Bài học kinh nghiệm cho huyện Thạnh Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 44 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Thạnh Phú

Từ kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học cho huyện Thạnh Phú như sau:

Một là, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển

Ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng hoặc là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy kinh tế- xã hội của địa phương phát triển. Các tỉnh, thành phố này đều có quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch và các chính sách nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển du lịch. Việc xây dựng quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch và các chính sách phát triển du lịch phải đồng đồng bộ, thống nhất và có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, huyện phải quan tâm đến việc đầu tư phát triển kết cầu hạ tầng, cơ sở vất chất- kỹ thuật du lịch trên địa bàn huyện.

Hai là, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách

Hiện nay, nhu cầu của khách du lịch ngày càng phong phú, đa dạng. Vì vậy, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách là một tất yếu cần được thực hiện tốt.

Ba là, thực hiện công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch

Các ngành, các cơ quan thông tin truyền thông cần phải dẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức

nhà nước và người dân về phát triển du lịch, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.

Bốn là, tăng cường kêu gọi đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng du lịch

Với mục tiêu đã xác định như “xây dựng Thạnh Phú thành trung tâm du lịch của tỉnh, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Thạnh Phú’’, huyện cần chú trọng đầu tư và kêu gọi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, vật chất kỷ thuật phục vụ du lịch (giao thông, cơ sở luu trú, cơ sở dịch vụ, công trình vui chơi giải trí...), xây dựng cơ chế, chính sách thông thoáng, tăng cường cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục để thu hút và tạo ra các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch.

Năm là, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp với nhau để phát triển du lịch

Liên kết, hợp tác trong du lịch giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp du lịch với nhau để cùng phát triển trở nên cần thiết hơn bao giờ hết đối với du lịch Thạnh Phú. Việc liên kết, hợp tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành các tour, tuyến du lịch và trong việc thực hiện xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch,... để thu hút du khách.

Sáu là, quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch của địa phương

Quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức cán bộ, viên chức quản lý nhà nước về du lịch, đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ du lịch. Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú phải mang tính toàn diện, từ cán bộ quản lý đến nhân viên đều phải được trang bị đầy đủ kiến thức về du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch ngày càng cao.

Bảy là, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch, đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát về du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch

Chính quyền từ huyện đến xã cần phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý du lịch, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa du lịch và các lĩnh vực liên quan, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh du lịch, đồng thời làm tốt việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hình thành khung lý thuyết, cơ sở lý luận quản lý nhà nước về du lịch, làm rõ các khái niệm du lịch, các loại hình du lịch, vai trò, yếu tố tác động đến du lịch, làm rõ khái niệm quản lý nhà nước về du lịch, hệ thống, khái quát đặc điểm, vai trò nội dung quản lý nhà nước về du lịch của chính quyền cấp huyện, những kinh nghiệm của các địa phương và bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của UBND huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

Qua việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương cho thấy sự thành công trong việc đổi mới, tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, phát triển du lịch, trên cơ sở kinh nghiệm của các địa phương, huyện Thạnh Phú cần đánh giá cụ thể thực trạng, xây dựng phương hướng, biện pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Khung lý thuyết nêu trên là những cơ sở lý luận và căn cứ quan trọng để luận văn nghiên cứu, làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BỀN TRE

2.1. Điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của huyện Thạnh Phú tác động đến du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)