Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 48 - 58)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch

* Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Thạnh Phú là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, nằm trong khu vực Cù lao Minh, huyện có khoảng cách đến trung tâm tỉnh Bến Tre khoảng 50 km. Tọa độ địa lý phần đất liền từ 9047‟45” - 10003‟52” vĩ độ Bắc và từ 106024‟41” - 106041‟47” kinh độ Đông. Địa giới huyện Thạnh Phú về phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Mỏ Cày Nam; phía Bắc giáp huyện Ba Tri, với ranh giới là sông Hàm Luông, phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh, với ranh giới là sông Cổ Chiên. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 426,5 km2, chiếm khoảng 18% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, dân số năm 2016 là 128.983 người, mật độ dân số 303 người/km2.

Khí hậu của huyện Thạnh Phú là một trong những khí hậu tiêu biểu cho vùng ĐBSCL, mang tính chất nhiệt đới, gió mùa, nóng, ẩm. Mặt khác, Thạnh Phú là huyện nằm sát biển nên khí hậu còn mang tính chất hải dương, ẩm độ không khí phân hóa thành 02 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27oC-27,5oC, lượng mưa bình quân năm 1.523mm.

Huyện Thạnh Phú nằm dưới hạ lưu của hệ thống sông Hàm Luông - Cổ Chiên, là địa bàn nhiễm mặn và lợ từ biển Đông, với bờ biển dài trên 25 km, hệ thống kênh rạch chằng chịt và hơn 1.500 ha đất bãi triều cao, huyện Thạnh Phú có địa hình từ bằng phẳng đến trũng thấp, đất đai nhiễm mặn theo mùa, điều kiện địa chất có độ chia cắt cao; bãi triều ven biển đang có khuynh hướng bồi lắng mạnh.

Địa bàn huyện được chia thành 18 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: Thị trấn Thạnh Phú và các xã Phú Khánh, Đại Điền, Tân Phong, Thới

Thạnh, Quới Điền, Mỹ Hưng, Hòa Lợi, Mỹ An, Bình Thạnh, An Thạnh, An Thuận, An Điền, An Quy, An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh Phong và Thạnh Hải. Trung tâm huyện đặt tại thị trấn Thạnh Phú.

Huyện Thạnh Phú có tài nguyên phong phú và đa dạng như:

- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện năm 2016 là

42.656 ha. Diện tích nhóm đất nông nghiệp chiếm 31.491 ha (74% diện tích tự nhiên), đất phi nông nghiệp chiếm 10.824 ha (bao gồm đất nhà ở, đất chuyên dùng, trụ sở, đất nghĩa trang, đất tôn giáo…); đất chưa sử dụng: 260 ha. Nhìn chung, phần lớn quỹ đất trên địa bàn huyện Thạnh Phú đã được sử dụng, trong đó tỷ lệ đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao, đất đai của huyện rất thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. [22]

- Tài nguyên rừng: Đây là nguồn tài nguyên quý của huyện Thạnh

Phú. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn huyện là 2.780,2 ha. Trong đó, Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 57/2005/QĐ-TTg với quy mô 2.584 ha, được đánh giá là khu bảo tồn có vị trí quan trọng đại diện cho vùng sinh thái ĐBSCL, có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì cân bằng sinh thái ở vùng cửa sông, có giá trị lớn về mặt nghiên cứu động, thực vật tự nhiên và phát triển du lịch sinh thái. Theo thống kê của Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam bộ: Thực vật rừng của huyện Thạnh Phú có 119 loài, thuộc 45 họ thực vật, chủ yếu là các loài cây ưu thế của rừng ngập mặn như: Đước, Bần chua, Mấm trắng...Động vật rừng có 27 loài bò sát, 08 loài lưỡng cư, 16 loài thú và 60 loài chim.

