7. Kết cấu của luận văn
3.1. Quan điểm thực hiện Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông
3.1.1. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất
Khi bị thu hồi đất phải theo nguyên tắc bảo đảm quyền lợi và sự bình đẳng cho người có đất bị thu hồi; hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người có đất bị thu hồi, nhà đầu tư thực hiện các dự án; hạn chế khiếu nại, tố cáo trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Đây là nguyên tắc quan trọng trong công tác thu hồi đất, cụ thể:
Một là, mức bồi thường cho người có đất thu hồi phải được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo cho người dân sau khi có đất thu hồi phải có cuộc sống bằng hoặc cao hơn so với trước khi bị thu hồi.
Hai là, mức bồi thường, hỗ trợ phải tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có thể khôi phục lại tài sản bị mất. Áp dụng tất cả các mức hỗ trợ có thể theo quy định pháp luật nhằm tạo điều kiện cho người có đất thu hồi sớm ổn định đời sống và ổn định sản xuất.
Ba là, Việc bồi thường, hỗ trợ phải khách quan, công bằng, kịp thời, công khai, đúng quy định của pháp luật, đúng đối tượng.
Bốn là, phải đảm bảo nguyên tắc về giá đất bồi thường khi bị thu hồi là phải bằng ít nhất 70% giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; các thửa đất liền kề nhau, có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cũng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá phải như nhau; đất tại khu vực giáp ranh giữa các xã, có điều kiện tự nhiên, kết cấu ha tầng như nhau, có cùng mục đích sử
dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá cũng phải như nhau.
Năm là, quan điểm của huyện khi thực hiện thu hồi đất là hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng, cũng như số lượng người bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư. Nếu như việc thu hồi đất là không thể tránh khỉ thì có sự chuẩn bị cẩn thận phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trên cơ sở tính toán đầy đủ lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân, đảm bảo cho những người bị thu hồi đất có thể khôi phục lại hoặc cải thiện mức sống so với trước khi bị thu hồi đất.
3.1.2. Bảo đảm công khai minh bạch, dân chủ khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Quy trình thu hồi đất phải đảm bảo công khai minh bạch, dân chủ khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cụ thể:
Thứ nhất, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho người dân biết để có phương án chuẩn bị.
Thứ hai, lãnh đạo các cấp, UBND các xã phải quan tâm đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trước khi triển khai dự án, trực tiếp gặp gỡ, đối thoại, vận động người dân trong vùng dự án. Nếu có từ 70% hộ dân trong diện giải tỏa thông nhất thực hiện dự án theo chủ trương thì dự án sẽ được triển khai.
Thứ ba, khi họp dan công bố công khai chủ trương thu hồi cần cung cấp đầy đủ đơn giá bồi thường, hỗ trợ đối với từng loại đất đai, từng vị trí đất đai, từng loại nhà cửa, vật kiến trúc, từng loại cây cối, hoa màu.…Do các cấp liên quan ban hành nhằm tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện và kiểm tra giám sát của người dân.
Thứ tư, trong quá trình đo đạc, kiểm kê cây cối hoa màu, tài sản vật kiến trúc trên đất làm cơ sở để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, phải có sự tham gia của các hộ gia đình, cá nhân, ban tự quản thôn, chính quyền địa phương, các tổ chức trên địa bàn. Điều này nhằm khẳng định mức độ công khai hóa rất cao của nhà nước.
Thứ năm, họp và công khai ngay sau khi lập phương án dự thảo, lấy và tổng hợp các ý kiến không thống nhất với phương án, bồi thường hỗ trợ để báo cáo ngay thường trực UBND huyện để có hướng xử lý kịp thời. Sau khi đã có quyết định phê duyệt tiếp tục công bố công khai. Xử lý kịp thời các đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện.
3.1.3. Thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo hướng phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện Tuy Đức
Là một huyện nghèo, huyện biên giới mới thành lập còn gặp nhiều khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số đông nên trong quá trình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ngoài những quy định chung của nhà nước, huyện cần vận dụng một cách sáng tạo và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, với trình độ dân trí, phong tục tập quán của các đồng bào dân tộc thiểu số. Lấy công tác tuyên truyền, vận động làm nền trong quá trình giải phóng mặt bằng, cần sự hỗ trợ của những người có uy tín trong đồng bào các dân tộc (già làng, trưởng bản, lão thành cách mạng, cán bộ hưu trí gương mẫu, người có uy tín trong dòng họ, địa phương…) trong việc thực hiện chính sách sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Lãnh đạo cấp huyện, xã cần bố trí thời gian để tiếp công dân, lắng nghe các tâm tư nguyện vọng của các hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi từ đó kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý một số vấn đề còn hạn chế, chưa quy định phát sinh trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Giúp nhân dân hiểu và hỗ trợ nhà nước trong công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình, dự án có ý nghĩa giúp huyện nhà ngày một phát triển hơn.