Q uc về tôn giáo:
1.2. MỤC TIÊU, CHỦ THỂ, KHÁCH THỂ, NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO
LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO
1.2.1. Mục tiêu
Công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo nói chung, đối với Phật giáo nói riêng cần hƣớng tới đạt mục tiêu chủ yếu sau đây:
Một là, phải bảo đảm đƣợc quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của công dân, đảm bảo cho các hoạt động của Phật giáo đƣợc diễn ra bình thƣờng theo quy định của pháp luật, phù hợp với truyền thống Phật giáo. Trong suốt quá trình lãnh đạo Cách mạng và dân tộc, cả trong kháng chiến giải phóng dân tộc cũng nhƣ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, coi đó là một quyền cơ bản của công dân. Các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp 1992 (sửa đổi) nêu rõ: Công dân có quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Hiến pháp năm 2013 ghi: “Mọingười có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật” [65, tr.6].
Tổ chức, cá nhân tôn giáo đƣợc bảo đảm thực hiện các hoạt động hành đạo, truyền đạo và quản lý tổ chức. Quản lý Nhà nƣớc cần phân biệt giữa hoạt động tôn giáo thuần túy với hành vi lợi dụng tôn giáo để có biện pháp quản lý
phù hợp, tránh can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo. Trong hoạt động tôn giáo, các tổ chức, cá nhân tôn giáo phải tuân thủ quy định pháp luật. Mọi hành vi vi phạm đều bị nghiêm cấm và xử lý theo quy định của pháp luật.
Hai là, quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động Phật giáo phải phát huy đƣợc
mặt tích cực, khắc phục đƣợc những hạn chế, tiêu cực của Phật giáo đối với sự phát triển của xã hội. Vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội ở Nƣớc ta rất quan trọng, nhất là thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy nhiên, sẽ có những mặt tích cực lẫn tiêu cực. Vì thế, quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động Phật giáo phải gắn việc phát huy những yếu tố tích cực, tính hƣớng thiện, từ bi, bác ái, nhân bản của Phật giáo phải đƣợc khơi dậy, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Phật giáo tham gia cùng với Đảng, Nhà nƣớc và các đoàn thể chính trị giải quyết những vấn đề của xã hội nhƣ: xã hội hóa hoạt động giáo dục, y tế, cứu trợ thiên tai, từ thiện nhân đạo, xây dựng cầu đƣờng, cất nhà cho ngƣời nghèo, nhất là trong phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh..., giúp cho quần chúng khắc phục những hạn chế, tiêu cực, xóa bỏ tập tục lạc hậu, mê tín, dị đoan từng bƣớc xóa bỏ những nhận thức lệch lạc, những luật lệ khắt khe trong Phật giáo, nhất là phải tăng cƣờng đấu tranh chống lại những âm mƣu lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo, phá hoại chính sách Đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nƣớc ta.
Ba là, phải thực hiện đƣợc mục tiêu đoàn kết đồng bào có tín ngƣỡng, tôn giáo và đồng bào không có tín ngƣỡng, tôn giáo và đoàn kết giữa ngƣời có đạo với ngƣời có đạo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mục tiêu đoàn kết dân tộc, đoàn kết các tôn giáo luôn là bài học quan trọng trong quá trình lãnh đạo Cách mạng của Đảng và Bác Hồ, nhất là trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là truyền thống quý báu của Dân tộc ta. Đoàn kết tạo nên sức mạnh của Dân tộc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Trong công tác tôn giáo, mục tiêu đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo càng quan trọng khi tôn giáo luôn bị các thế lực phản động trong và ngoài nƣớc lợi dụng nhằm chia rẽ nhân dân với Đảng, Nhà nƣớc, chia rẽ ngƣời theo đạo và ngƣời không theo đạo, để thực hiện âm mƣu “Diễn biến hòa bình”. Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX coi mục tiêu đoàn kết dân tộc, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo là một quan điểm và chính sách lớn trong công tác tôn giáo, nó có ý nghĩa chiến lƣợc cơ bản, lâu dài trong sự nghiệp cách mạng ở Nƣớc ta.
Bốn là, quản lý nhà nƣớc về hoạt động Phật giáo phải đảm bảo sự tăng cƣờng vai trò của Nhà nƣớc trong việc điều chỉnh các hoạt động Phật giáo. Tổ chức, cá nhân Phật giáo là một bộ phận của xã hội, đƣợc Nhà nƣớc thừa nhận, phải đặt dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc. Mọi hành vi nhằm biến Phật giáo thành lực lƣợng đối đầu với Nhà nƣớc, thoát ly khỏi sự quản lý Nhà nƣớc đều bất hợp pháp. Hoạt động Phật giáo nằm ngoài khuôn khổ pháp luật phải bị xử lý theo quy định pháp luật. Khi vai trò của Nhà nƣớc trong điều chỉnh các hoạt động Phật giáo đƣợc tăng cƣờng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực này sẽ đƣợc nâng cao, các quyết định quản lý nhà nƣớc đƣợc các tổ chức, cá nhân Phật giáo tự giác thực hiện nghiêm chỉnh, triệt để, pháp chế trong công tác Phật giáo đƣợc giữ vững.