- Tài nguyên nước, biển

Toàn huyện có 04 con sông lớn chảy qua là sông Hàm Luông (29 km), sông Cổ Chiên (27 km), sông Băng Cung (21,5 km), sông Eo Lói (9,4 km). Do ảnh hưởng của chế độ thủy văn trong vùng (nhiễm mặn và lợ) nên lượng nước mặt phân bổ không đồng đều về lưu lượng nước giữa các mùa (mùa

khô, mùa mưa) trong năm. Ngoài ra, huyện Thạnh Phú có hệ thống kênh rạch chằng chịt (tổng chiều dài khoảng 150 km), có vai trò quan trọng trong việc tiêu úng, sổ phèn, giao thông đi lại, bố trí dân cư, đồng thời có tác dụng dẫn nước vào mùa khô phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

Thạnh Phú tiếp giáp biển Đông với chiều dài 25 km bờ biển. Đây là vùng biển có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển và du lịch. Hệ sinh vật biển Thạnh Phú mang đặc điểm chung của hệ sinh vật biển nhiệt đới: đa dạng về loài, sinh trưởng, phát triển nhanh. Các đợt khảo sát vùng ven bờ và cửa sông tỉnh Bến Tre đã xác định, vùng biển Thạnh Phú có 214 loài cá với trữ lượng cá thuộc vào loại lớn ở vùng biển Đông Nam bộ.

- Tài nguyên khoáng sản

Loại khoáng sản quan trọng có trữ lượng lớn trên địa bàn huyện Thạnh Phú là cát sông. Trên sông Hàm Luông, các khảo sát ước tính trữ lượng cát khoảng 42,2 triệu m3, trên sông Cổ Chiên, trữ lượng vào khoảng 12,3 triệu m3 [22].

* Tài nguyên du lịch

Huyện Thạnh Phú có tài nguyên du lịch rất phong phú, đa dạng (kể cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn). Thạnh Phú với nhiều cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, bãi biển đẹp, nhiều di tích văn hóa, lịch sử, truyền thống dân cư lâu đời, là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hinh du lịch trên địa bàn huyện.

- Di tích văn hóa- lịch sử

+ Di tích lịch sử “Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc – Nam”, xã Thạnh

Phong, huyện Thạnh Phú. Di tích là minh chứng lịch sử cho sự hình thành đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre. Di tích được Bộ Văn hóa -

Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 3777-VH/QĐ ngày 23/12/1995.

+ Di tích kiến trúc nghệ thuật “Nhà cổ Huỳnh phủ (Hương Liêm) và

là ngôi nhà cổ có kiến trúc hoành phi sơn son thếp vàng đẹp thuộc dạng hiếm của tỉnh Bến Tre. Ngôi nhà có diện tích trên 500 m2, được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, bằng gỗ lim và căm xe quý; Khu mộ cách ngôi nhà cổ 3 km thuộc xã Phú Khánh, huyện Thạnh Phú, có diện tích 966 m2, được tạo lập vào năm Tân Hợi (1911), vật liệu xây dựng chính là đá xanh nguyên khối, mài nhẵn. Công trình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia theo Quyết định số 1251/QĐ-BVHTTDL ngày 14 tháng 4 năm 2011.

+ Khu du lịch Di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến

Tre (xã Thạnh Phong, Thạnh Hải). Khu di tích có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mang tầm quốc gia và quốc tế, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre làm chủ đầu tư xây dựng gọi là Dự án “Bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển”, được khởi công xây dựng vào năm 2013, dự kiến hoàn thành cơ bản, đưa vào khai thác du lịch vào năm 2020.

+ Trên địa bàn huyện Thạnh Phú có 02 di tích được công nhận di tích

lịch sử cấp tỉnh gồm: Di tích “Sự kiện quân sự ngày 30 tháng 10” (xã Mỹ Hưng); di tích “Chùa An Linh” (xã An Nhơn).

+ Các di tích văn hóa- lịch sử khác như: Bia lưu niệm Lễ xuất quân

Tiểu đoàn 307, Tượng đài Giá thẻ, Bia lưu niệm Khém Thuyền, Bia lưu niệm thảm sát của biệt kích Mỹ đối với 21 người dân, Lăng ông Nam Hải, Miếu bà Chúa xứ, Chùa Phước Khánh, ...Các di tích trên là tài nguyên du lịch tiềm năng để phát triển loại hình du lịch văn hóa, lịch sử -tâm linh trên

địa bàn huyện Thạnh Phú.

- Du lịch sinh thái- cảnh quan

+ Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú (xã Thạnh

Phong, Thạnh Hải, An Điền): Với hệ sinh thái cửa sông, bãi bồi ven biển, rừng phi lao, rừng ngập mặn, … cùng với hệ động thực vật phong phú, đa

dạng, khu bảo tồn là điểm tham quan cảnh thiên nhiên rừng, biển đặc trưng của vùng sinh thái cửa biển.

+ Khu du lịch sinh thái xã Thạnh Phong: Với loại hình du lịch trên

đầm sinh thái, tham quan đầm tôm-rừng (trồng rừng kết hợp nuôi tôm), nghĩ nhà dân, giao lưu văn hóa, văn nghệ, cùng chế biến món ăn với người dân địa phương...là điểm tham quan du lịch sinh thái tiềm năng của huyện Thạnh Phú. + Du lịch trải nghiệm Homestay: Vùng đất giồng cát, xã Thạnh Phong, Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú với khoảng 200 ha đất chuyên trồng xoài tứ quý, hàng trăm hecta đất giồng với các cánh đồng hoa màu theo mùa vụ (sắn, dưa hấu, đậu...) là tài nguyên du lịch quan trọng trong việc phát triển loại hình du lịch trải nghiệm, Homestay trên địa bàn huyện, tuy nhiên

loại hình du lịch này chưa được khai thác trong các chương trình du lịch tại huyện Thạnh Phú.

+ Tham quan các làng nghề truyền thống: Huyện Thạnh Phú có 04

làng nghề như: làng nghề bó chổi cọng dừa (xã Mỹ An), làng nghề chầm nón lá (xã Mỹ Hưng), làng nghề sản xuất lu (xã Hòa Lợi), làng nghề bánh dừa (xã Đại Điền). Các làng nghề là điểm khai thác du lịch tiềm năng trong định hướng, quy hoạch phát triển du lịch của Thạnh Phú.

- Du lịch vui chơi-giải trí: Theo khảo sát của Phòng Văn hóa và

Thông tin huyện Thạnh Phú, các điểm vui chơi, giải trí phục vụ du lịch của huyện hiện nay, tập trung chủ yếu tại khu du lịch di tích Đường Hồ Chí Minh trên biển (xã Thạnh Phong, Thạnh Hải), bao gồm các hoạt động vui chơi, giải trí như: tắm biển; tham gia các môn thể thao bãi biển; ngắm biển về đêm; xem các trò chơi mang tính dân gian Nam bộ và của địa phương; mua sắm hàng lưu niệm; mua nông, thuỷ sản; đi xe đạp, thuyền, tham quan rừng đước, rừng dương, bãi biển, khu trồng trọt của nông dân,…

- Lễ hội

Huyện Thạnh Phú có 10 ngôi Đình, 69 ngôi Miếu và 01 Lăng ông, là nơi thờ tự, tín ngưỡng dân gian của cư dân địa phương; được biết, hàng năm các ngôi đình, miếu đều tổ chức lễ hội theo đặc trưng của người dân từng vùng, xã. Đặc biệt lễ hội kỳ yên được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm là lễ hội quan trọng của người dân địa phương, nổi bật trong lễ hội kỳ yên là lễ nghing ông tại Lăng ông Nam Hải, xã Thạnh Hải, được tổ chức vào ngày 15,16 âm lịch hàng năm đã thu hút lượng lớn du khách đến cúng viếng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chương trình lễ hội của huyện Thạnh Phú chưa thật sự nổi bật, nội dung, hình thức kém hấp dẫn, vì vậy dù có tiềm năng lớn, nhưng khả năng thu hút du khách vẫn còn hạn chế.

- Ấm thực, đặc sản

Thạnh Phú gắn liền với món ăn, đặc sản của vùng biển như: các loại mắm, các loại tôm khô, cá khô, những món ăn chế biến từ hải sản (tôm, cua, ghẹ, nghêu, sò, ốc..); các loại bánh, mứt làm từ dừa (bánh dừa, mứt dừa, kẹo dừa...), các loại trái cây, củ, quả (dừa, xoài tứ quý, dưa hấu, sắn, đậu....) được người dân địa phương sản xuất, chế biến mang đậm nét đặc trưng của ẩm thực Nam bộ, được xem là những đặc sản mang nét riêng của Thạnh Phú.

* Điều kiện kinh tế

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, hơn 30 năm qua, huyện Thạnh Phú cùng với tỉnh Bến Tre đã hòa nhập với sự đổi mới chung của đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền các cấp, cùng với sự nỗ lực vươn lên của người dân, kinh tế của huyện Thạnh Phú đã có những bước tăng trưởng khá và toàn diện, đời sống của người dân trong huyện ngày càng được cải thiện và tiến bộ.

