Đặc điểm của Phật giáo ở Kiên Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động của phật giáo trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 60 - 64)

M t là, bằng nhiều hình thức và biện pháp, phải triển khai làm quán triệt nhận thức về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nƣớc về tôn giáo,

B y, phải quan tâm xây dựng củng cố, kiện toàn bộ máy, cán bộ làm công tác tôn giáo, nhất là bộ máy, cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc, có

2.1.2. Đặc điểm của Phật giáo ở Kiên Giang

Phật giáo ở tỉnh Kiên Giang là tôn giáo có nhiều hệ phái.

Toàn tỉnh, Phật giáo có 03 hệ phái [76,tr.56], gồm: Nam tông (Nam tông Khmer, Nam tông Kinh), Bắc tông và Khất sỹ, với 202 tổ chức tôn giáo cơ sở (theo Hiến chƣơng Giáo hội Phật giáo Việt Nam gọi là đơn vị cơ sở) -

tƣơng ứng với 202 cơ sở thờ tự, trong đó có 76 cơ sở của Phật giáo hệ phái Nam tông (75 cơ sở Phật giáo Nam tông Khmer, 01 cơ sở Phật giáo Nam tông Kinh), 23 cơ sở của Phật giáo hệ phái Khất sỹ (có 02 cơ sở Khất sỹ Mẩu Chầu) và 103 cơ sở của Phật giáo hệ phái Bắc tông; 1.305 chức sắc (10 hòa thƣợng, 21 thƣợng tọa, 03 ni trƣởng, 09 ni sƣ), nhà tu hành, 1.989 chức việc, 338.611 tín đồ Phật tử (chiếm 21,13% so với dân số).

Phật giáo Kiên Giang có cơ sở tự viện và tín đồ Phật tử rãi rác ở khắp các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Ở Kiên Giang, các tự viện - đơn vị cơ sở của Phật giáo đƣợc hình thành ở khắp các huyện, thị xã, thành phố, nhƣng tập trung đông nhất là Giồng Riềng (30 cơ sở), Thành phố Rạch Giá (29 cơ sở), Châu Thành (23 cơ sở),

H n Đất (22 cơ sở), G Quao (18 cơ sở). Ở đây, có những tự viện đƣợc hình thành hơn 500 năm, có tự viện mới đƣợc thành lập theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Về tín đồ Phật tử ở Kiên Giang gồm có cả 03 tộc ngƣời: Kinh, Khmer, Hoa, trong đó đông nhất là đồng bào ngƣời Khmer trên 210 ngàn ngƣời sống rãi rác, xen kẻ với tín đồ các tôn giáo khác khắp các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn Tỉnh, nhƣng tập trung đông nhất vẫn là Giồng Riềng, thành phố Rạch Giá, Châu Thành, G Quao, H n Đất.

Phật giáo ở Kiên Giang luôn thể hiện tinh thần đoàn kết với các tôn giáo trên địa bàn.

Là tỉnh có đông tôn giáo, nhƣ đã nói ở trên, toàn tỉnh có 10 tôn giáo sinh hoạt ở 21 tổ chức giáo hội đƣợc Nhà nƣớc công nhận [86, tr.3]. Trong quá trình tồn tại và phát triển. Chức sắc, nhà tu hành và đồng bào Phật tử Phật giáo luôn đoàn kết với các tôn giáo, chƣa phát hiện có nảy sinh mâu thuẫn giữa các tôn giáo.

Ở những huyện nhiều tôn giáo nhất nhƣ: Tân Hiệp có 67 cơ sở của đạo Công giáo, 05 Ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo, 02 Chi hội Tin lành Việt Nam (miền Nam), 01 Họ đạo Cao Đài Tây Ninh, 02 Hội đồng Tinh thần Tôn giáo

Baha’I cơ sở, 02 cơ sở đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa và 10 cơ sở của Phật giáo, nhƣng chức sắc, nhà tu hành và tín đồ Phật giáo ở đây luôn đoàn kết, gắn bó với các tôn giáo, chƣa phát sinh mâu thuẫn gây khó khăn cho công tác tôn giáo ở địa phƣơng, cùng đóng góp chung với một (01) cơ sở từ thiện - Phòng khám Đa khoa Kinh 7, huyện Tân Hiệp, góp phần làm giảm bớt khó khăn cho bà con nghèo.

Ở huyện An Minh, những ngày lễ trọng của Phật giáo, nhƣ: Đại lễ Phật đản, Hội nghị tổng kết công tác Phật sự định kỳ hay Đại hội Đại biểu Giáo hội Phật giáo huyện đều có sự tham dự của Linh mục Bùi Văn Tăng - Chánh xứ Giáo xứ Đông H a (Công Giáo), Đại diện Ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo xã Vân Khánh, Họ đạo Cao Đài Minh Chơn đạo và đại diện các đình, miếu trên địa bàn.

Phật giáo ở Kiên Giang luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, đóng góp xây dựng Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể.

