Một vài nét về tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 48 - 49)

7. Kết cấu luận văn

2.1.1. Một vài nét về tự nhiên

Huyện Hoài Nhơn với diện tích 421km² nằm ở phía bắc tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 87 km. Phía Bắc giáp huyện Đức Phổ ( tỉnh Quảng Ngãi), phía nam giáp huyện Phù Mỹ ( tỉnh Bình Định), phía tây giáp huyện Hoài Ân và An Lão, phía đông giáp biển đông. Địa hình huyện Hoài Nhơn có xu hướng thấp dần về hướng Đông Bắc và chia làm 2 dạng địa hình chính:

+ Dạng địa hình đồng bằng: được bao bọc bởi các dãy núi như một thung lũng 3 mặt ( Bắc, Tây, Nam) với độ cao trung bình 8-10m, nơi cao nhất giáp các dãy núi là 25m, nơi thấp nhất là giáp biển 1m.

+ Dạng địa hình đồi núi thấp: núi nối liền nhau thành một dãy hình cung, độ cao bình quân là 400m, thấp nhất là 100 m, cao nhất là 725m.

Nhìn chung, 2 dạng địa hình này mang đặc điểm khác nhau, chi phối đến sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện.

Toàn huyện có 15 xã và 2 thị trấn: xã Hoài Sơn, Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Phú, Hoài Hảo, Hoài Tân, Hoài Đức, Hoài Mỹ, Hoài Xuân, Hoài Thanh Tây, Hoài Hương, Hoài Hải, Tam Quan Nam, Tam Quan Bắc và 2 thị trấn: Bồng Sơn, Tam Quan.

Huyện Hoài Nhơn có bờ biển dài 23km, với 6 xã giáp biển: Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Thanh, Hoài Hương, Hoài Hải và Hoài Mỹ. Do có lợi thế về đường bờ biển, nguồn lợi hải sản phong phú, cũng như nhân dân có truyền thống, kinh nghiệm lâu đời khai thác đánh bắt, nuôi trồng, chế biến,

dịch vụ hậu cần nghề cá, nên Hoài Nhơn xác định kinh tế biển là lợi thế phát triển của huyện

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Hoài Nhơn

(nguồn: http://www.hoainhon.binhdinh.gov.vn)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)