Đánh giá chung quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư kh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 77 - 85)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá chung quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư kh

2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

2.3.1.1. Những kết quả đạt được

Kể từ năm 2014 đến nay, việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án vì mục đích an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn huyện Tuy Đức đã được cấp ủy Đảng, Chính quyền cấp huyện, xã quan tâm tổ chức thực hiện và đạt những kết quả nhất định, đó là:

- Tạo được sự chuyển biến tích cực trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư góp phần có nhiều dự án đầu tư, nhất là các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật đã được triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng, hình thành nên huyện Tuy Đức và thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Đã vận dụng các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư vào điều kiện thực tiễn của địa phương như: Xác định giá đất để làm cơ sở bồi thường, hỗ trợ, đơn giá nhà ở, hạn mức đất ở, giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng; các khoản hỗ trợ về di dời, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, ổn định đời sống, ổn định sản xuất, hỗ trợ khác…

- Quyền lợi của người dân có đất thu hồi cơ bản được đảm bảo, ổn định đời sống và việc làm. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trên lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được quan tâm giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội vùng biên giới.

- Từ khi Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Tuy Đức được thành lập năm 2011 đã xây dựng được bộ máy tổ chức cán bộ chuyên trách tạo cơ sở, tiền đề tốt hơn, đạt kết quả cao hơn về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Kết quả thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã góp phần làm tăng tốc độ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

- Công tác thông tin tuyên truyền, vận động và thực hiện công khai, dân chủ trong quá trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đi vào nề nếp.

- Vai trò Lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền và sự phối hợp của MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội ngày càng

được tăng cường theo hướng tích cực, chủ động, kiên quyết và có hiệu quả. Đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã.

3.1.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thành công trong công tác thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định trên địa bàn huyện Tuy Đức trong thời gian vừa qua. Có thể điểm qua một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Trước hết, có được thành công đó là do Ủy ban nhân dân tỉnh và Tỉnh ủy đã đầu tư đúng mức để hoạch định được chính sách bồi thường, hỗ trợ và tí định cư rõ ràng, dễ hiểu, minh bạch, thể hiện được tâm tư của người dân có đất thu hồi.

- Chính sách bồi thường là chìa khóa, là linh hồn của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Chính sách càng rõ ràng, càng minh bạch, dễ hiểu, thể hiện được tâm, nguyện vọng của đa số người có đất thu hồi, thiết thực với quyền lợi của người dân càng dễ thực hiện. Đồng hành cùng với chính sách ấy, quá trình thực hiện thật sự công khai, minh bạch thì chính sách ấy chắc chắn đi vào cuộc sống.

- Công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách và các quy hoạch, kế hoạch thực hiện giải phóng mặt bằng ở các công trình, dự án được quan tâm và triển khai bằng nhiều hình thức từ huyện đến xã. Thông qua đài phát thanh truyền hình huyện, tổ chức họp dân để thông qua chủ trương, thông báo thu hồi đất và các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất…đã giúp nhân dân ở khu vực có đất thu hồi có điều kiện tiếp cận, nắm bắt đầy đủ hơn về thông tin về các chủ trương chính sách và kế hoạch giải phóng mặt bằng của công trình, dự án. Bên cạnh đó, công tác thông tin tuyên truyền đã kịp thời biểu dương những cá nhân, tổ chức làm tốt, phê phán những hành vi vi phạm, cố tình không chấp hành, góp phần ổn định tư tưởng của nhân dân khi thực hiện các chủ trương, chính sách của tỉnh.

- Đảng bộ, Chính quyền huyện hàng năm đều có Nghị quyết, kế hoạch sử dụng đất để trình HĐND tỉnh thông qua. Trong quá trình chỉ đạo, điều hành, cấp

Ủy và chính quyền các cấp đã đã chú trọng nắm bắt tình hình dư luận và công tác tư tưởng; duy trì thường xuyên chế độ giao ban, báo cáo để tăng cường sự phối hợp xử lý, tháo gỡ những khó khăn, kịp thời giải quyết những nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đối với các điểm nóng có nhiều vướng mắc, phức tạp, UBND huyện cùng với các phòng, ban, UBND xã kiểm tra, nắm bắt tình hình và tổ chức họp bàn hướng xử lý.

- Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể từ huyện đến thôn, bon, bản đã tích trong công tác tuyên truyền, vận độngvề các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, nâng cao nhận thức của đoàn viên, hội viên. Đồng thời, tích cực tham gia các tổ công tác ở cơ sở giúp tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng của huyện kịp thời nắm bắt được dư luận xã hội, xem xét bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo đúng các chế độ chính sách của nhà nước và của UBND tỉnh Đăk Nông.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

Tronng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện còn bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc dưới đây:

- Việc ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất chưa đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tình hình địa phương như: chưa có quy định quy trình GPMB khi Nhà nước thu hồi đất đối với các hộ gia đình, cá nhân xâm canh trên đất các tổ chức, chưa quy định cụ thể thời gian xác định giá đất cụ thể làm cơ sở bồi thường, hỗ trợ, các biện pháp để hỗ trợ đời sống, hỗ trợ sản xuất cho người có đất thu hồi chưa gắn với việc giải quyết các chính sách xã hội đối với hộ nghèo, thu nhập thấp sau khi thu hồi đất, việc chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm cho người có đất thu hồi chưa được thực hiện sang các công việc cụ thể khác mà chỉ dừng lại ở hỗ trợ bằng tiền mặt.

- Năng lực quản lý đất đai của các tổ chức, công ty trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập, yếu kém. Sự phát hiện không kịp thời các trường hợp phá rừng, lấn,

chiếm đất rừng, đất giao quản lý; chưa phối hợp kịp thời với các cơ quan chức năng khi phát hiện các trường hợp vi phạm trên đất quản lý để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Đến nay, UBND huyện chưa xây dựng được khu tái định cư các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện bố trí tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện. Tạm thời, một số trường hợp được bố trí tái định phải bố trí xen vào điểm dân cư số 11 của huyện.

- Chính sách tài chính về đất đai có liên quan đến nhiều vấn đề thuộc lợi ích, quyền và nghĩa vụ của nhà nước cũng như của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất; nội dung áp dụng rất rộng rãi, nên không tránh khỏi những bất cập trong quá trình xây dựng về giá đất, hỗ trợ hạn chế khả năng sử dụng đất, giá tài sản vật kiến trúc, giá cây trồng…Tâm lý chung của các hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi là không thống nhất nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo giá quy định của UBND tỉnh mà chỉ theo giá thị trường, giá thỏa thuận.

- Công tác quy hoạch và quản lý sau quy hoạch của cấp huyện, xã còn nhiều yếu kém, các diện tích đất tỉnh thu hồi trao trả về cho huyện quản lý, sử dụng chưa được lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời dẫn đến đất bị người dân xâm canh và sử dụng ổn định, khi tiến hành GPMB các hộ dân này thường được bồi thường, hỗ trợ như các hộ đã có GCNQSDĐ.

- Công tác tuyên truyền vận động, giáo dục nhân dân hiểu biết sâu rộng chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thông hiểu, chấp hành chưa thật sự đầy đủ. Việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo chưa được chú trọng xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.

- Việc chỉ đạo, điều hành của chính quyền cấp xã nơi có đất thu hồi có nơi, có lúc chưa thật quyết liệt, đồng bộ. Công tác tuyên tuyền vận động người có đất thu hồi của cả hệ thống chính trị cấp xã chưa cao, còn lúng túng. Một số công trình, dự án chủ đầu tư còn thiếu trách nhiệm, chưa thật sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

- Nguồn gốc sử dụng đất là vấn đề khó khăn, phức tạp và gây ra nhiều vụ khiếu nại, khiếu kiện cũng như sự không đồng tình của người dân với chính quyền trên địa bàn huyện Tuy Đức. Được tách ra từ 02 huyện là Đăk Song và Đăk R’lấp năm 2007, nguồn gốc đất của huyện chủ yếu là của các tổ chức như: các Nông Lâm trường, Binh đoàn, Công ty, đất quốc phòng (gọi tắt là đất tổ chức).… trên các diện tích đất này khi chưa trả về địa phương quản lý có rất nhiều diện tích do quản lý không tốt đã để cho các hộ gia đình, cá nhân xâm canh và sử dụng lâu dài, ổn định. Khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các mục đích an ninh – quốc phòng, vì lợi ích quốc gia, công cộng thì các hộ dân xâm canh trên các đất tổ chức này chây ì, không nhận tiền hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho nhà nước với lý do không được bồi thường về đất, giá hỗ trợ cây trồng trên đất quá thấp.

