Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 87 - 98)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tá

định cư trên địa bàn huyện Tuy Đức

Để khắc phục những hạn chế, đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện

Tuy Đức nhằm thức đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đảm bảo an ninh tật tự trên địa bàn vùng biên giới, cần thực hiện một số giải pháp sau:

3.2.1. Ban hành quy trình về giải phóng mặt bằng đối với đất tổ chức đã bị các hộ gia đình, cá nhân xâm canh hoặc chuyển nhượng trái pháp luật

Việc khó khăn nhất trong công tác thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện Tuy Đức hiện nay đó chính là chưa có một quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ đối với các hộ gia đình, cá nhân xâm canh trên đất các tổ chức. Điều này, đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện. Công tác giải phóng mặt bằng chủ yếu dựa vào công tác vận động là chính. Tuy nhiên, công tác vận động không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả cao và thành công bởi theo quy định hiện hành của UBND tỉnh Đăk Nông đối với những trường hợp xử dụng đất xâm canh trước ngày 1/7/2004 thì mới được hỗ trợ 50% giá đất cây hàng năm và cây trồng trên đất. Còn những trường hợp sử dụng sau ngày 1/7/2004 thì không bồi thường, hỗ trợ về đất, chỉ hỗ trợ cây trồng trên đất. Điều này đồng nghĩa với việc các hộ gia đình, cá nhân sẽ nhận được số tiền hỗ trợ rất thấp nên họ không đồng ý với phương án do cơ quan thẩm quyền lập và không bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

Để đảm bảo cho tiến độ giải phóng mặt bằng theo quy định, UBND tỉnh Đăk Nông sớm xin ý kiến Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các quy định liên quan đến quy trình, hướng xử lý đối với các trường hợp như trên để công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Tuy Đức nói riêng, trên địa bàn tỉnh Đăk Nông và một số tỉnh khác nói riêng được thuận lợi, đảm bảo đúng quy định pháp luật.

3.2.2. Xây dựng các điểm, khu tái định cư để phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Xây dựng điểm, khu tái định cư là điều kiện tiên quyết để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện Tuy Đức vẫn chưa có điểm, khu tái định cư. Để đảm bảo ổn định đời sống cho người có đất

thu hồi cần bố trí tái định cư kịp thời cho các hộ gia đình, cá nhân theo quy định UBND huyện Tuy Đức sớm quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan tham mưu xây dựng các điểm, khu tái định cư để phục vụ tốt hơn cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

3.2.3. Đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và tạo điều kiện có sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn toàn huyện

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một vấn đề rất nhạy cảm trong đời sống xã hội, đặc biệt hơn khi Tuy Đức là vùng biên giới giáp với tỉnh Mudulkiri của Vương quốc Campuchia, Huyện ủy Tuy Đức xác định công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài của các cấp ủy Đảng từ huyện đến xã và chính quyền các cấp. Những chủ trương, chính sách trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có ảnh hưởng tới rất nhiều đối tượng trên địa bàn huyện. Do vậy, đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và tạo điều kiện để có sự vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một giải pháp rất ý nghĩa và quan trọng.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của của các cấp ủy Đảng phải được tiến hành trên cơ sở không chỉ thông qua việc nâng cao nhận thức chính trị, đề ra các chủ trương, định hướng và nhiệm vụ công tác nói chung, tổ chức quán triệt các chủ trương, chính sách; mà còn bằng những hành động cụ thể, thiết thực, có tính khoa học. tức là cần làm tốt các công việc sau:

- Hàng năm Đảng bộ các cấp từ huyện đến các xã phải lãnh đạo để thống nhất về các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định. Những nội dung của công tác này phải được thể hiện rõ trong các Nghị quyết của Đảng bộ huyện, của Hội đồng nhân dân và chương trình công tác của Ủy ban nhân dân huyện. Đây là những điều kiện rất quan trọng để tạo sự thống nhất cao trong tư tưởng và công tác chỉ đạo điều hành.

- Trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng bộ, của Hội đồng nhân dân; Huyện ủy phải lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện để xây dựng và có kế hoạch rất cụ thể về việc tổ chức thực hiện công tác trên địa bàn. Có xây dựng được kế hoạch triển khai công tác này, thì mới làm rõ được việc cân đối các điều kiện tổ chức thực hiện, những trọng tâm, trọng điểm và tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng. Góp phần hạn chế tình trạng bố trí các điều kiện về kinh phí thiếu đồng bộ, thiếu tập trung cho các dự án trọng điểm.

