Đánh giá chung về điều kiện tiềm năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 58)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Đánh giá chung về điều kiện tiềm năng

huyện Thạnh Phú tác động đến du lịch

* Những thuận lợi:

Thứ nhất, Thạnh Phú có vị trí địa lý thuận lợi, có khoảng cách tới tỉnh Trà Vinh và các huyện lân cận trong tỉnh tương đối ngắn, với vị trí giáp biển và mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy thông suốt là điều kiện thuận lợi để Thạnh Phú phát triển kinh tế, đặc biệt kinh tế biển và du lịch.

Thứ hai, Thạnh Phú là huyện được nhiều ưu đãi của thiên nhiên như: bãi biển đẹp, hệ sinh thái rừng ven biển, lượng thủy hải sản phong phú; bên cạnh đó, huyện Thạnh Phú có hệ thống di tích, lịch sử; đời sống dân cư, truyền thông văn hóa, tín ngưỡng dân gian lâu đời. Ngoài ra, huyện Thạnh Phú đã được sự quan tâm của Trung ương, tỉnh đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội tương đối hoàn chỉnh. Đây là một trong những điều kiện rất thuận lợi, có tính quyết định đến việc thúc đẩy du lịch của huyện phát triển.

Thứ ba, Thạnh Phú được Thủ tướng Chính phủ công nhận khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, được đánh giá cao về mặt đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước, đây là điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà khoa học, du khách đến nghiên cứu, tìm hiểu hệ sinh thái, du lịch tham quan, khám phá.

Thứ tư, Giai đoạn 2011-2016, kinh tế của huyện Thạnh Phú liên tục tăng trưởng khá, bình quân đạt 8,86 %/năm; Kết cấu hạ tầng KT-XH được chú trọng đầu tư; các thành phần kinh tế cùng phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn có sự thay đổi tích cực; văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục có nhiều tiến bộ; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; hệ thống chính trị và tổ chức đảng tiếp tục được củng cố, kiện toàn; đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý từng bước trưởng thành, thích ứng ngày càng tốt hơn với yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Theo tác giả đó là những điều kiện rất thuận lợi và là nền tảng để đẩy mạnh phát triển du lịch của huyện Thạnh Phú nhanh và bền vững trong tương lai.

* Những khó khăn, hạn chế:

- Thứ nhất, Thạnh Phú nằm ở khu vực hạ lưu nên gặp nhiều bất lợi về nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, trong khi đó tình hình

cung cấp nước ngọt của huyện còn khó khăn nhất là vào mùa khô. Mặt khác do địa hình tương đối thấp, các tác động của quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng (ngập triều, xâm nhập mặn) sẽ tác động trực tiếp lên địa bàn huyện Thạnh Phú.

- Thứ hai, Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất-kỷ thuật du lịch còn yếu, chất lượng thấp là hạn chế lớn nhất đối với việc phát triển du lịch của huyện Thạnh Phú. Hệ thống giao thông của huyện nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, ở một số điểm du lịch như: bãi tắm Cồn Bững (xã Thạnh Hải), khu du lịch sinh thái (xã Thạnh Phong) đường sá nhỏ hẹp, xuống cấp, chưa được nâng cấp sửa chữa kịp thời, ảnh hưởng đến việc đi lại của cư dân và du khách. Hệ thống điện, nước, thông tin hiện nay về cơ bản chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển du lịch của huyện.

Thứ ba, Thời gian qua, tuy đã đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế-xã hội, nhưng nhìn chung nền kinh tế của huyện Thạnh Phú vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, quy mô sản xuất nhỏ, lẻ, trình độ công nghệ lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp. Tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp còn cao, chuyển dịch cơ cấu lao động chậm. Hoạt động sản xuất - kinh doanh và đầu tư phát triển chưa sôi động; quy mô các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch nhỏ, lẻ. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, bãi ngang ven biển còn nhiều khó khăn; tình trạng thiếu việc làm còn phổ biến. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội từng lúc, từng nơi còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định.

