Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 72 - 86)

Chương trình cai nghiện ma túy đã được hình thành và phát triển gần 20 năm, mặc dù đã đóng góp nhiều mặt tích cực cho công tác chăm sóc, hỗ trợ người nghiện ma túy cũng như góp phần ổn định an ninh, trật tự xã hội. Sau quá trình thực hiện, các địa phương về cơ bản đã tiếp thu chính sách. Thực tế đã xuất hiện những mô hình cai nghiện tốt, việc điều trị thay thế bằng methadone được làm rất bài bản, đem lại hiệu qủa rõ rệt. Tuy nhiên vẫn còn một số nơi còn lúng túng. Có nơi làm được nhiều theo các chính sách của Chính phủ, có nơi chỉ làm một số việc, có nơi chưa rõ dẫn đến việc các trung tâm không còn học viên, cơ sở vật chất lãng phí, nguồn lực con người chưa được sử dụng hiệu quả. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến kết quả hạn chế nêu trên là do nhận thức của các cấp chính quyền và tầng lớp nhân dân về nghiện ma túy, cai nghiện ma túy chưa đầy đủ, dẫn đến các giải pháp cai nghiện chưa thực sự phù hợp, việc bố trí nguồn lực chưa tương xứng, chỉ đạo chưa quyết liệt.

Để khắc phục những hạn chế nhằm đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và phù hợp quan điểm của quốc tế (nghiện là bệnh) ngày 27/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2596/QĐ- TTg phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ở Việt Nam đến

năm để từng bước hình thành hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc đổi mới công tác cai nghiện nhằm đổi mới căn bản về công tác cai nghiện bằng các phương pháp và cách thức tổ chức cai nghiện, nâng cao hiệu quả công tác dự phòng và điều trị nghiện nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy, kiềm chế sự gia tăng số người nghiện mới, từng bước giảm dần số người nghiện hiện có góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội, phòng ngừa các bệnh xã hội lây nhiễm trong nhân dân, hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Thực hiện chỉ đạo, tỉnh Hòa Bình phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và từ đó đến nay, công tác cai nghiện của địa phương có nhiều bước biến chuyển.

2.3.1.1. Thực trạng chuyển đổi cơ sở cai nghiện bắt buộc

a) ) Khái quát tình hình hoạt động của các cơ sở cai nghiện bắt buộc trước thời điểm Đề án được phê duyệt.

Bảng 2.1.BẢNG THỐNG KÊ CƠ SỞ CAI NGHIỆN CỦA ĐỊA PHƯƠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

(Nguồn : Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội – Sở Lao động , Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình)

STT Tên cơ sở

Quy mô theo thiết kế

Tình hình cán bộ, chuyên môn được đào tạo Tình hình quản lý học viên tại thời điểm 12/2013

Tổng số Số bác sỹ Số y sỹ Số y tá Số tâm lý, xã hội Khác Tổng số Tự nguyện Bắt buộc 1

Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội

huyện Lạc Sơn

350 65 1 5 3 9 47 201 201

2

Trung tâm chữa bệnh – Giáo dục – Lao

động xã hội Hòa Bình

* Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội Hòa Bình.

- Ngày 7/9/1994, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 472/QĐ-UB về việc thành lập Trung tâm phòng, chống tệ nạn xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với chức năng, nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận cai nghiện, chữa trị, giáo dục, dạy nghề, phục hồi sức khỏe, hành vi, nhân cách cho người nghiện ma túy, người mại dâm được đưa vào Trung tâm theo quy trình quy định của pháp luật; Ngày 18/10/2004 Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Quyết định 2071/QĐ-UB về việc đổi tên Trung tâm phòng, chống tệ nạn xã hội thành Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội Hòa Bình.

- Tổng số cán bộ có 73 người; trong đó: Bác sỹ 03 người, Y sỹ 08 người, Y tá 04 người, Khác 58 người.

- Tình hình quản lý học viên tại thời điểm tháng 12/2013 là tổng số 228 người (trong đó 197 người cai bắt buộc, 29 người cai tự nguyện, 02 người cai tại cộng đồng đang điều trị cắt cơn)

- Về cơ sở vật chất Trung tâm tiếp nhận lại từ cơ sở sản xuất Dược phẩm với tổng diện tích 17.000m2 chia làm 02 khu (khu A 12.200m2, khu B 4.800m2) hiện nay Trung tâm đã được đầu tư nâng cấp, sửa chữa với công suất thiết kế các hạng mục nhà ở cho 300 - 500 học viên.

* Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội huyện Lạc Sơn.

- Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội huyện Lạc Sơn là đơn vị sự nghiệp được thành lập theo Quyết định số 1137/QĐ-UB ngày 16/5/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình; Quyết định số 1046/QĐ-UBND ngày 03/08/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội huyện Lạc Sơn.

- Tổng số cán bộ có 65 người; trong đó: Bác sỹ 01 người, Y sỹ 05 người, Y tá 03 người, Tâm lý, xã hội 09 người, Khác 47 người.

- Tình hình quản lý học viên tại thời điểm tháng 12/2013 là tổng số 201 người (trong đó 201 người cai bắt buộc)

- Về cơ sở vật chất Trung tâm được đầu tư xây dựng mới từ năm 2006. Công suất thiết kế các hạng mục nhà ở cho đối tượng của 02 giai đoạn, giai đoạn 1 là 350 học viên, giai đoạn 2 đủ tiếp nhận 400 - 500 học viên.

b) Tình hình chuyển đổi cơ sở cai nghiện bắt buộc sang điều trị nghiện tự nguyện, điều trị thay thế bằng Methadone.

Bảng 2.2.BẢNG THỐNG KÊ CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC CHUYỂN ĐỔI SANG CƠ SỞ CAI NGHIỆN THỰC HIỆN NHIỀU CHỨC NĂNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Tên cơ sở trước khi chuyển đổi Tên cơ sở sau khi chuyển đổi

Ngày quyết định chuyển đổi

Tình hình phân khu, quản lý học viên từ ngày chuyển đổi đến nay

Cai nghiện bắt buộc Cai nghiện tự nguyện Quản lý người không có nơi cư trú ổn định Điều trị Methadone Quy mô theo Đề án phê duyệt Số tiếp nhận Số tái hòa nhập cộng đồng Số đang quản lý Quy mô theo Đề án phê duyệt Số tiếp nhận Số tái hòa nhập cộng đồng Số đang quản lý Số tiếp nhận Số không đủ điều kiện cho về địa phương Số có QĐ của tòa án Hiện đang quản lý Số tiếp nhận Hiện đang điều trị Trung tâm chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội Hòa Bình Trung tâm chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội Hòa Bình Quyết định số 257/QĐ- LĐTBXH ngày 30/1/2015 về

việc thành lập cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã

hội Hòa Bình

(Nguồn : Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội – Sở Lao động , Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình) Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội huyện Lạc Sơn Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội huyện Lạc Sơn Quyết định số 258/QĐ- LĐTBXH ngày 30/1/2015 về

việc thành lập cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã

hội huyện Lạc Sơn; Quyết định số 2510/ QĐ-UBND

ngày 17 tháng 11 năm 2015 về việc bổ sung chức năng nhiệm vụ cho Trung Tâm Giáo dục- Lao động xã hội huyện Lạc Sơn

Hiện nay, tỉnh Hòa Bình đang thực hiện theo lộ trình chuyển đổi một phần cuả 2 Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – LĐXH tỉnh và Trung tâm Giáo dục – LĐXH Lạc Sơn sang cơ sở điều trị cai nghiện tự nguyện gắn với điều trị bằng thuốc thay thế Methadone thông qua việc đầu tư, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất vừa để đảm bảo tiếp nhận học viên cai theo diện bắt buộc theo quyết định của Tòa án vừa tiếp nhận đối tượng tự nguyện gắn với điều trị Methadone và các dịch vụ xã hội khác. Cụ thể:

* Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội Hòa Bình

- Quyết định số 257/QĐ-LĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình về việc thành lập cơ sở Methadone tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục – Lao động xã hội Hòa Bình;

- Số cai nghiện bắt buộc: 148 người, tái hòa nhập cộng đồng: 246 người, số đang quản lý: 90 người.

- Số cai nghiện tự nguyện: 660 người, tái hòa nhập cộng đồng 664 người, hiện đang quản lý: 23 người.

- Điều trị Methadone: tiếp nhận 43 người, hiện đang điều trị 43 người

* Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội huyện Lạc Sơn

- Quyết định số 258/QĐ-LĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình về việc thành lập cơ sở Methadone tại Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội huyện Lạc Sơn;

- Quyết định số 2510/QĐ- UBND ngày 17/11/2015 về việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ điều trị nghiện ma túy, cơ sở cắt cơn cho Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội huyện Lạc Sơn.

- Số cai nghiện bắt buộc: 335 người, tái hòa nhập cộng đồng: 299 người, số đang quản lý: 36 người.

- Số cai nghiện tự nguyện: 07 người, tái hòa nhập cộng đồng 05 người, hiện đang quản lý: 02 người.

- Điều trị Methadone: tiếp nhận 50 người, hiện đang điều trị 46 người.

2.3.1.2. Thực trạng cai nghiện tại cộng đồng

a) Phát triển điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng.

- Công tác cai nghiện cộng đồng và quản lý sau cai tại nơi cư trú đã được triển khai song gặp nhiều khó khăn; cơ sở vật chất phục vụ cho cai tại cộng đồng không có, hiện tại trạm y tế của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh chưa đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện việc điều trị cắt cơn nghiện tại cơ sở.

- Các điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng hầu như chưa có mà chủ yếu thực hiện lồng ghép theo chương trình điều trị Methadone. Hiện nay tỉnh Hòa Bình đã có 05 cơ sở điều trị Methadone trong đó có 02 cơ sở do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý (tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội Hòa Bình và Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội huyện Lạc Sơn); 03 cơ sở do Sở Y tế quản lý (tại thành phố Hòa Bình, huyện Lương Sơn, huyện Mai Châu).

b) Kết quả thực hiện công tác cai nghiện tại cộng đồng.

