Kinh nghiệm của thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 40 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm của thành phố Cần Thơ

Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, phía Bắc giáp tỉnh An Giang và Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang và Bạc Liêu. Thành phố Cần Thơ có diện tích tự nhiên là 1.409,0 km2 và dân số khoảng 1,4 triệu

người (năm 2015). Với vị trí trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thành phố Cần Thơ có hệ thống giao thông thủy, bộ khá thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh trong vùng; với địa bàn trọng điểm kinh tế phía Nam, ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong vùng ĐBSCL, thành phố Cần Thơ được ví như “đô thị miền sông nước”. Cần Thơ có hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông. Các cù lao như: Tân Lộc, cồn Sơn, cồn Khương, cồn Âu... trên sông Hậu hết sức độc đáo để phát triển loại hình du lịch sông nước.

Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, thành phố Cần Thơ đã xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng được ưu tiên phát triển. Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về du lịch của thành phố Cần Thơ đã có nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch trên địa bàn, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, doanh thu, số lượng du khách,... năm sau luôn tăng hơn năm trước. Doanh thu du lịch của thành phố năm 2014 đạt 1.200 tỷ đồng tăng gần 1,8 lần so với năm 2010 (khoảng 650 tỷ đồng), số khách lưu trú năm 2014 gần 1,37 triệu người, tăng 55% so với thời điểm năm 2010 (hơn 880 ngàn lượt).

Để đạt được những kết quả tích cực nói trên về phát triển du lịch, thành phố Cần Thơ đã thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước chủ yếu sau: Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch (với chính sách cởi mở và khuyến khích đầu tư, thành phố Cần Thơ đã thu hút được nhiều dự án đầu tư phát triển các khu du lịch, đã hình thành được nhiều khu, điểm du lịch mới tạo thành chuỗi các điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng...); bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cho từng giai đoạn phù hợp với xu thế phát triển chung hiện nay và những năm tiếp theo, xác định du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long và du lịch văn hóa là hướng đột phá trong chiến lược phát triển du lịch của thành phố; tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến,

quảng bá du lịch, tăng cường việc liên doanh, liên kết trong và ngoài nước; ưu tiên hỗ trợ cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật du lịch; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước nói chung và cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu mới [30].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)