2.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnhThái Nguyên Thái Nguyên
2.1.1. Cơ cấu tổ chức
Theo quy định trong Luật Thanh tra 2010, Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nƣớc về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra tỉnh có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh mà trực tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tác, hƣớng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Hiện nay, Thanh tra tỉnh Thái Nguyên có 01 Chánh Thanh tra, 04 Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên. Trong đó:
- Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
- Phó Chánh Thanh tra tỉnh giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra tỉnh.
Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Thái Nguyên
CHÁNH THANH TRA TỈNH
PHÓ PHÓ PHÓ PHÓ
CHÁNH THANH TRA CHÁNH THANH TRA CHÁNH THANH TRA CHÁNH THANH TRA
PHÒNG
VĂN PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG
PHÒNG NGHIỆP NGHIỆP NGHIỆP NGHIỆP CHỐNG
VỤ 1 VỤ 2 VỤ 3 VỤ 4 THAM
Với cơ cấu tổ chức nhƣ trên, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định đã đƣợc phân công công việc cụ thể nhƣ sau:
1. Lãnh đạo Thanh tra tỉnh
Gồm có 01 Chánh Thanh tra tỉnh và 04 Phó chánh Thanh tra tỉnh.
Chánh Thanh tra tỉnh là ngƣời đứng đầu cơ quan Thanh tra tỉnh, do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm sau khi có sự thống nhất của Tổng Thanh tra Chính phủ, chịu trách nhiệm trƣớc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra tỉnh.
Các Phó chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh, giúp Chánh Thanh tra tỉnh phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác theo phân công của Chánh Thanh tra tỉnh, chịu trách nhiệm trƣớc Chủ tịch UBND tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh và trƣớc pháp luật về lĩnh vực công tác đƣợc phân công phụ trách.
2. Bộ máy tham mưu giúp việc
Bộ máy tham mƣu giúp việc của Thanh tra tỉnh Thái Nguyên hiện nay gồm có Văn phòng và 04 phòng nghiệp vụ với 43 ngƣời:
- Văn phòng: Có chức năng phục vụ các hoạt động của Thanh tra tỉnh; quản lý việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc, công tác văn thƣ - lƣu trữ, hành chính, quản trị, tổ chức - cán bộ, Thi đua - Khen thƣởng.
- Phòng Thanh tra kinh tế (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 1): Có chức năng tham mƣu, giúp Chánh Thanh tra tỉnh quản lý nhà nƣớc và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh tế trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý nhà nƣớc của UBND tỉnh.
- Phòng Thanh tra Nội chính – Văn xã (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 2): Có chức năng tham mƣu, giúp Chánh Thanh tra tỉnh quản lý nhà nƣớc và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nội chính - văn hóa - xã hội trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý nhà nƣớc của UBND tỉnh.
- Phòng Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 3, 4): Có chức năng tham mƣu, giúp Chánh Thanh tra tỉnh quản lý nhà nƣớc và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh trong công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thƣ, giải quyết KNTC của tổ chức và công dân trong phạm vị thuộc thẩm quyền quản lý nhà nƣớc của UBND tỉnh.
- Phòng Tổng hợp, pháp chế, phòng, chống tham nhũng và xử lý sau thanh tra (gọi là phòng Phòng chống tham nhũng): Có chức năng tham mƣu,
giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh trong công tác PCTN; theo dõi, đề xuất Chánh Thanh tra tỉnh chỉ đạo thực hiện việc thanh tra lại đối với các kết luận thanh tra của Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc sở theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác tổng hợp, pháp chế; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật của Chủ tịch UBND tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh.