Q uc về tôn giáo:
1.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ở Trà vinh
Trà vinh
Trà Vinh nằm ở lƣu vực sông Mê Kông, đƣợc bao bọc bởi sông Tiền và sông Hậu, phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre, phía Tây và Tây Bắc giáp Vĩnh Long và Cần Thơ, phía Tây Nam giáp Sóc Trăng, phía Đông giáp biển Đông, với bờ biển dài 65 km. Thời gian gần đây, tình hình kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng của trà Vinh tiếp tục đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, an sinh xã hội đƣợc đảm bảo, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện đó cũng là nhờ sự nỗ lực của các cấp chính quyền và ngƣời dân Trà Vinh, trong đó có sự phối hợp và tạo đƣợc niêm tin của các cán bộ làm công tác tôn giáo với đông đảo đồng bào có đạo trên địa bàn tỉnh.
đài, Tịnh độ Cƣ sĩ Phật hội Việt Nam, Hồi giáo, Hòa hảo, trong đó có một lƣợng lớn đồng bào Phật giáo Nam tông Khmer. Hoạt động tôn giáo trong những năm gần đây ở Trà Vinh có nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt: thực hiện chính sách tôn giáo; tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với với hoạt động tôn giáo; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo; an ninh chính trị vùng đồng bào tôn giáo...
Tuy nhiên, bên cạnh đó thì công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của tôn giáo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cũng c n tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém đó là: bộ máy làm công tác tôn giáo của tỉnh đƣợc tổ chức xây dựng nhƣng chƣa hoàn chỉnh; đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo yếu kém về nhiều mặt; tình hình tôn giáo của tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị - xã hội...
Từ thực tiễn giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời gian qua, các cấp lãnh đạo, quản lý ở Trà Vinh đã rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh nhƣ sau:
Thứ nhất, phải quán triệt, chấp hành, một cách toàn diện, chính xácchính sách tự do tín ngƣỡng tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc, bảo đảm thực hiện một cách ổn định, liên tục của các chính sách này ở địa phƣơng;
Thứ hai, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về tôn giáo, trƣớc hết cần củng cố hoàn thiện bộ máy làm công tác tôn giáo;
Thứ ba, nâng cao trình độ mọi mặt của cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo;
Thứ tư, tiến hành quản lý nhà nƣớc các hoạt động tôn giáo phải dựa trên cơ sở pháp luật;
Thứ năm, coi trọng công tác vận động quần chúng, đặc biệt coi trọng công tác chức sắc, tín đồ tôn giáo; chú trọng việc xây dựng cơ sở chính trị vùng tôn giáo và lực lƣợng cán bộ cốt cán ở địa phƣơng có đông tín đồ.