Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 26 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế-xã hội

Cùng với quá trình phát triển không ngừng của đời sống vật chất và tinh thần của xã hội loài người, ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế-xã hội, một ngành kinh tế tổng hợp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Sự phát triển nhanh chóng của du lịch đã tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài xin đề cập vai trò của du lịch gồm các nội dung chính [19] như sau:

Thứ nhất, về kinh tế

Du lịch có tác động tích cực đến nền kinh tế của một đất nước, một vùng, một địa phương thông qua việc tiêu dùng của khách du lịch. Du lịch rất rộng lớn với nhu cầu hàng hóa, dịch vụ rất đa dạng và khả năng thanh toán của khách hàng khá cao. Thị trường du lịch hoạt động trong không gian lãnh thổ như thị trường nội địa, nhưng thị trường này lại có khả năng “xuất khẩu tại chỗ” thu vào ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, thực hiện việc tái phân chia nguồn thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng, miền, địa phương trong nước, tạo ra nhiều việc làm cho người dân, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của một quốc gia, một vùng, một địa phương phát triển nhanh. Thông qua tiêu dùng, du lịch tác động đến những lĩnh vực khác của quá trình tái sản xuất xã hội.

Du lịch là động lực để thúc đẩy các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân phát triển thông qua việc tạo ra một thị trường tiêu thụ sản phẩm

cho các ngành. Khi du lịch phát triển đã tạo ra cho ngành nông nghiệp, thuỷ hải sản, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp hàng tiêu dùng, điện lực, nước sạch, bưu chính, viễn thông…v.v, tiêu thụ được sản phẩm thông qua việc bán sản phẩm và dịch vụ cho khách du lịch và doanh nghiệp du lịch.

Phát triển du lịch là động lực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế quốc dân từ nông nghiệp, công nghiệp chuyển sang dịch vụ, tạo điều kiện thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của vùng, địa phương.

Phát triển du lịch tạo ra môi trường xúc tiến đầu tư, kinh doanh giữa các quốc gia, vùng, khu vực. Thực tế đã chứng minh, trong những năm qua, du lịch phát triển đã góp phần vào việc mở rộng mối quan hệ hợp tác thương mại, thông tin, kỹ thuật, công nghệ, đầu tư ở nước ta. Mặt khác phát triển du lịch nhằm khôi phục và phát triển các nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống, các làng nghề nhằm mục đích cho khách du lịch tham quan và tìm hiểu cũng như mua những sản phẩm từ làng nghề.

Thứ hai, về chính trị

Du lịch góp phần củng cố và mở rộng các quan hệ đối ngoại, tăng cường sự hiểu biết về đất nước, con người, lịch sử truyền thống dân tộc, về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của các đất nước, vùng, địa phương mà du khách đến thăm. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Năm 1979, Đại hội của UNWTO đã thông qua Hiến chương du lịch và chọn ngày 27/9 làm ngày du lịch thế giới với các chủ đề cho từng năm, như “Du lịch không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi người”,“Du lịch là giấy thông hành của hòa bình”..., kêu gọi hàng triệu triệu người quý trọng lịch sử, văn hóa và truyền thống của các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của người dân bản địa đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc.

Thứ ba, về văn hóa - xã hội

Du lịch là một trong những hình thức nhằm tái hồi sức lao động của con người sau thời gian lao động vất vả. Nhiều chuyên gia cho rằng, du lịch là một trong những hình thức nghỉ ngơi và giải trí tích cực của con người. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Đồng thời, thông qua du lịch, con người được thay đổi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc mới, thỏa mãn được trí tò mò, đồng thời mở mang kiến thức, do đó tạo cho du khách nguồn cảm xúc mới, góp phần hình thành phương hướng đúng đắn trong ước mơ sáng tạo, trong kế hoạch cho tương lai của con người.

Du lịch là một trong những phương tiện giáo dục có hiệu quả tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần tự hào truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người đối với việc bảo vệ tổ quốc, bảo vệ truyền thống dân tộc, tăng thêm lòng yêu nước, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như lòng yêu lao động, tình yêu, tình bạn... Điều đó giúp phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội.

Du lịch tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho xã hội, thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở những vùng sâu, vùng xa. Du lịch là một ngành dịch vụ nên cần rất nhiều người phục vụ, không chỉ những người trực tiếp phục vụ mà cả những người gián tiếp phục vụ. Mặt khác, các khu du lịch, các khu nghỉ dưỡng, các sân golf thường được xây dựng ở những vùng ven biển, vùng núi, vùng dân cư vẫn còn nghèo sẽ làm thay đổi diện mạo của khu vực và tạo ra thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của địa phương giúp người dân có việc làm, tăng thu nhập.

Phát triển du lịch góp phần giới thiệu về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc, đất nước và con người địa phương với du khách nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng tình đoàn kết quốc tế, hữu nghị, hoà bình

với các dân tộc. Mặt khác, phát triển du lịch còn góp phần bảo tồn, khai thác những giá trị di sản văn hoá, lịch sử truyền thống của dân tộc.

Thứ tư, về môi trường

Vai trò sinh thái của du lịch được thể hiện trong việc tạo nên môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trường này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các hoạt động của con người.

Phát triển du lịch góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Cộng đồng dân cư nơi có khách du lịch đến tham quan bắt buộc phải giữ gìn môi trường tự nhiên xanh-sạch -đẹp nhằm thu hút khách du lịch. Về môi trường xã hội, giáo dục mọi người tôn trọng, văn minh, lịch sự với khách du lịch, không để xảy ra hiện tượng chèo kéo khách mua hàng, bán hàng đúng giá cho khách và giữ uy tín với khách.

Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt, xã hội cần đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác lại phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động phá hoại của dòng khách du lịch và việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Du lịch - bảo vệ môi trường là những hoạt động gần gũi và liên quan với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)