- Do chính sách pháp luật về đất đai đã được sửa đổi, bổ sung nhưng trong nhiều trường hợp vẫn chưa giải quyết được vấn đề đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất, nhất là giá bồi thường về đất; công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn có nhiều tồn tại, yếu kém, nhất là công tác quản lý và sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng, tái định cư…

- Một số cấp ủy đảng, chính quyền cấp xã, MTTQ, các đoàn thể nhân dân cấp huyện, xã và các phòng ban của huyện chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và ý nghĩa đối với đối tượng có đất thu hồi là đối tượng cần được quan tâm về kinh tế xã hội trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

- Sự phối hợp của MTTQ, các đoàn thể, với chính quyền các cấp chưa được thường xuyên, công tác phối hợp giữa chủ đầu tư với Trung tâm phát triển quỹ đất, chính quyền cấp xã, người có đất thu hồi chưa được chặt chẽ, kịp thời. Một số công trình, dự án chưa có khu tái định cư để bố trí kịp thời cho các trường hợp được bố trí tái định cư nên phải lồng ghép bố trí vào điểm dân cư sô 11 của huyện, một số quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ phát sinh đã có hiệu lực nhưng

do chưa bố trí được nguồn vốn từ ngân sách huyện nên người có đất bị thu hồi hoặc ảnh hưởng còn chưa được nhận tiền kịp thời.

- Công tác giải quyết đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo vẫn chưa được thực sự quan tâm giải quyết kịp thời ngay tại cơ sở. Còn biểu hiện né tránh, đùn đẩy trách nhiệm hay giải quyết chậm làm cho phát sinh khiếu kiện kéo dài, phải giải quyết ở nhiều cơ quan, nhiều cấp. Đây cũng là một phần lý do xuất hiện tình trạng mất ổn định trên địa bàn huyện, tỉnh và Trung ương do người dân khiếu nại, khiếu kiện đông người, kéo nhau lên các cấp chính quyền cao hơn để đòi hỏi quyền lợi. Trong 4 năm qua, rất nhiều người dân đã kéo lên trụ sở UBND tỉnh Đăk Nông và thủ đô Hà Nội để kiến nghị, khiếu nại.

- Các đơn vị tư vấn đôi lúc còn chưa tính toán đầy đủ các ảnh hưởng của công trình, sau khi công trình thi công bị ảnh hưởng vượt quá dự kiến ban đầu đã được bồi thường, hỗ trợ. Khi người dân bị ảnh hưởng phát sinh kiến nghị thì công trình đã quyết toán, không có kinh phí bồi thường, hỗ trợ hoặc phải chờ rất lâu. Trong quá trình đo đạc, kiểm kê còn thiếu sót diện tích đất đai, cây cối hoa màu, tài sản vật kiến trúc…, đôi lúc áp dụng chính sách chưa đồng nhất. Có dự án thu hồi đất của dân nhưng nhiều năm không thực hiện mà để hoang.

- UBND cấp xã chưa làm tốt công tác xác nhận thời điểm xây dựng nhà và nguồn gốc sử dụng đất, dẫn đến sự so sánh giữa các hộ gia đình, cá nhân trong vùng dự án. Nhiều trường hợp xác nhận chưa đúng thời điểm do cán bộ địa chính luân chuẩn công tác liên tục nên không nắm rõ tình hình nơi mới về nhận công tác.

- Các khoản chi cho dân còn chậm so với quy định, nhiều quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đã có hiệu lực từ lấu nhưng vướng mắc về vốn nên dân phải chờ cơ quan có chức năng cân đối các nguồn.

- Bên cạnh đó, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người khiếu nại còn hạn chế nên tỉ lệ khiếu nại tố cáo sai còn khá nhiều, chưa có xu hướng giảm. Có những vụ việc đã được giải quyết đúng chính sách pháp luật, có lý

có tình, đã kiểm tra rà soát, trả lời, có văn bản chấm dứt thụ lý giải quyết khiếu nại nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu nại kéo dài…

Chương 3

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA

BÀN HUYỆN TUY ĐỨC, TỈNH ĐĂK NÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)