Vai trò của quản lý nhà nước về du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về du lịch

* Vai trò định hướng

- Nhà nước thực hiện chức năng hoạch định để định hướng hoạt động

du lịch, bao gồm các nội dung cơ bản là hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch, phân tích và xây dựng các chính sách du lịch, quy hoạch

và định hướng chiến lược phát triển thị trường, xây dựng hệ thống luật pháp có liên quan tới du lịch. Xác lập các chương trình, dự án cụ thể hóa chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển du lịch

- Thiết lập khuôn khổ pháp lý thông qua việc ban hành và tổ chức

thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch, tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động du lịch.

- Chức năng hoạch định giúp cho các doanh nghiệp du lịch có phương

hướng hình thành phương án chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Nó vừa giúp tạo lập môi trường kinh doanh, vừa cho phép Nhà nước có thể kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh du lịch trên thị trường.

* Vai trò tổ chức và phối hợp

- Nhà nước bằng việc tạo lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý

về du lịch, sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lược, quy hoạch, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật,... đồng thời sử dụng sức mạnh của bộ máy tổ chức để thực hiện những vấn đề thuộc về quản lý nhà nước, nhằm đưa chính sách phù hợp về du lịch vào thực tiễn, biến quy hoạch, kế hoạch thành hiện thực, tạo điều kiện cho du lịch phát triển.

- Hình thành cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa cơ quan quản lý nhà

nước về du lịch với các cấp trong hệ thống tổ chức quản lý du lịch của trung ương, tỉnh (thành phố), và huyện (quận, thị xã).

- Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn

nhân lực du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc trong hoạt động du lịch.

* Vai trò điều tiết các hoạt động du lịch và can thiệp thị trường

Nhà nước là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng, khuyến khích và đảm bảo bằng pháp luật cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền. Để thực hiện chức

năng này, một mặt, Nhà nước hướng dẫn, kích thích các doanh nghiệp du lịch hoạt động theo định hướng đã vạch ra, mặt khác, Nhà nước phải can thiệp, điều tiết thị trường khi cần thiết để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Trong hoạt động kinh doanh du lịch ở nước ta hiện nay, cạnh tranh chưa bình đẳng, không lành mạnh là một trong những vấn đề gây trở ngại lớn cho quá trình phát triển ngành. Do vậy, Nhà nước phải có vai trò điều tiết mạnh.

* Vai trò giám sát

- Nhà nước giám sát hoạt động của mọi chủ thể kinh doanh du lịch cũng như chế độ quản lý của các chủ thể đó (về các mặt đăng ký kinh doanh, phương án sản phẩm, chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, môi trường

ô nhiễm, cơ chế quản lý kinh doanh, nghĩa vụ nộp thuế...).

- Phát hiện những lệch lạc, nguy cơ chệch hướng hoặc vi phạm pháp

luật và các quy định của Nhà nước, từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh thích hợp nhằm tăng cường hiệu quả của quản lý nhà nước về du lịch.

- Nhà nước phải kiểm tra, đánh giá hệ thống tổ chức quản lý du lịch

của Nhà nước cũng như năng lực của đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước về du lịch để đảm bảo hệ thống này hoạt động thông suốt và hiệu quả

[19]

1.2.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc về du lịch của chính quyền cấp huyện

Để thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững, đảm bảo các mục tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường,...ở mỗi địa phương thì quản lý nhà nước về du lịch là đòi hỏi khách quan và hết sức cần thiết.

Căn cứ Điều 10, chương 1, Luật Du lịch số 44/2005/QH11 có thể trình bày nội dung quản lý nhà nước của chính quyền cấp huyện, cụ thể [15] như sau:

Một là, tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước liên quan đến hoạt động du lịch và ban hành các văn bản, chính

sách phát triển du lịch mang tính đặc thù của địa phương

Để phát triển du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế của địa phương, chính quyền cấp huyện, cụ thể là Ủy ban nhân dân huyện (UBND) phải tích cực cải thiện môi trường pháp lý, môi trường đầu tư và kinh doanh thông qua việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật chung của Nhà nước về phát triển du lịch phù hợp với điều kiện ở địa phương. Đồng thời, nghiên cứu và ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền mang tính đặc thù ở địa phương như chính sách khuyến khích đầu tư, thực hiện đầy đủ chính sách ưu đãi,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo sự an tâm, tin tưởng cho các tổ chức, cá nhân khi bỏ vốn đầu tư kinh doanh du lịch trên địa bàn. Bên cạnh đó, chính quyền cấp huyện cần tiếp tục thực hiện cải cách hành chính ở địa phương theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả. Tiếp tục thực hiện cơ chế một cửa trong đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh... Thực hiện chuẩn hóa các thủ tục hành chính theo tinh thần triệt để tuân thủ pháp luật, công khai, minh bạch, thuận tiện.

