Các văn bản pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 27 - 31)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2 Các văn bản pháp luật

- Luật Thủy sản Việt Nam ban hành tháng 11 năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 ( văn bản này thay thế Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản). Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất của ngành thủy sản, điều chỉnh toàn diện các lĩnh vực hoạt động thủy sản bao gồm: Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; khai thác thủy sản; nuôi trồng thủy sản; quản lý tàu cá và cơ sở dịch vụ hoạt động thủy sản; chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; hợp tác quốc tế về hoạt động thủy sản; quản lý nhà nước về thủy sản - Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản và Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung Nghị định số 59/2005/NĐ-CP . Như vậy, theo Nghị định 59 thì khai thác thủy sản là ngành nghề phải có giấy phép và việc cấp giấy phép phải do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản. Nghị định này đã nêu rõ trách nhiệm của chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên tàu cá cũng như trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản. Ngoài ra, Nghị định cũng quy định chi tiết việc đăng kiểm tàu cá, đăng ký tàu cá và thuyền viên nhằm đảm bảo công tác quản lý cho cơ quan nhà nước cũng như đảm bảo an toàn cho hoạt động khai thác thủy sản.

+ Nghị định 103/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Các vi phạm hành chính trong hoạt động khai thác thủy sản quy định tại Nghị định này bao gồm vi phạm các quy định về: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản; khai thác thủy sản; quản lý tàu cá và thuyền viên tàu cá; nuôi trồng thủy sản, sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản; thu gom, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; Ngành nghề dịch vụ thủy sản; Cản trở hoạt động quản lý nhà nước về thủy sản.

+ Nghị định 33/2010/NĐ-CP quy định quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.

+ Quyết định số 1690/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.

+ Quyết định số 1445/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

1.2.3.Công ước quốc tế mà Việt Nam ký hoặc tham gia.

- Công ước quốc tế về Luật biển 1982: Ngày 23 tháng 6 năm 1994,

Quốc hội Việt Nam đã ra Nghị quyết về việc phê chuẩn công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Việc Việt Nam trở thành thành viên của Công ước có ý nghĩa rất to lớn vì công ước là cơ sở pháp lý quốc tế xác nhận vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cũng như các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trên biển.

Công ước 1982 đã thiết lập nên một chế độ pháp lý về khai thác tài

nguyên sinh vật biển đó là vấn đề về khai thác ( ai có quyền khai thác, khai thác trên những vùng biển nào và trong giới hạn nào) [15]. Công ước đã dành cho quốc gia ven biển những quyền rất rộng trong khai thác tài nguyên sinh vật biển tại vùng biển thuộc chủ quyền của mình. Thứ nhất là quyền khai thác tài nguyên sinh vật biển trong vùng đặc quyền kinh tế gần như là quyền riêng của quốc gia ven biển. Việc các quốc gia khác có được quyền khai thác lượng

cá dư trong vùng biển hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quốc gia ven biển bởi việc khai thác đó chỉ được đặt ra khi có lượng cá thừa, trong khi việc xác định có lượng cá thừa hay không hoàn toàn phụ thuộc vào đặc quyền của quốc gia ven biển. Mặt khác, trong trường hợp việc khai thác của các quốc gia khác được tiến hành thì phải tuân theo những thể thức do quốc gia ven biển quy định. Thứ hai, Công ước đã đáp ứng yêu cầu của các quốc gia ven biển muốn mở rộng quyền tài phán của mình ra ngoài các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia bằng việc thiết lập vùng đặc quyền kinh tế và trao quốc gia ven biển thẩm quyền tài phán trong hoạt động khai thác, bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật biển.

Vào ngày 12/5/1977 Việt Nam đã đưa ra tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục đại. với tuyên bố này, Việt Nam khẳng định “ quyền chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.

Những quy định của pháp luật Việt Nam khá tương thích với những quy định của Công ước 1982 về khai thác tài nguyên sinh vật biển và Công ước 1982, đây là những cơ sở pháp lý vững chắc để Việt Nam khẳng định và bảo vệ các quyền chủ quyền trong khai thác tài nguyên tại vùng đặc quyền kinh tế của mình.

- Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm FAO, 1995.

Ngày 31/10/1995 Bộ quy tắc nghề cá có trách nhiệm được thông qua và là một trong những công cụ không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý đầu tiên cho hoạt động nghề cá quốc tế. Bộ quy tắc này khá toàn diện, không chỉ liên quan tới hoạt động đánh bắt cá trong vùng biển cả mà còn tới tất cả các hoạt động đánh bắt cá nói chung. Bộ quy tắc cung cấp một số lượng lớn các

nguyên tắc và tiêu chuẩn cho nghề cá có trách nhiệm nhằm đảm bảo sự hiệu quả trong bảo tồn, quản lý và phát triển nguồn lợi thủy hải sản. Mặc dù không mang tính ràng buộc nhưng dựa vào Bộ quy tắc này các quốc gia có thể tự xây dựng khung pháp lý của quốc gia cũng như các thỏa thuận quốc tế mang tính ràng buộc hoặc không ràng buộc khác liên quan đến lĩnh vực này. Các nguyên tắc này có thể được tóm lược [8]

 Bảo tồn môi trường sinh thái dưới nước và bảo đảm các biện pháp quản lý nghề cá.

 Thúc đẩy đánh bắt cá bền vững cho cả thế hệ hiện tại và trong tương lai.

 Ngăn chặn đánh bắt cá quá mức để đảm bảo lượng cá bền vững.  Khuyến khích hợp tác song phương và đa phương trong quản lý.  Áp dụng cách tiếp cận phòng ngừa trong quản lý nghề cá.

 Quản lý công cụ và phong tục đánh bắt cá có hại.

 Tạo lập một cơ chế hiệu quả trong việc theo dõi, quản lý và giám sát (MCS).

 Đảm bảo các tàu cá được cấp phép phù hợp với luật quốc tế.  Thúc đẩy quản lý hiệu quả nguồn lợi thủy hải sản với các biện

pháp phù hợp.

 Ngăn chặn các tranh chấp nghề cá.

- Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam-Trung Quốc: hiệp định này được 2 nước ký vào ngày 25/12/2000. Theo hiệp định

này, hai nước cam kết các nguyên tắc chỉ đạo tiến hành hợp tác nghề cá trong vùng nước hiệp định trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nhau; việc hợp tác nghề cá không ảnh hưởng đến chủ quyền lãnh hải của mỗi nước và các quyền lợi khác mà mỗi bên ký kết được hưởng trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Hiệp định này quy định vùng

đánh cá chung và có những quy định cụ thể về phạm vi số lượng tàu, tỷ lệ tàu lưới kéo, công suất máy tàu, công suất máy tàu bình quân, tổng công suất máy tàu cá đánh bắt cá của mỗi bên; phạm vi, thời hạn, số lượng tàu cá đánh bắt cá của mỗi bên và các quy định đối với với vùng Dàn xếp quá độ và vùng Đệm cho các tàu cá loại nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)