Là tôn giáo với dòng lịch sử xuyên suốt gắn bó đồng hành cùng dân tộc, nêu cao truyền thống đoàn kết yêu nƣớc, phụng sự Tổ quốc, luôn đồng cam, cộng khổ cùng dân tộc qua các giai đoạn lịch sử của Đất nƣớc. Với tinh thần: Phật pháp bất ly thế gian pháp, Phật giáo ở Kiên Giang luôn nêu cao tinh thần: Từ bi, Hỷ xả, Vô ngã vị tha, Tùy duyên bất biến, Lục hòa cộng trụ. Lấy đó làm phƣơng tiện để giáo hóa chúng sinh, lấy trí huệ làm sự nghiệp để phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Với phƣơng châm, lấy phụng sự nhân dân là cúng dƣờng chƣ Phật, trong quá trình tồn tại, chức sắc, nhà tu hành và đồng bào Phật tử luôn đoàn kết, gắn bó cùng với nhân dân chống lại thiên nhiên

khắc nghiệt nơi rừng sâu nƣớc độc. Trong quá trình phát triển, đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điển hình là, qua hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, nhiều chùa chiền là nơi nuôi chứa cán bộ cách mạng, nhƣ: Chùa Tam Bảo, Chùa Láng Cát (Thành Phố Rạch Giá), Chùa Xảo Cạn (Huyện U Minh Thƣợng), Chùa Tổng Quản (Huyện Gò Quao), Chùa Kè Một, Chùa Đồng Tranh, Chùa Kinh Hai (Huyện Vĩnh Thuận). . . ; nhiều vị chức sắc, nhà tu hành và đồng bào Phật tử đã nêu cao tinh thần yêu nƣớc, đóng góp sức ngƣời, sức của cho kháng chiến nhƣ: H a thƣợng Tăng Phô (Chùa Láng Cát), Thiền sƣ Thiện Ân, Thiện Chiếu, Trí Thiền, H a thƣợng Bổn Châu (Chùa Tam Bảo), trong đó phải kể đến cuộc biểu tình của gần 1.000 sƣ sãi và đồng bào Phật tử Phật giáo hệ phái Nam tông Khmer vào ngày 10/6/1974, đấu tranh chống bắt lính của Ngụy quân, Ngụy quyền Sài gòn, đã có 04 sƣ (Danh Hom, Danh Hoi, Danh Tấp, Lâm Hùng) đã anh dũng hy sinh và trên 20 vị khác bị thƣơng.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975, thống nhất đất nƣớc; chức sắc, nhà tu hành và Phật tử Phật giáo Kiên Giang tiếp tục phát huy truyền thống yêu nƣớc, đã dấn thân vào vận hội mới của Đất nƣớc, nhất là sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, tích cực hƣởng ứng các phong trào quần chúng ở địa phƣơng, nhƣ: cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ, ngày vì ngƣời nghèo, phong trào đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện xã hội, xóa đói giảm nghèo... góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh nhà. Đến nay, toàn tỉnh đã có 08 cơ sở từ thiện của Phật giáo, 08 chức sắc là hội viên, Ban Chấp hành Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo của Tỉnh.

Hàng năm Phật giáo Kiên Giang làm từ thiện, xã hội gần 100 tỷ đồng. Năm 2010, chào mừng Hội thảo Hoằng pháp toàn Quốc do Giáo hội Phật giáo

Kiên Giang đăng cai tổ chức, đã vận động xây dựng 100 căn nhà cho ngƣời nghèo; Đại đức Thích Minh Nhẫn, Đại đức Thích Minh Tiến, H a thƣợng Trần Nhiếp là hội viên Hội bảo trợ Bệnh nhân nghèo Tỉnh, Đại đức Thích Minh Nhẫn là Giám đốc Trung tâm Từ thiện xã hội Phật Quang, hàng năm nuôi dạy trên 120 trẻ em nghèo neo đơn, nuôi dạy hơn 60 em mẫu giáo ở nhà trẻ Nhân Ái thuộc Trung tâm, Đại đức Thích Minh Tiến đã đƣợc Huân chƣơng Lao động Hạng hai và H a thƣợng Trần Nhiếp đƣợc tăng thƣởng Huân chƣơng Lao động Hạng ba, vì thành tích đóng góp cho công tác từ thiện, xây dựng cầu đƣờng, giao thông nông thôn…

Hoạt động tham gia xây dựng Đảng, Nhà nƣớc, Mặt trận, đoàn thể cũng đƣợc Phật giáo Kiên Giang quan tâm tham gia đóng góp. Đến nay đã có nhiều vị sƣ sãi, Phật tử hoàn tục, tham gia công việc Nhà nƣớc, trở thành cán bộ đảng viên, nhƣ: sƣ Danh Nhỏ - Chùa Phật Lớn trở thành Thiếu tá an ninh công an Tỉnh, Đại tá Danh Chƣơng – Trƣởng phòng An Ninh xã hội, trƣớc đây đã từng ở làm chú tiểu chùa Láng Cát, sƣ Danh Tân – Chùa Láng Cát, ngƣời tham gia tích cực cuộc biểu tình ngày 10/6/1974, sau khi hoàn tục đã trở thành Phó Trƣởng phòng Giáo dục huyện Gò Quao. Hiện nay có 06 vị sƣ sãi là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hay H a thƣợng Danh Nhƣỡng, là Đại biểu Quốc hội hai khóa, H a thƣợng Danh Dĩnh, H a thƣợng Danh Đổng, Đại đức Thích Minh Nhẫn, Đại đức Thích Thiện Chơn, Thƣợng tọa Thích Minh Tông, từng là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đại biểu Hội đồng Nhân dân dân tỉnh nhiều nhiệm kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động của phật giáo trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)