2.2. Thực tiễn thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanhtra của Thanhtra tỉnh
2.2.1. Thực tiễn thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanhtra
Thực tiễn thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra đƣợc Thanh tra tỉnh Thái Nguyên thực hiện có thể đánh giá trên quá trình tiến hành các cuộc thanh tra.
Sơ đồ 2.1. Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra
Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra
BƢỚC 1: BƢỚC 2: BƢỚC 3:
Chuẩn bị thanh tra Tiến hành thanh tra Kết thúc thanh tra.
Trong mỗi bƣớc trên, ngƣời có thẩm quyền thẩm tra, xác minh là ngƣời ra quyết định thanh tra, Trƣởng đoàn thanh tra, Thành viên đoàn thanh tra đã phải tiến hành các hoạt động thẩm tra, xác minh trong từng bƣớc một:
Tại bước 1: Đây là bƣớc chuẩn bị thanh tra, căn cứ trên kế hoạch thanh tra thì Chánh thanh tra tỉnh Thái Nguyên đã quyết định phân công thanh tra viên trong cơ quan Thanh tra tỉnh khảo sát, thu thập thông tin bƣớc đầu từ kho dữ liệu của cơ quan; thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong ngành, cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan khác có liên quan; thông tin từ việc khảo sát trực tiếp tại tổ chức, cơ quan là đối tƣợng thanh tra; nghiên cứu, tổng hợp thông tin từ báo chí, đơn phả ánh, kiến nghị liên quan đến nội dung dự kiến thanh tra; phân tích, đánh giá, tổng hợp các thông tin, tài liệu thu thập đƣợc để thẩm tra, xác minh các thông tin đó theo đúng quy định.
Bước 2: Tiến hành thanh tra là bƣớc tiếp theo sau bƣớc chuẩn bị thanh tra. Đây là bƣớc bao gồm các công việc chủ yếu của một hoạt động thanh tra, sẽ sử dụng các quyền trong hoạt động thanh tra để tiến hành đánh giá chứng cứ, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu.
- Trong quá trình thanh tra, Trƣởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra yêu cầu đối tƣợng thanh tra báo cáo theo đề cƣơng; yêu cầu đối tƣợng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra.
- Trƣởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra nghiên cứu các thông tin, tài liệu đã thu thập đƣợc để làm rõ nội dung thanh tra; đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tƣợng thanh tra liên
quan đến nội dung thanh tra đƣợc phân công; yêu cầu ngƣời có trách nhiệm, ngƣời có liên quan giải trình về những vấn đề chƣa rõ; trƣờng hợp cần phải tiến hành làm việc, kiểm tra, xác minh để việc đánh giá bảo đảm tính khách quan, chính xác thì thành viên Đoàn thanh tra báo cáo Trƣởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định.
Một số trƣờng hợp cần thiết để kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu hoặc làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thì Trƣởng đoàn thanh tra, ngƣời ra quyết định thanh tra mời đối tƣợng thanh tra, đại diện cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân có liên quan đến làm việc.
Trƣờng hợp cần làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thì Trƣởng đoàn thanh tra, ngƣời ra quyết định thanh tra có công văn yêu cầu yêu cầu đối tƣợng thanh tra báo cáo.
- Kết quả kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra đƣợc thể hiện bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân đƣợc kiểm tra, xác minh hoặc lập thành biên bản kiểm tra, xác minh.
Bước 3: Kết thúc thanh tra là bƣớc tiếp theo sau bƣớc tiến hành thanh tra và là bƣớc cuối cùng trong quy trình thanh tra. Sau khi thu thập, kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu, đánh giá chứng cứ ở Đoàn thanh tra do Thanh tra tỉnh Thái Nguyên thành lập thƣờng thực hiện nhiệm vụ sau:
- Lập báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra với kết quả thẩm tra, xác minh từng nội dung thanh tra; Kết luận rõ đúng, sai về
từng nội dung đã đƣợc thẩm tra, xác minh; chỉ rõ quy định của pháp luật làm căn cứ để kết luận đúng, sai…
- Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra: Căn cứ vào báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra và kết quả nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, Trƣởng đoàn thanh tra chủ trì xây dựng báo cáo kết quả thanh tra của
Đoàn thanh tra.
- Xây dựng Dự thảo kết luận thanh tra: Ngay quá trình này thì các hoạt động thẩm tra, xác minh đƣợc thực hiện bao gồm: đối chiếu, so sánh các quan điểm khác nhau dựa trên báo cáo của kết quả đoàn thanh tra, ý kiến giải trình của đối tƣợng thanh tra; trƣng cầu giám định, tham khảo ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan…
Nhƣ vậy, bản thân trong mỗi bƣớc tiến hành một cuộc thanh tra luôn tồn tại quá trình thẩm tra, xác minh các thông tin, tài liệu.