- Về tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2011-2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Thạnh Phú đạt 9,05%, tăng bình quân 8,86 %/năm; Trong đó, bình quân khu vực

nông, lâm, thủy sản (khu vực I) tăng trưởng 7,58%/năm, khu vực công nghiệp, xây dựng (khu vực II) tăng trưởng 9,82%/năm, khu vực thương mại, dịch vụ (khu vực III) tăng trưởng 11,20%/năm. Vốn đầu tư toàn xã hội năm 2016 đạt 1.479 tỷ đồng, tăng bình quân 19,19%/năm. Tuy nhiên, tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện tương đối thấp, năm 2016 đạt 42,1 tỉ đồng, Thu nhập bình quân đầu người đạt 28,42 triệu đồng/người/năm, thấp hơn trung bình chung của tỉnh Bến Tre. [25].

Cơ cấu ngành kinh tế: Cơ cấu ngành kinh tế của huyện Thạnh Phú đang chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng và lợi thế của từng ngành: giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, đến cuối năm 2016 cơ cấu kinh tế khu vực I chiếm 53,21%, khu vực II chiếm 17,72%, khu vực III chiếm 29,07% (hình 2.1).

Cơ cấu thành phần kinh tế: Cơ cấu các thành phần kinh tế của Thạnh Phú có xu hướng chuyển dịch tích cực, kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển. Theo thống kê của Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Thạnh Phú, huyện có 7 hợp tác xã, 65 tổ hợp tác, hơn 140 doanh nghiệp, công ty, chi nhánh và khoảng 2.350 hộ kinh doanh cá thể, các thành thành phần kinh tế hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế chung của huyện Thạnh Phú.

Cơ cấu lao động: Cơ cấu lao động có sự dịch chuyển đúng định hướng, tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ ngày càng tăng lên, tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm, thủy sản giảm dần, tuy nhiên vẫn còn chiếm tỷ trọng cao. Cuối năm 2016, cơ cấu lao động khu vực I chiếm: 52,0%, khu vực II chiếm: 21,0%, khu vực III: 27,0% (hình 2.2).

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thạnh Phú, 2016)

- Về cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Thạnh Phú cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân, theo tác giả việc xây dựng và đưa vào sử dụng cầu Ván nối liền Quốc lộ 57 với các xã thuộc tiểu vùng 3, đường ô tô đến trung tâm 3 xã Mỹ An, An Điền và Thạnh Hải; đã góp phần tạo mạng lưới giao thông thông suốt nối liền các xã trên địa bàn huyện Thạnh Phú. Bên cạnh những công trình trọng điểm, công tác xây dựng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đạt được kết quả khá tốt, tạo thuận lợi trong lưu thông, vận chuyển của người dân.

Trong thời gian qua, huyện Thạnh Phú đã tập trung đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt Dự án đường dây và Trạm 110KV Mỏ Cày - Thạnh Phú đi vào hoạt động đã đáp ứng cơ bản điện sinh hoạt, sản xuất cho người dân của huyện vào mùa mưa và cả mùa khô.

Huyện Thạnh Phú hiện có 03 nhà máy nước đặt tại trung tâm 03 tiểu vùng (xã Tân Phong, thị trấn Thạnh Phú và xã Giao Thạnh), tỷ lệ hộ dân sử

dụng nước sạch đạt tỷ lệ khá thấp khoảng 20% dân số toàn huyện, tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh khoảng 86% [22]. Được biết, hiện nay huyện Thạnh Phú đang quy hoạch mở rộng nâng cấp các nhà máy nước, dẫn nguồn nước từ huyện Chợ Lách về Thạnh Phú, dự kiến dự án hoàn thành vào cuối năm 2017, sẽ cung cấp nước sạch cho hơn 60% dân số toàn huyện trong đó có xã Thạnh Phong và Thạnh Hải.

* Điều kiện xã hội

Thứ nhất, về lao động việc làm, giảm nghèo và chính sách xã hội

Chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của huyện Thạnh Phú mang lại hiệu quả thiết thực, tỷ lệ lao động qua đào tạo nâng lên từ 29,5% năm 2011 lên 47,30% năm 2016, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 14,2% lên 20,5%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Theo kết quả điều tra bình nghị hộ nghèo cuối năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo huyện Thạnh Phú khoảng 13% [14]. Các hoạt động xã hội và chăm sóc người có công, diện chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)