Những khó khăn, hạn chế nêu trên đang ảnh hưởng tiêu cực đến việc khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện Thạnh Phú để phát triển KT-XH, trong đó có phát triển du lịch.

2.1.3. Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Thạnh Phú giai đoạn 2011-2016

* Tình hình hoạt động du lịch - Khách du lịch

Giai đoạn 2011-2013, lượng du khách đến tham quan du lịch ở huyện Thạnh Phú với số lượng không đáng kể vào khoảng 2.000-3000 người/năm, chủ yếu là người dân trong huyện, các huyện lận cận đến tham quan, tắm biển tại bãi tắm Cồn Bững, xã Thạnh Hải, ngư dân các vùng lận cận tham dự lễ hội nghinh ông Nam Hải.

Ngày 17/01/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre tổ chức lễ khởi công xây dựng dự án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre”, sự kiện đã thu hút hàng ngàn người dân đến tham dự, các kênh truyền thông (báo chí, Đài truyền hình…) đã đưa tin về sự kiện, qua đó tạo nhiều kênh thông tin, quảng bá về hình ảnh, con người huyện Thạnh Phú đến với du khách. Với sự thành công của sự kiện khởi công xây dựng dự án trên, Thạnh Phú đón nhận sự gia tăng đột biến lượng du khách đến tham quan du lịch. Năm 2013, lượng du khách vào khoảng 150.000 người, đến năm 2015 đạt 220.000 người, năm 2016: 250.000 người (bảng 2.1). Trong đó: khách trong tỉnh chiếm: 40%, khách ngoài tỉnh (các tỉnh khu vực ĐBSCL) chiếm 50%, khách các tỉnh khác: 10% (Hình 2.3). Theo khảo sát của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thạnh Phú đối tượng khách du lịch của huyện chủ yếu là người dân khu vực lân cận, các đoàn tham quan, về nguồn, học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu, nhà đầu tư ….với mục đích tham quan, khám phá điểm du lịch mới, thưởng thức hải sản tươi sống, giá rẻ, vui chơi, giải trí và nghiên cứu. Tuy nhiên,

lượng khách du lịch đến Thạnh Phú hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, tài nguyên du lịch của huyện.

10%

40%

Tỉnh Bến Tre

50% Các tỉnh ĐBSCL

Các tỉnh khác

Hinh 2.3 Biểu đồ thành phần khách du lịch huyện Thạnh Phú

(Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thạnh Phú, năm 2016)

- Doanh thu du lịch

Giai đoạn 2011-2013 doanh thu từ hoạt động du lịch của huyện Thạnh Phú đạt tỷ trọng thấp, khoảng 01-02 tỷ đồng/năm, giai đoạn năm 2013-2016, doanh thu du lịch tăng đáng kể từ 22,5 tỷ đồng lên 60 tỷ đồng (bảng 2.1), doanh thu du lịch chủ yếu từ hoạt động vui chơi tắm biển, ăn uống, mua thủy hải sản, quà lưu niệm tại bãi tắm biển Cồn Bững, xã Thạnh Hải. Tuy nhiên, mức đóng góp của lĩnh vực du lịch trong tổng sản phẩm thương mại, dịch vụ và tổng sản phẩm trên địa bàn huyện Thạnh Phú còn thấp, tốc độ tăng trưởng chậm (năm 2016, tổng sản phẩm trên địa bàn huyện đạt 2,723 tỷ đồng, tổng sản phẩm thương mại, dịch vụ đạt 797 tỷ đồng)

Bảng 2.1: Tổng thu du lịch và tổng khách du lịch từ năm 2011 đến năm 2016 tại huyện Thạnh Phú

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 2014 2015 2016 tính

1 Tổng thu từ Tỉ 01 1,8 22,5 34 42,5 60

(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Phú, 2017)