- Năm 2014, triển khai thực hiện công tác cai nghiện cộng đồng trên địa bàn các huyện: Lạc Sơn, Mai Châu, Cao Phong, đã tuyên truyền vận động được 64 người nghiện đưa đi cắt cơn tại Trung tâm và sau đó tổ chức bàn giao về cộng đồng để thực hiện quản lý sau cai tại nơi cư trú.

- Năm 2016, triển khai thực hiện công tác cai nghiện tại cộng đồng trên địa bàn các huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đã được lựa chọn triển khai công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng. Kết quả đã tuyên truyền vận động, tổ chức cai cắt cơn tại Trung tâm Giáo dục – lao động xã hội Lạc Sơn được 19 người nghiện ma túy, hết thời gian cai cắt cơn tổ chức bàn giao về cộng đồng để thực hiện quản lý sau cai tại nơi cư trú. Ngày 29/6/2016 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Công văn

số 648/LĐTBXH-CC để tiếp tục thực hiện công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng và quản lý sau cai tại nơi cư trú.

Bảng 2.3.BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG

(Nguồn : Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội – Sở Lao động , Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình)

STT Năm Tổng số được cai nghiện Cai nghiện tại gia đình

Cai nghiện tại cộng đồng

Số được dạy nghề Số được hỗ trợ việc làm Số được hỗ trợ vay vốn Tổng số Tự nguyện Bắt buộc 1 2014 64 0 64 64 0 0 0 0 2 2015 0 0 0 0 0 0 0 0 3 9 tháng đầu năm 2016 19 0 21 21 0 0 0 13 Tổng cộng 83 0 85 85 0 0 0 13

- Việc thực hiện quy trình cai nghiện: công tác cai nghiện tại cộng đồng mới chủ yếu thực hiện được ở khâu cắt cơn tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội Hòa Bình, Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội huyện Lạc Sơn từ 10 đến 15 ngày, sau đó bàn giao về địa phương, gia đình tiếp tục quản lý, giúp đỡ.

- Công tác quản lý, giám sát, hỗ trợ được Tổ công tác cai nghiện ma túy tại địa phương phối hợp với trưởng phố, xóm huy động các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư nơi người sau cai cư trú tham gia quản lý, giúp đỡ người sau cai nghiện, động viên khuyến khích họ tham gia lao động sản xuất và các hoạt động xã hội như văn hóa, văn nghệ do khu dân cư, tổ dân phố tổ chức.

- Việc tổ chức đánh giá và cấp giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cai nghiện như: Lập sổ theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện các cam kết sau cai nghiện của từng cá nhân; tư vấn giúp đỡ người sau cai nghiện cách ly môi trường ma túy, phòng chống tái nghiện; định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch cá nhân, xét nghiệm chất ma túy đối với người sau cai nghiện để lưu vào hồ sơ người nghiện; tổ chức xét nghiệm chất ma túy, họp tổ dân phố, thôn, xóm để bình xét được thực hiện nghiêm túc.

2.3.1.3 Thực trạng việc chuyển đổi các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội thành Cơ sở cai nghiện ma túy.

Căn cứ văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Thông báo số 43/TB- VPCP), các quy định pháp luật hiện hành và thực trạng tình hình hoạt động của các Trung tâm; Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội đã thống nhất với Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành: Quyết định số 425/QĐ-UBND ngày 22/3/2017 về việc chuyển đổi Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội thành Cơ sở cai nghiện ma túy số I; Quyết định số 426/QĐ-UBND ngày 22/3/2017 về việc chuyển đổi Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội huyện Lạc Sơn trực thuộc Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội thành Cơ sở cai nghiện ma túy số II.

Theo đó, tổ chức bộ máy của các Cơ sở cai nghiện gồm có Giám đốc; từ 01 đến 02 Phó Giám đốc và 04 phòng chức năng (Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Y tế và Điều trị Methadone; Phòng Quản lý học viên; Phòng Tư vẫn, Giáo dục và Hòa nhập cộng đồng). Thực hiện chức năng tổ chức chữa bệnh, cai nghiện, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, dạy nghề, lao động trị liệu, tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy vào cai nghiện bắt buộc, cai tự nguyện tại Cơ sở; tiếp nhận, quản lý, cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lập hồ sơ đề nghị Tòa án xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; tổ chức khám và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone cho người nghiện ma túy theo quy định; cung cấp các dịch vụ kết nối với cộng đồng liên quan đến công tác cai nghiện ma túy như xét nghiệm tìm chất ma túy, xác định tình trạng nghiện ma túy, tổ chức cai cắt cơn nghiện, cung cấp thuốc hỗ trợ cai nghiện và tư vấn, hỗ trợ cai nghiện ma túy tại gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 72 - 86)