Hoạt động thanh tra theo nghĩa rộng gồm cả thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, ở đây phải hiểu hoạt động tiếp công dân chủ yếu phục vụ cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và trong lĩnh vực thanh tra thì việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra hiện hành. Chính vì vậy, trong Luận văn này sẽ giới hạn nội dung thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra tập trung vào ba nội dung lớn:
Một là, thẩm tra, xác minh trong hoạt động tiến hành các cuộc thanh tra. Hai là, thẩm tra, xác minh trong hoạt động giải quyết khiếu nại.
Ba là, thẩm tra, xác minh trong hoạt động giải quyết tố cáo.
Nhƣ đã phân tích trong phần phạm vi nghiên cứu, từ thực tiễn hoạt động thanh tra của cơ quan thanh tra tỉnh, có nhiều cuộc thanh tra về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thực chất đây cũng chính là hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo. Do đó, thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra không tách rời với thẩm tra, xác minh trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Trong hoạt động thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, thông tin, tài liệu sau khi thu thập đƣợc cần đƣợc tìm hiểu và xem xét lại để xác định tính chính xác và hợp pháp của thông tin, tài liệu. Việc tìm hiểu, xem xét lại thông
tin, tài liệu do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt động thanh tra thực hiện, bao gồm các công việc:
- Nghiên cứu, phân tích từng thông tin, tài liệu. Tài liệu cần thu thập trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo gồm những loại sau đây:
+ Văn bản liên quan đến nội dung thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; + Chứng từ, sổ sách kế toán, bảng kê, chứng từ ghi sổ, sổ mục kê, bản
đồ…;
+ Báo cáo quyết toán, bảng cân đối vật tƣ, hàng hoá, biên bản kiểm kê các loại, bảng chấm công, báo cáo tình hình sử dụng lao động…;
+ Các hợp đồng ngoại thƣơng, hợp đồng kinh tế, các tài liệu, hồ sơ có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, mua bán hàng hoá hoặc bộ tài liệu về hợp đồng tín dụng…;
+ Báo cáo của đơn vị đƣợc thanh tra, báo cáo của các cá nhân, đơn vị liên quan theo yêu cầu của Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên, Tổ xác minh khiếu nại, tố cáo…;
+ Biên bản xác minh, biên bản làm việc giữa Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên, tổ xác minh khiếu nại, tố cáo với các đơn vị, đối tƣợng có liên quan trực tiếp và gián tiếp;
+ Bản giải trình của đối tƣợng thanh tra, ngƣời khiếu nại, tố cáo, ngƣời bị tố cáo;
+ Một số loại sổ sách, tài liệu, văn bằng, chứng chỉ và các loại giấy tờ, chứng từ khác.
Lƣu ý rằng không phải tất cả các tài liệu trên đã là bằng chứng trong cuộc thanh tra. Thông tin, tài liệu này sẽ trở thành chứng cứ khi có đầy đủ 3 thuộc tính: tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp. Yêu cầu đối với ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ thẩm tra, xác minh là phải có linh cảm, phân tích các hiện tƣợng một cách có hệ thống để phát hiện ra các sai phạm trong hoạt động đƣợc phản ánh trong những tài liệu đã thu thập đƣợc, cần nhạy bén để phát hiện những điểm bất hợp lý trên cơ sở đó chọn ra tài liệu điển hình nhất.
- Ngƣời thẩm tra, xác minh phải so sánh đối chiếu các tài liệu xem có phù hợp nội dung, vụ việc cần giải quyết không, nếu mâu thuẫn thì do đâu; sàng lọc, loại bỏ những tài liệu không liên quan và tìm những tài liệu mới làm sáng tỏ
những tài liệu đã thu thập đƣợc; xem xét, đánh giá tính khách quan, đầy đủ của thông tin, tài liệu; xem xét tính hợp pháp của thông tin, tài liệu; xem xét tính thời sự của thông tin, tài liệu, thời hiệu của tài liệu…
- Trong quá trình thẩm tra, xác minh, bên cạnh việc đối chiếu, so sánh thì ngƣời thẩm tra, xác minh có thể tiến hành các phƣơng pháp:
+ Trƣng cầu giám định: Trƣng cầu những ngƣời giám định có kiến thức chuyên ngành của các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hóa, thủ công theo quy
định của pháp luật đề nghiên cứu, kết luận những vấn đề cần làm rõ trong hoạt động thanh tra.