- Cơ sở lưu trú, thời gian lưu trú của du khách

Toàn huyện hiện có 30 cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ), tập trung chủ yếu ở thị trấn Thạnh Phú, xã Đại Điền, Tân Phong, Quới Điền, Giao Thạnh và Thạnh Hải, theo khảo sát của tác giả, tại bãi tắm biển Cồn Bửng hiện có 13 hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ du lịch với quy mô vừa và nhỏ, hiện tại bãi tắm có 06 cơ sở lưu trú, với 70 phòng nghĩ. Các cơ sở lưu trú của huyện Thạnh Phú chỉ đáp ứng cho du khách có nhu cầu ăn uống, nghĩ dưỡng ở mức độ trung bình, đối với du khách có nhu cầu dịch vụ, phục vụ tốt, thì chưa thể đáp ứng, đây là hạn chế lớn về cơ sở vật chất du lịch của huyện.

Mặt khác, theo khảo sát của tác giả, lượng khách du lịch đến Thạnh Phú phần lớn đi về trong ngày, khách lưu trú với số lượng ít, chủ yếu là các đoàn du lịch, các nhà nghiên, các đơn vị khảo sát, đầu tư dịch vụ du lịch… thời gian lưu trú ngắn từ 01 đến 03 ngày, thực tế trên cho thấy, khả năng giữ khách lưu trú của huyện Thạnh Phú rất hạn chế.

- Lao động trong ngành du lịch

Giai đoạn 2011-2013, số lao động tham gia lĩnh vực du lịch ở Thạnh Phú không đáng kể, phần lớn là hộ kinh doanh tại bãi tắm biển Cồn Bững. Giai đoạn 2013-2016, lực lượng lao động này gia tăng mạnh về số lượng, theo thống kê của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thạnh Phú đến cuối năm 2016, lĩnh vực du lịch của huyện có khoảng hơn 550 lao động trực tiếp và gián tiếp tham gia, đa phần là các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch, lực lượng phục vụ, hậu cần...Tuy nhiên hiện nay lực lượng này chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ quản lý, cũng như cách thức phục vụ chuyên nghiệp vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch, chưa mang đến sự hài lòng cho du khách.

* Đánh giá chung về hoạt động du lịch của huyện Thạnh Phú giai đoạn 2011-2016

- Những mặt tích cực:

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhà nước và các chủ trương, chính sách phát triển KT-XH của tỉnh, ngành du lịch của huyện Thạnh Phú có bước phát triển đáng kể, được thể hiện trên một số mặt như sau:

Thứ nhất, Du lịch của huyện Thạnh Phú bước đầu đã có những chuyển biến tích cực, lượng du khách và doanh thu du lịch tăng theo từng năm, nhiều điểm du lịch đang được khai thác để phục vụ du lịch (nhà cổ Huỳnh Phủ, khu di tích đường Hồ Chí Minh trên biển, Lăng ông Nam Hải...), một số doanh nghiệp, công ty lữ hành đã bắt đầu đầu tư, khai thác các tài nguyên du lịch, xây dựng tuyến, tour du lịch đến Thạnh Phú.

Thứ hai, Với lợi thế bờ biển dài, nguyên sơ, diện tích rừng ngập mặn lớn, có giá trị cao về mặt sinh thái và hệ sinh quyển, các điểm du lịch, di tích, được đánh giá mang tính lịch sử, tâm linh sâu sắc, nguồn thủy hải sản phong phú, dồi dào, giá rẻ... là điều kiện thuận lợi cho huyện Thạnh Phú phát triển loại hình du lịch sinh thái, vui chơi giải trí và du lịch văn hóa, lịch sử tâm linh.

Thứ ba, Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất- kỷ thuật phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú từng bước được đầu tư, các dự án phát triển hệ thống giao thông, điện, nước và thông tin liên lạc; các dự án xây dựng nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi...đang được Nhà nước, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

- Những vấn đề đặt ra:

Thạnh Phú có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch, nhưng trong quá trình phát triển, hoạt động du lịch ở huyện đã bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế cần khắc phục:

Thứ nhất, Thạnh Phú chưa tạo được thương hiệu du lịch của huyện; chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao; loại hình du lịch chưa phong phú, đa

dạng, chưa có loại hình du lịch độc đáo, đặc thù; lực lượng lao động ngành du lịch của huyện chất lượng còn hạn chế, thiếu lực lượng quản lý, phục vụ chuyên nghiệp.

