi chính sách. Ảnh hưởng của họ đến quá trình thực hiện được thể hiện ở những phương diện dưới đây:

- Tiềm năng chính trị và kinh tế: Các nguồn lực kinh tế và chính trị của các bên liên quan ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Các nhóm quyền lực bị ảnh hưởng bởi chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có thể ủng hộ hoặc chống đối chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, do đó, các cơ quan thực thi chính sách cần tranh thủ sự ủng hộ hoặc nhượng bộ với các nhóm này. Hơn nữa, tiềm năng kinh tế của đối tượng thụ hưởng và các bên đối tác quyết định mức độ tham gia của họ vào quá trình thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà đối tượng thụ hưởng không thể tiếp cận được chính sách thì coi như chính sách đó thất bại, hoặc

các bên đối tác không nhiệt tình tham gia vào quá trình tạo ra đầu ra của chính sách thì chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đó khó đạt được mục tiêu đúng hạn.

- Động cơ và lợi ích: Các nhóm tham gia vào quá trình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và các chương trình, dù là các bên đối tác hay đối tượng thụ hưởng, đều cố gắng cải thiện mức độ phúc lợi hoặc tối thiểu hóa những thiệt hại bằng việc khẳng địnhvai trò của họ trong quá trình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhằm tăng cường địa vị kinh tế hoặc xã hội.

- Sự ủng hộ của nhân dân: Trong xã hội dân chủ, tiếng nói của người dân cần được coi trọng. Tùy thuộc vào trình độ phát triển, mà cơ chế ra quyết định công được thực hiện theo cơ chế dân chủ trực tiếp hay cơ chế dân chủ đại diện. Cho dù theo cơ chế nào, thì sự ủng hộ của người dân đối với một quyết định chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một nhân tố quan trọng đối với thực thi chính sách đó là thành công. Thực tiễn cho thấy, nhiều chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư không nhận được sự ủng hộ của người dân đã không đi vào đời sống xã hội sau nhiều năm triển khai thực hiện.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

TUY ĐỨC, TỈNH ĐĂK NÔNG 2.1. Khái quát về huyện Tuy Đức

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Tuy Đức nằm ở phía Tây của tỉnh Đắk Nông, có ranh giới như sau: Phía Bắc giáp với tỉnh Muldulkiri, vương quốc Campuchia; Phía Nam giáp huyện Đắk R’Lấp; Phía Đông giáp huyện Đắk Song; Phía Tây giáp huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

Bản đồ hành chính huyện Tuy Đức

Tổng diện tích của huyện là 112.384 ha, chiếm 17,24% diện tích của tỉnh Đắk Nông, dân số năm 2016 là 55.263 người, với 6 đơn vị hành chính là: Xã Đắk

Buk So, xã Quảng Tâm, xã Quảng Tân, xã Đắk R’Tih, xã Quảng Trực, xã Đắk Ngo.

Tuy Đức là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, cách trung tâm tỉnh lỵ Đắk Nông khoảng 50km, có QL 14C, tỉnh lộ 686 chạy qua, có cửa khẩu Buk Prăng tiếp giáp với Campuchia là những điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, nhất là thương mại và du lịch phát triển nhanh, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa, phong phú, đa dạng theo thế mạnh đặc thù của địa phương.

2.1.1.2. Khí hậu, thủy văn

Tuy Đức nằm trong vùng ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm với 2 mùa rõ rệt trong năm là mùa mưa và mùa khô; mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung tới 90% lượng mưa hàng năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, có lượng mưa không đáng kể (khoảng 10% lượng mưa hàng năm).

Nhiệt độ: Do huyện Tuy Đức nằm trong vùng có địa hình cao, nhiệt độ trong năm và trong ngày biến động khá lớn, trung bình trong năm là 22,30C, tháng cáo nhất là 35,50C (tháng 4), tháng thấp nhất là 140C (tháng 2); tổng tích ôn tương đối lớn (khoảng 7.2000C/năm), thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng nhiệt đới.

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 2.300mm/năm, tập trung vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 (chủ yếu là vào các tháng 7, 8, 9), chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) lượng mưa nhỏ, chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa cả năm, đã gây không ít khó khăn trong việc cung cấp, điều tiết nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của người dân.

Nắng: Số giờ nắng trung bình dao động từ 1.600 – 2.300 giờ/năm, 9 – 10 giờ/ngày vào mùa khô 7 – 8 giờ vào mùa mưa.

Lượng bốc hơi, độ ẩm: Lượng bốc hơi trung bình 14,6 – 15,7 mm/ngày vào mùa khô và 1,5 – 1,7 mm/ngày vào mùa mưa; độ ẩm trung bình hàng năm 86%, độ ẩm tháng cao nhất là tháng 8 (92%), độ ẩm tháng thấp nhất là tháng 2, 3 (77%).

Nhìn chung, với đặc điểm khí hậu của huyện thích hợp cho phát triển các loại cây trồng và vật nuôi.

2.1.1.3. Địa hình

Huyện Tuy Đức nằm ở cao nguyên bazan cổ Đắk Nông – Đắk Mil, độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 400m, tại khu vực phía Tây Nam và đến trên 900m tại khu vực Đông Bắc; núi cao nhất ở huyện là đỉnh Yor Goun Glaita (trên 950m) thuộc xã Đắk Buk So. Địa hình huyện nhìn chung khá phức tạp và bị chia cắt mạnh.