+ Xác minh tại chỗ: Là phƣơng pháp xác minh đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, tại địa điểm thanh tra, nơi phát sinh khiếu nại, tố cáo hoặc trụ sở cơ quan
thanh tra, đƣợc áp dụng đối với những trƣờng hợp đơn giản, tính chất vụ việc không phức tạp, cán bộ xác minh chỉ cần nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan là đã có thể tìm ra đƣợc vấn đề cần xác minh.
+ Xác minh bằng công văn: Là phƣơng pháp xác minh bằng hình thức công văn đề nghị hoặc yêu cầu của cơ quan thanh tra đối với các đối tƣợng lien quan nhằm thu thập thông tin cần thiết. Biện pháp này đƣợc áp dụng đối với những trƣờng hợp đơn giản, tính chất vụ việc không phức tạp và đối tƣợng xác minh thƣờng là cơ quan, tố chức có trụ sở cách xa nơi tiến hành thanh tra.
+ Xác minh bằng công nghệ thông tin: Là phƣơng pháp xác minh thông qua mạng máy tính, điện thoại, điện tín, Fax... Bằng việc sử dụng công nghệ thông tin, ngƣời có trách nhiệm xác minh có thể kiểm tra các thông tin, tài liệu, đánh giá tính xác thực của các thông tin đó.
+ Yêu cầu đối tƣợng thanh tra, yêu cầu ngƣời khiếu nại, tố cáo giải trình: Kỹ năng yêu cầu giải trình phải đảm bảo không trái với đạo đức xã hội, không trái với quy định của pháp luật, có căn cứ khoa học là số lƣợng tài liệu, thông tin,
tài liệu thu đƣợc, đặc điểm tâm lý của đối tƣợng thanh tra, ngƣời khiếu nại, tố cáo, ngƣời bị tố cáo. Hình thức yêu cầu giải trình điển hình và phổ biến đƣợc áp dụng nhiều trong thực tiễn thanh tra là yêu cầu đối tƣợng viết giải trình và hỏi. Hỏi cũng là biện pháp đƣợc sử dụng rất hiệu quả trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, ở mỗi lĩnh vực, kỹ năng này lại đƣợc vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với tình huống và đối tƣợng cụ thể. Trong tố tụng hình sự, bị can là ngƣời đã bị khởi tố hình sự, việc hỏi cung bị can phải đƣợc tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục đƣợc quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự. Trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đối tƣợng bị hỏi là cá nhân, đại diện cho cơ quan, tổ chức bị thanh tra hoặc có liên quan đến nội dung thanh tra, nội dung khiếu nại, tố cáo việc hỏi phải tuân theo nguyên tắc chung của Luật Thanh tra 2010, Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2011.
+ Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu: Đây là biện pháp quan trọng trong thẩm tra, xác minh. Khi tiến hành biện pháp này, ngƣời thẩm tra, xác minh phải tuân thủ quy định và biểu mẫu theo Thông tƣ số 05/2014/TT-TTCP quy định về
tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra; Thông tƣ số 06/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết tố cáo; Thông tƣ số 07/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.
- Một vấn đề cần lƣu ý đối với việc thẩm tra, xác minh tài liệu là:
+ Tài liệu nếu là bản chính hoặc bản sao phải có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
+ Tài liệu nghe đƣợc, nhìn đƣợc: nếu đƣợc xuất trình kèm theo văn bản trình bày của ngƣời có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu, nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của ngƣời đã cung cấp cho ngƣời xuất trình về
xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
+ Thông điệp dữ liệu điện tử: đƣợc thể hiện dƣới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thƣ điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tƣơng tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
+ Vật chứng phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
+ Lời trình bày, giải trình: nếu đƣợc ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo
quy định tại khoản 2 trên đây hoặc khai bằng lời trình bày trực tiếp.
+ Kết luận giám định: nếu việc giám định đó đƣợc tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
+ Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ: nếu việc thẩm định đƣợc tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
+ Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản: nếu việc định giá, thẩm định giá đƣợc tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
+ Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do ngƣời có chức năng lập tại chỗ: nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý đƣợc tiến hành
theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
+ Văn bản công chứng, chứng thực: nếu việc công chứng, chứng thực đƣợc thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
1.3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thẩm tra, xác minh trong hoạtđộng thanh tra của Thanh tra tỉnh