Mặt khác, hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển du lịch. Vì vậy, chính quyền cấp huyện cần có chính sách ưu tiên, kêu gọi hỗ trợ cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch tại các khu, điểm du lịch như: mở đường giao thông, xây dựng hệ thống điện, cung cấp nước sạch, phát triển hệ thống thông tin liên lạc, hỗ trợ trong việc tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử, các công trình kiến trúc, cảnh quan du lịch... Ngoài ra, chính quyền cấp huyện cần phải đảm bảo bình ổn giá cả tiêu dùng và dịch vụ du lịch, cần sử dụng linh hoạt các công cụ quản lý nhằm hạn chế tình trạng nâng giá, ép giá, trong hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương. Du lịch là khâu đột phá kích thích sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực và cũng là lĩnh vực tạo ra lợi nhuận cao. Vì vậy, phải có chính sách hợp lý để hướng các doanh nghiệp sử dụng nguồn lợi nhuận thu được tiếp tục đầu tư cho sự phát triển lâu dài và bền vững, khai thác hợp lý tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương.

Hai là, thực hiện và phối hợp xây dựng, công khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn huyện

Thực hiện và phối hợp với các ngành chức năng tỉnh xây dựng và công khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch là một trong những nội dung quản lý nhà nước có tính quyết định đối với sự phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

Trong hoạt động kinh doanh du lịch, mục tiêu cuối cùng của các đơn vị kinh doanh là lợi nhuận. Do đó, nếu không được định hướng phát triển đúng sẽ gây ra lãng phí, kém hiệu quả do không phù hợp với nhu cầu thị trường và thực tế phát triển của địa phương, nhất là các hoạt động đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng các khu, điểm du lịch,... hoặc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất như các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ... Vì thế, chính quyền cấp huyện phải hết sức quan tâm đến việc xây dựng và công khai kịp thời các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của địa phương

Ba là, Tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, trong hoạt động du lịch và công tác quản lý nhà nước giữa huyện với các địa phương.

Nâng cao tính liên kết là một điều kiện tất yếu để phát triển bền vững ngành du lịch trong giai đoạn hiện nay, bao gồm tính liên ngành, liên vùng,. Sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp du lịch, liên kết giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước cũng sẽ tạo nên một môi trường, cơ chế kinh doanh thuận lợi, công bằng. Để đạt được điều này, chính quyền cấp huyện thống nhất và luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ, liên hệ mật thiết với nhau trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch; thực hiện nguyên tắc và các cơ chế, chính sách phát triển du lịch ở địa phương đảm bảo đạt hiệu lực, hiệu quả.

Bốn là, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch.

Cũng như trong các lĩnh vực, ngành nghề khác, chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của lĩnh

vực này. Để hoạt động du lịch của huyện phát triển, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch cần được quan tâm thực hiện thường xuyên. Đặc biệt, trên cơ sở tiềm năng phát triển du lịch của địa phương, chính quyền cấp huyện cần phải có chiến lược, kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý về du lịch có như vậy mới khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Năm là, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch

Sự phát triển nhanh của du lịch sẽ làm phát sinh các hành vi tiêu cực như khai thác quá mức các công trình, khu, điểm du lịch, làm ô nhiễm môi trường sinh thái, những hoạt động kinh doanh du lịch trái với bản sắc văn hóa của địa phương... Do đó, các cấp chính quyền từ huyện đến xã phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với hoạt động phát triển du lịch để phòng ngừa hoặc ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu cực có thể xảy ra. Để thực hiện tốt nội dung này, chính quyền các cấp cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và những quy định của tỉnh, huyện về đầu tư khai thác các khu, điểm du lịch trên địa bàn; thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo đăng ký kinh doanh, nhất là những hoạt động kinh doanh có điều kiện như: kinh doanh lưu trú, kinh doanh các dịch vui chơi, giải trí,...; đồng thời cần xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về du lịch trên địa bàn huyện.

