Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ở An giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động của phật giáo trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 47 - 49)

Q uc về tôn giáo:

1.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ở An giang

An giang

An Giang là tỉnh biên giới, có dân số hơn 2,1 triệu ngƣời; trong đó có 1.546.892 tín đồ các tôn giáo, chiếm khoảng 70,31% dân số, bao gồm 12 tổ chức, hệ phái tôn giáo: Phật giáo Việt Nam (Bắc tông và Nam tông Khmer); Phật giáo Hòa hảo; 4 hệ phái Cao đài (Cao đài Tây Ninh, Cao đài Ban Chỉnh đạo, Cao đài Tiên Thiên, Cao đài Chơn lý); Công giáo; Hồi giáo; Tin lành; Tịnh độ cƣ sĩ, Tứ Ân Hiếu nghĩa và Bửu Sơn Kỳ Hƣơng. Đặc biệt An Giang là nơi khai đạo của ba đạo: Phật giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Bửu Sơn Kỳ Hƣơng. Toàn tỉnh có hơn 529 cở sở thờ tự hợp pháp và còn nhiều cơ sở thờ tự chƣa đƣợc công nhận; có 583 chức sắc và 3.359 chức việc. Các trung tâm tôn giáo đóng trên địa bàn nhƣ: Văn ph ng Ban trị sự Trung ƣơng Phật giáo Hòa Hảo; Văn ph ng Đạo Hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa; Văn ph ng Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh và đạo Bửu Sơn Kỳ Hƣơng. Đồng bào dân tộc Khmer và dân tộc Chăm sống tập trung tại các huyện biên giới.

An Giang là tỉnh có nhiều tôn giáo, đông tín đồ, nhiều cơ sở thờ tự, có tôn giáo gắn liền với dân tộc, đƣờng biên giới mở giáp Campuchia dài trên 96km. Vì vậy cũng có phần tử cực đoan lợi dung vấn đề tôn giáo chống phá, gây mất an ninh trật tự, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, ảnh hƣởng đến an ninh quốc gia. Song, trong những năm qua đƣợc sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa ban, ngành và địa phƣơng, nên tình hình tôn giáo trong tỉnh ổn định, các hoạt động tôn giáo chấp hành pháp luật, quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của công đân đƣợc đảm bảo, nhất là khi pháp lệnh về tín ngƣỡng, tôn giáo đƣợc ban hành. Các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo phấn khởi, ngày càng tin tƣởng vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc; tích cực tham gia các hoạt động từ thiện

hội tại địa phƣơng...

Mặc dù là địa phƣơng có nhiều tôn giáo, có đƣờng biên giới giáp với nƣớc bạn Campuchia nhƣng thời gian qua tình hình tôn giáo vẫn ổn định, hoạt động tôn giáo đi vào nề nếp, chấp hành pháp luật. Qua thực tiễn công tác, tỉnh An Giang có một số kinh nghiệm, nhƣ:

Một là, làm tốt công tác tuyên truyên, phổ biến chính sách, pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Đồng thời, tổ chức phổ biến đến chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo qua các lớp do tỉnh, huyện và các tổ chức tôn giáo mở, tạo sự thống nhất cao trong nội bộ và chức sắc, chức việc các tôn giáo.

Hai là, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã cụ thể hóa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về công tác tôn giáo kịp thời, phù hợp với tình hình địa phƣơng, đi vào cuộc sống; giải quyết linh hoạt, hài hòa nhu cầu của các tôn giáo theo quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng.

Ba là, Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, văn hóa - xã hội của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào tôn giáo (nhƣ vừa qua đã xem xét giải quyết có lý, có tình vấn đề nhà, đất liên quan đến tôn giáo theo tinh thần Chỉ thị số 1940/CT-TTg...). Đồng thời phối hợp với cơ quan, ban, ngành và địa phƣơng có liên quan giải quyết kịp thời những nhu cầu chính đáng của các tổ chức, cá nhân tôn giáo đúng pháp luật, nhanh chóng, thuận lợi, theo cơ chế “một cửa, một liên thông”.

Bốn là, đẩy mạnh việc phân cấp cho địa phƣơng, công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo đi vào nề nếp, thái độ phục vụ tốt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đƣợc giao.

Năm là, thƣờng xuyên thăm hỏi chức sắc, chức việc, nhất là ngƣời đứng đầu tổ chức tôn giáo và những chức sắc, chức việc cao niên, chơn tu tâm đạo;

thông qua thăm viếng, tiếp xúc chân tình của lãnh đạo tỉnh và các ngành, các cấp giải quyết kịp thời, phù hợp những nhu cầu chính đáng trong khuôn khổ pháp luật, có lý, có tình tạo sự phấn khởi, đồng thuận cao. Phối hợp tốt với chính quyền giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc của tôn giáo, không để xảy ra “điểm nóng”.

Sáu là, với những địa bàn có đƣờng biên giới giáp với nƣớc bạn Campuchia, tỉnh Ang Giang đã đặc biệt làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc, tôn giáo về vấn đề an ninh biên giới, về chấp hành pháp luật của hai nƣớc, cùng xây dựng đƣờng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Thƣờng xuyên gặp gỡ, thăm hỏi, xây dựng mối quan hệ hữu nghị, láng giềng thân thiện, chia sẽ thông tin, phối hợp giải quyết những vấn đề mà hai bên đặt ra hoặc c n vƣớng mắc thông qua các cuộc họp định kỳ của lãnh đạo hai tỉnh, huyện, xã giáp ranh và ban ngành tỉnh đã trở thành thông lệ, tạo mối quan hệ bền chặt. Phát huy vai trò của chức sắc, chức việc, ngƣời dân tộc; giáo dục, nhắc nhở tín đồ, đồng bào dân tộc chấp hành pháp luật nói chung, pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo nói riêng; đề cao cảnh giác đối với những phần tử xấu lợi dụng tôn giáo, dân tộc để gây chia rẽ, làm mất trật tự xã hội và an ninh quốc gia. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh đến tận cơ sở, xây dựng lực lƣợng nồng cốt, tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo, kiện toàn tổ chức, bộ máy; phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi lợi dụng tôn giáo, dân tộc và xử lý bằng pháp luật những đối tƣợng cố tình vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động của phật giáo trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)