- Cấp ủy Đảng phải tăng cường kiểm tra, giám sát, nắm chắc tình hình triển khai kế hoạch đã được xây dựng nói trên một cách thường xuyên để lãnh đạo, có chủ trương xử lý giải quyết kịp thời đối với các điểm nóng phát sinh trên địa bàn.

- Cần quan tâm lãnh đạo hệ thống tổ chức Tuyên giáo, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, có biện pháp nắm chắc tình hình dư luận xã hội; có nhiều hình thức phong phú, sinh động để cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về việc giải phóng mặt bằng cho nhân dân ở các địa phương. Đặc biệt phải hết sức chú trọng đến công tác tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân ở những nơi nhà nước tiến hành thu hồi đất. Việc nắm tình hình dư luận xã hội phải được làm thường xuyên và liên tục.

- Đảng bộ huyện phải lãnh đạo các tổ chức cơ sở Đảng, nhất là các chi bộ thôn phải hết sức coi trọng phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của các Đảng viên đang sinh hoạt tại thôn, bon, bản. Phải coi đây là lực lượng nòng cốt trong việc tổ chức vận động, tuyên truyền giải thích cho nhân dân về các đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Phương pháp lãnh đạo của các Đảng bộ cần tiếp tục được đổi mới theo hướng chủ động dự báo tình hình và có chủ trương định hướng giải quyết; chọn lọc các vấn đề trọng tâm, trọng điểm để có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; quan tâm đến những vấn đề cụ thể nhưng không bao biện làm thay chức năng của các cơ quan nhà nước; phân định rõ trách nhiệm phụ trách của cá nhân và tập thể Ban Thường vụ trong việc lãnh đạo công tác này ở các địa bàn. Hết sức quan tâm đề cao trách

nhiệm cá nhân cũng như tổ chức đội ngủ cán bộ quản lý của chính quyền các cấp có đủ năng lực để thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn.

- Tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân tham gia công tác giải phóng mặt bằng trên cơ sở có sự phân công trách nhiệm rõ ràng; bồi dưỡng các kỹ năng tuyên truyền, vận động; được cung cấp đầy đủ các thông tin có liên quan đến các chủ trương, chế độ, chính sách; được tham gia phối hợp ngay từ đầu các cơ quan, bộ máy chuyên môn trong các quá trình triển khai các bước công việc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng.

3.2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức, người lao động tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện

Đội ngũ công chức, viên chức, người lao động làm công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định phải được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và kiện toàn thường xuyên. Đó là những công chức, viên chức thay mặt nhà nước để giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và công dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định. Đồng thời là những người thực thi công vụ với tính chuyên nghiệp cao trong lĩnh vực công tác này.

Việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cần được quan tâm theo hướng:

- Cần tuyển chọn những công chức, viên chức có kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực đất đai, luật, xây dựng và đồng thời phải được bồi dưỡng thêm các kiến thức về quản lý hành chính nhà nước.

- Tăng cường tập huấn và bồi dưỡng chính sách, cách thức áp dụng chính sách, giải quyết vướng mắc khi áp dụng chính sách, quy trình, trình tự và các công việc cần thiết phải thực hiện khi áp dụng các chính sách vào từng dự án cụ thể để tổ chức thực hiện việc bồi thườn hỗ trợ và tái định cư cho những người bị thu hồi đất để thực hiện dự án. Trang bị đầy đủ kiến thức về chính sách, phương pháp xử lý giải quyết các tình huống phát sinh và cách thức triển khai tổ chức áp dụng chính sách khi nhà nước có quyết định thu hồi đất để sử dụng đối với từng dự án cụ thể,

bảo đảm cho đội ngũ cán bộ nắm cặn kẽ các quy định của chính sách để áp dụng vào thực tế, có đầy đủ khả năng để giải quyết các vướng mắc, tình huống phát sinh trong quá trình áp dụng chính sách, tổ chức thực hiện chính sách một cách bài bản, đúng quy trình và đạt hiệu quả cao.

- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và cán bộ liên quan đến công tác này. Từng bước tạo lập đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và năng lực thực thi các nhiệm vụ cả trong chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư nhà nước thu hồi đất để thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư.

3.2.5. Đổi mới công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện

Việc tổ chức tiếp dân và giải quyết khiêu nại tố cáo của công dân là một yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước nói chung và công tác giải phóng mặt bằng nói riêng. Thời gian qua, tình trạng một số người dân tụ tập đông người đi khiếu kiện khiếu nại tại các cơ quan nhà nước ở các cấp cũng là xuất phát từ việc tổ chức tiếp và giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân ở các cơ quan hành chính nhà nước các cấp còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng với yêu cầu của một nền hành chính vì dân, phục vụ dân.

Việc đổi mới công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trước hết phải được sự quan tâm, có nhận thức đầy đủ trách nhiệm của những người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước từ huyện đến xã. Phải có biện pháp tích cực để các khiếu nại, tố cáo được quan tâm giải quyết ngay tại cơ sở.

Việc đổi mới công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cần được tiến hành theo hướng:

- Hoàn thiên quy chế nhằm định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước ở cấp huyện, chủ tịch các xã. Thường xuyên phải có

tổng hợp thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo với cơ quan hành chính nhà nước cấp trên về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Phải đưa việc thực hiện chế độ tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo thành một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá cán bộ công chức lãnh đạo, quản lý và đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ công tác của địa phương hàng năm.

- Việc tổ chức tiếp dân phải được tiến hành thường xuyên tại trụ sở tiếp công dân của Ủy ban nhân dân các xã, huyện hoặc trực tiếp tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện. Phải có lịch và chế độ tiếp công dân, thông báo rõ tại nơi làm việc và có chế tài xử lý nghiêm đối với các trường hợp không thực hiện đúng thời gian, lịch và chế độ tiếp dân đã được niêm yết công khai.

- Kết hợp chặt chẽ công tác tiếp dân với việc tuyên truyền phổ biến, giải thích các chủ trương, chính sách của nhà nước và thành phố trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định.

- Phải bố trí cán bộ tiếp dân là người có khả năng nắm bắt được vấn đề khiếu nại, tố cáo, có tư cách, biết giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sử và am hiểu các chế độ, chính sách.

3.2.6. Tăng cường phối hợp giữa các phòng, ban quản lý nhà nước cấp huyện, UBND các xã và các bên liên quan

Sự phối hợp giữa các phòng ban quản lý nhà nước cấp huyện như các phòng: Tài nguyên – Môi trường, tài chính – Kế hoạch, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Kinh tế - Hạ tầng, Trung tâm phát triển quỹ đất với UBND các xã có đất thu hồi và các bên liên quan, nhất là chủ đầu tư, đơn vị thi công là vấn đề không thể thiếu trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, là một vấn đề rất nhạy cảm nên việc phối hợp giữa các bên sẽ giúp công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định được thuận lợi và hiệu quả hơn.

Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban nhà nước ở cấp huyện là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của việc ra thông báo thu hồi đất, thẩm định dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định, thẩm định phương án dự thảo từ đó

tham mưu ban hành các quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban đòi hỏi phải có sự phân công, phân cấp và làm rõ cơ chế phối hợp. Tức là phải làm rõ vai trò của cơ quan chủ trì, trách nhiệm của các cơ quan phối hợp. Nếu không sẽ không khắc phục được tình trạng phối hợp hình thức, dồn trách nhiệm lên một cơ quan.

3.2.7. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân huyện

Việc đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân cấp huyện là một vấn đề rất thiết thực đối với hiệu lực quản lý hành chính nhà nước.

Trước hết, UBND huyện cần tập trung chỉ đạo công tác quản lý quy hoạch, nâng cao chất lượng, có tầm nhìn chiến lược và đổi mới kịp thời. Công tác lập quy hoạch, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng tiếp cận phương pháp tiên tiến. Quan tâm đến vấn đề kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực, có tính đến tác động của biến đổi khí hậu. Quan tâm, lấy ý kiến nhân dân tham gia đóng góp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tạo sự đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, tham vấn các bên liên quan trong quá trình lập quy hoạch. Hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai và hệ thống hồ sơ địa chính theo hướng hiện đại, theo mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 87 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)