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về du lịch ở một số tỉnh, thành phố

1.3.1. Kinh nghiệm của Thành phố Cần Thơ

Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, phía Bắc giáp tỉnh An Giang và Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang và Bạc Liêu. Thành phố Cần Thơ có diện tích tự nhiên là 1.409,0 km2 và dân số khoảng 1,4 triệu

người (năm 2015). Với vị trí trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thành phố Cần Thơ có hệ thống giao thông thủy, bộ khá thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh trong vùng; với địa bàn trọng điểm kinh tế phía Nam, ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong vùng ĐBSCL, thành phố Cần Thơ được ví như “đô thị miền sông nước”. Cần Thơ có hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông. Các cù lao như: Tân Lộc, cồn Sơn, cồn Khương, cồn Âu... trên sông Hậu hết sức độc đáo để phát triển loại hình du lịch sông nước.

Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, thành phố Cần Thơ đã xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng được ưu tiên phát triển. Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về du lịch của thành phố Cần Thơ đã có nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch trên địa bàn, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, doanh thu, số lượng du khách,... năm sau luôn tăng hơn năm trước. Doanh thu du lịch của thành phố năm 2014 đạt 1.200 tỷ đồng tăng gần 1,8 lần so với năm 2010 (khoảng 650 tỷ đồng), số khách lưu trú năm 2014 gần 1,37 triệu người, tăng 55% so với thời điểm năm 2010 (hơn 880 ngàn lượt).

Để đạt được những kết quả tích cực nói trên về phát triển du lịch, thành phố Cần Thơ đã thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước chủ yếu sau: Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch (với chính sách cởi mở và khuyến khích đầu tư, thành phố Cần Thơ đã thu hút được nhiều dự án đầu tư phát triển các khu du lịch, đã hình thành được nhiều khu, điểm du lịch mới tạo thành chuỗi các điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng...); bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cho từng giai đoạn phù hợp với xu thế phát triển chung hiện nay và những năm tiếp theo, xác định du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long và du lịch văn hóa là hướng đột phá trong chiến lược phát triển du lịch của thành phố; tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến,

quảng bá du lịch, tăng cường việc liên doanh, liên kết trong và ngoài nước; ưu tiên hỗ trợ cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật du lịch; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước nói chung và cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu mới [30].

1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Cà Mau

Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, có 3 mặt giáp biển với 254 km bờ biển. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông, phía Tây và Tây Nam giáp vịnh Thái Lan. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 5.294,9 km2; dân số khoảng 1,2 triệu người (năm 2015). Cà Mau có nhiều sông ngòi và kênh rạch chằng chịt nên đi lại và vận chuyển bằng tàu, thuyền rất thuận lợi. Thành phố Cà Mau (thuộc tỉnh Cà Mau) cách Thành phố Cần Thơ 179 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km; tỉnh Cà Mau có các công trình trọng điểm như: cảng biển quốc tế Năm Căn, các cảng cá, sân bay Cà Mau,... tỉnh có 2 Vườn Quốc gia, đó là Vườn quốc gia Mũi Cà Mau với diện tích tự nhiên 42.000 ha và Vườn quốc gia U Minh Hạ với diện tích 8.286 ha. Ở đây đã quy hoạch và thực hiện đầu tư, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch sinh thái. Mặt khác, Cà Mau nằm trong hành lang phát triển kinh tế phía Nam của Chương trình hợp tác phát triển các nước tiểu vùng sông Mê Kông (GMS), có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế với các nước ASEAN. Do vậy, hợp tác và hội nhập là chiến lược quan trọng đối với du lịch Cà Mau.

Du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau. Trong những năm qua, với sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các ngành, các cấp trong tỉnh, ngành du lịch Cà Mau đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH. Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, phong phú hơn, nhiều điểm du lịch hoạt động có hiệu quả như: khu du lịch Mũi Cà Mau, khu du lịch Hòn Đá Bạc, Vườn sưu tập động vật hệ sinh thái rừng tràm lâm - ngư

trường sông Trẹm, khu du lịch Lý Thanh Long, Vườn chim trong lòng thành phố Cà Mau... Du lịch ở Cà Mau được tập trung phát triển theo hướng du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)