2.1.1.4. Tài nguyên đất

Đất đai trên địa bàn huyện Tuy Đức như sau:

Nhóm đất đen: Chỉ chiếm 634 ha, tương ứng 0,57% tổng diện tích mặt đất; Đất nâu đỏ trên đá basalt (Fk), chiếm phần lớn diện tích đất huyện Tuy Đức với 105.975 ha tương ứng 95,79% tổng diện tích mặt đất. Là nhóm đất thấm nước tốt, thoát nước nhanh, dẻo dính khi ướt, tơi xốp khi ẩm, hơi cứng khi khô, thành phần cơ giới đất thịt nặng – sét, tầng canh tác dày. Thích hợp cho các loại cây công nghiệp dài ngày: Cà phê, tiêu, ca cao hoặc ngắn ngày; Đất nâu vàng trên đá basalt (Fu): chiếm 3.637 ha tương ứng 3,29% tổng diện tích mặt đất; Nhóm đất thung lũng dốc tụ (D): Diện tích nhỏ (392 ha chiếm 0,35% diện tích) phân bố rải rác ven sông suối đất khá giàu mùn hữu cơ, thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, ít thoát nước thích hợp cho trồng cây lương thực, có thể phát triển lúa nước.

Toàn bộ địa bàn thuộc lưu vực của 2 sông, khu vực phía Tây thuộc lưu vực sông Bé và khu vực phía Đông thuộc lưu vực sông Đồng Nai thượng (cả hai con sông này đều là chi lưu của sông Đồng Nai).

Vùng phía Tây thuộc lưu vực sông Bé có các suối chính như: Đắk R’Keh với diện tích lưu vực 150 km2, Đắk Yeul có diện tích lưu vực 145 km2, Đắk Glun với diện tích lưu vực 200 km2, Đắk R’Lấp với diện tích lưu vực 210 km2.

Vùng phía Đông thuộc lưu vực sông Đồng Nai thượng nguồn có các suối chính như: Đắk R’Tih với diện tích lưu vực 738 km2, Đắk R’Keh có diện tích lưu vực 195 km2.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng đang có chuyển biến trong tỷ trọng kinh tế của huyện.

Năm Tổng giá trị sản xuất Nông - Lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trên địa bàn ước đạt trên 1.763,36/1.756,77 tỷ đồng (giá hiện hành ước đạt 2.489,78/2.458,93 tỷ đồng). Trong đó: ngành nông - lâm nghiệp và thuỷ sản đạt trên 1.465,26/1.465,11 tỷ đồng; công nghiệp - xây dựng là 131,99/130,39 tỷ đồng; dịch vụ đạt 166,11/161,27 tỷ đồng.

- Tỷ trọng cơ cấu kinh tế: Nông - lâm – thủy sản chiếm 81,46%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 7,32%; Dịch vụ chiếm 11,22%.

Trong năm 2016: Tổng diện tích gieo trồng trong năm là 39.906 ha; tổng sản lượng cây lương thực có hạt 3,849 ngàn tấn. Trong đó, huyện có 440 ha lúa nước, năng suất bình quân đạt trên 5,7 tấn/ha và 344 ha ngô, năng suất ngô bình quân đạt 5,9 tấn/ha, khoai lang 2250 ha năng suất bình quân 11,5 tấn/ha. Trong điều kiện bị hạn hán, thiếu nước ở một số vùng, nông dân trên địa bàn huyện đã tích cực chuyển đổi nhiều diện tích sản xuất lúa bấp bênh sang trồng các loại cây trồng cạn.

Với điều kiện khí hậu thuận lợi thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của huyện là thâm canh các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như: Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, mắc ca. Những năm qua, huyện đã thực hiện liên kết sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp, thành lập nhiều tổ, nhóm liên kết sản xuất hiệu quả, góp phần tăng năng suất cho cây cà phê và mang lại lợi nhuận cho người nông dân.

Hiện nay, toàn huyện có trên 31.024 ha cây công nghiệp lâu năm: trong đó 18.454 ha cà phê, sản lượng khoảng trên 33.496 tấn; 7.201 ha cao su, sản lượng khoảng trên 1.655 tấn; 1.901 ha tiêu, sản lượng khoảng trên 1.509 tấn; 3460 ha điều, sản lượng khoảng trên 2.583 tấn. Thời gian qua, thực hiện chương trình tái canh cà phê, chương trình cải tạo vườn điều huyện đã triển khai được trên 350 ha, 200 ha điều năng suất chất lượng các diện tích thực hiện cải tạo được nâng lên rõ rệt. Huyện cũng đang tiếp tục thực hiện đẩy mạnh mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các nông hộ.

Lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng trên 46 ngàn ha; Tỷ lệ che phủ rừng trong năm đạt 41,4% trong năm đã tập trung triển khai có hiệu quả các biện pháp bảo vệ rừng.

Các doanh nghiệp thực hiện cam kết thu mua với giá cao hơn giá thị trường 600 đồng/kg và tổ chức hàng trăm cuộc hội thảo về kỹ thuật sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C và tiêu chuẩn UTZ,… Qua đó, sự liên kết này bước đầu đã làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc sản xuất cà phê đảm bảo chất lượng và tăng giá trị thu nhập góp phần trong việc thực hiện thành công Đề án phát triển cà phê bền vững của huyện giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Ngoài ra, việc cải tạo đàn gia súc theo hướng nâng cao giá trị kinh tế, tăng cường phòng, chống dịch bệnh được triển khai có hiệu quả. Đến nay, tổng đàn gia súc 7.984 con gia súc các loại, gia cầm trên địa bàn hiện có 186.852 con các loại, chăn nuôi thủy sản trên địa bàn kém phát triển.

+ Tiềm năng phát triển Công nghiệp - thương mại - dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)