Thứ hai, Các điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, được xây dựng ở dạng sơ khai, cơ bản chỉ đáp ứng du khách có nhu cầu dịch vụ mức trung bình. Thạnh Phú còn thiếu các cơ sở, dịch vụ du lịch chất lượng, nhất là các khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm...

để thu hút nhiều thành phần khách du lịch đến tham quan, du lịch tại huyện.

Thứ ba, Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch ởhuyện Thạnh Phú chỉ mới chú trọng đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên thu lợi trước mắt, chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ để phát triển bền vững.

Theo tác giả, hiện nay, lợi thế lớn nhất của du lịch Thạnh Phú là các di tích văn hóa, lịch sử tâm linh, hoạt động vui chơi giải trí tắm biển, thưởng thức thủy hải sản tươi sống, với giá rẻ tại bãi tắm Cồn Bững. Tuy nhiên lợi thế này chưa được khái thác, phát huy tạo thành thế mạnh thúc đẩy du lịch của huyện phát triển; mặt khác việc đầu tư, khai thác, các điểm du lịch cũng như liên kết, liên vùng trong phát triển du lịch chưa được chính quyền địa phương quan tâm đúng mức.

Bên cạnh đó, do hiện tượng xâm thực ngày càng sâu của nước biển, làm xói mòn diện tích lớn đất bãi bồi tại khu vực Cồn Bững, hiện dọc bãi tắm chưa được xây dựng bờ kè kiên cố để chắn sóng; cũng như tạo lối di thông thoáng cho khách du lịch. Mặt khác các công trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng du lịch đã được phê duyệt nhưng tiến độ thực hiện chậm, nguồn vốn phân bổ thấp, khả năng huy động nguồn xã hội hóa còn hạn chế. Hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trên bãi biển nhiều bấp cập, hiện tượng rác thải, ô nhiễm môi trường còn diễn ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và tâm lý của du khách. Hoạt động kinh

doanh du lịch đôi lúc vẫn diễn ra phức tạp, nhất là trình trạng tăng giá, chèo kéo, đeo bám khách du lịch.

Thứ tư, Các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn huyện Thạnh Phú chưa được quan tâm bảo tồn, trùng tu, tôn tạo đúng mức, nhiều di tích đã xuống cấp, hư hỏng chưa được đầu tư nâng cấp; công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch của chính quyền địa phương còn hạn chế, công tác quy hoạch, định hướng phát triển du lịch, quy hoạch quỹ đất, không gian phát triển du lịch thực hiện còn chậm.

Thứ năm, Trình độ dân trí của cộng đồng dân cư ở các vùng du lịch không cao, nhận thức về lợi ích của kinh tế du lịch còn hạn chế nên việc chuyển biến về văn hóa ứng xử, thái độ giao tiếp của người dân ở vùng du lịch đối với du khách chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong môi trường cạnh tranh hiện nay.

Những vấn đề nêu trên đang đặc ra nhiều thách thức, đòi hỏi các cơ quan chức năng của Thạnh Phú cần có những giải pháp khắc phục cụ thể trong thời gian tới, để tạo điều kiện cho du lịch ở huyện phát triển.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú giai đoạn 2011-2016

2.2.1. Thực trạng thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước liên quan đến hoạt động du lịch và ban hành các văn bản, chính sách phát triển du lịch mang tính đặc thù của địa phương

Luật Du lịch đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch... Luật Du lịch ra đời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch trong quá trình hội nhập. Những quy định trong Luật Du lịch về cơ bản đã tiếp cận được với Luật Du lịch của nhiều nước trên thế giới, tạo nên những nền tảng vững chắc để thu hút các doanh nghiệp du lịch nước ngoài đầu tư, hợp tác kinh doanh, đồng thời thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến

tham quan, du lịch tại nước ta. Để Luật Du lịch đi vào đời sống, UBND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)