Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động thẩm tra, xác minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn thanh tra tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 44)

Từ quan niệm, nội dung, thẩm quyền và trình tự, thủ tục thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra nhƣ đã nêu trên, để đảm bảo hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo có chất lƣợng thì hoạt động thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Thứ nhất, tuân thủ quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Mọi trƣờng hợp thẩm tra, xác minh thông tin, tài liệu phải đƣợc tiến đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục với phƣơng pháp khoa học, hợp lý và lập biên bản đúng quy định. Ví dụ: Để xác minh tài sản trong kho có đúng nhƣ trong sổ sách hay không thì cần kiểm kê tài sản. Việc thực hiện quyền kiểm kê tài sản, chỉ dành cho Trƣởng đoàn thanh tra, ngƣời ra quyết định thanh tra không đƣợc quyền kiểm kê tài sản.

Thứ hai, đảm bảo các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo nhƣ: Thẩm tra, xác minh phải tuân theo pháp luật, không đƣợc làm ảnh hƣởng đến đối tƣợng thanh tra, không chồng chéo, mâu thuẫn. Thẩm tra, xác minh phải đảm bảo tính kịp thời nhằm đảm bảo phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những việc làm vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc, tập thể và các cá nhân trong xã hội, mọi công việc cần tiến hành đều phải thực hiện trong thời hạn đƣợc pháp luật quy định. Hoạt động giải quyết tố cáo phải bảo vệ bí mật cho ngƣởi tố cáo...

Thứ ba, đảm bảo tính công khai vì hoạt động thanh tra là hoạt động hành chính, thực thi quyền hành pháp mà quyền hành pháp đòi hỏi phải công khai, minh bạch.

Thứ tư, đảm bảo tính khách quan. Yêu cầu này đặt ra đỏi hỏi phải đánh giá chứng cứ chính xác.

Ngoài ra, hoạt động thẩm tra, xác minh thông tin, tài liệu còn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Phải bảo đảm tính toàn diện: Nội dung của thẩm tra, xác minh đã đƣợc vạch ra thì thanh tra viên phải nỗ lực để đạt đƣợc điều đó. Tính toàn diện thể

hiện thông qua việc lập và thực hiện kế hoạch thẩm tra, xác minh. Thực tế có khi kết quả thẩm tra, xác minh đạt đƣợc vƣợt ra khỏi phạm vi đã định sẵn nhƣng cũng có khi chƣa đạt đƣợc mục tiêu đã định. Hai khả năng này là điều không nên có trong thẩm tra, xác minh.

+ Phải bảo đảm tính tƣờng minh: Kết quả của thẩm tra, xác minh phải rõ ràng từ nội dung đến hình thức, từng chi tiết cần làm sáng rõ với những tài liệu, chứng cứ vững chắc và xác thực. Các khía cạnh của vấn đề, tình tiết cần thẩm tra, xác minh cần phải đƣợc phân tích, mổ xẻ và có câu trả lời cụ thể.

+ Phải bảo đảm tính xác đáng: Sự tƣơng thích giữa luận cứ thu thấp đƣợc qua thẩm tra, xác minh với các vấn đề cần thẩm tra, xác minh phải ở mức độ cao nhất. Nội dung cần thẩm tra, xác minh phải thiết thực, phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng kết luận thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Những giải trình, thông tin phản ảnh chứng minh cho sự việc cần thẩm tra, các minh là thuyết phục. Các vấn đề, khía cạnh và các luận cứ qua thẩm tra, xác minh phải có mối

Kết luận chƣơng 1

Qua nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thẩm tra, xác minh luận văn rút ra các kết luận sau đây:

Thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất lƣợng cuộc thanh tra, hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Khi tiến hành các cuộc thanh tra nói chung và trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, không thể thiếu việc thẩm tra, xác minh các thông tin, tài liệu.

Thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra là hoạt động thực thi quyền lực nhà nƣớc, đòi hỏi phải thực hiện theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, công khai, minh bạch. Trong đó, thẩm quyền thẩm tra, xác minh chủ yếu đƣợc tiến hành bởi ngƣời ra quyết định thanh tra; ngƣời ra quyết định thành lập Tổ hoặc Đoàn xác minh khiếu nại, tố cáo; Trƣởng đoàn thanh tra, Tổ trƣởng, trƣởng đoàn xác minh khiếu nại, tố cáo; Thành viên đoàn thanh tra, thành viên đoàn xác minh khiếu nại, tố cáo.

Nội dung thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra rất rộng, bao gồm các hoạt động: xem xét, đối chiếu, so sánh, có những hoạt động đƣợc tiến hành thông qua việc đối chiếu hồ sơ, tài liệu; có những hoạt động đòi hỏi phải đƣợc thực hiện tại chỗ; có những hoạt động liên quan đến thẩm tra, xác minh đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cơ quan chức năng,ví dụ trong trƣờng hợp thực hiện giám định một tài liệu...

Nguồn tài liệu, chứng cứ trong thẩm tra, xác minh cũng rất đa dạng có thể là: tài liệu bản chính hoặc bản sao; tài liệu nghe đƣợc, nhìn đƣợc; thông điệp dữ liệu điện tử; vật chứng; lời trình bày, giải thích; kết luận giám định... Điều này cho thấy hoạt động thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra khác với hoạt động xem xét, thu thập, đánh giá chứng cứ trong tố tụng nói chung và đặc biệt trong tố tụng hình sự.

Để đảm bảo hoạt động thẩm tra, xác minh đƣợc chính xác, khách quan, toàn diện...thì đòi hỏi hoạt động này phải thực hiện theo các nguyên tắc, trong

đó đặc biệt chú ý đến các nguyên tắc sau: phải đƣợc tiến đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục với phƣơng pháp khoa học, hợp lý và lập biên bản đúng quy định, đảm bảo tính khách quan, toàn diện, tƣờng minh, xác đáng, đảm bảo các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo

Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG THẨM TRA, XÁC MINH TRONG HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra từ thực tiễn thanh tra tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)